Phân bố và vị trí phân loại của ong nộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học phân tử (ADN ty thể) của các quần thể ong nội apis cerana fabricius phân bố ở việt nam (Trang 34 - 36)

Loài ong nội Apis cerana Fabricius 1793 có vùng phân bố tự nhiên từ Viễn Đông (Nga) sang Pakistan qua ấn độ tới Đông Timor (hình PL6.1. phụ lục 6) (Crane E., 1990[40]; Hepburn H. R. et al., 2001[59]; Matsuka M. et al., 2004[72]; Ruttner F., 1988[97]).

Theo Michenner C. D. (2000)[74] loài ong nội Apis cerana có vị trí trong hệ thống phân loại nh− sau:

Ngành chân đốt (Arthropoda),

ƒ Lớp côn trùng (Insecta),

Bộ Cánh màng (Hymenoptera),

o Họ ong mật (Apidae),

ƒ Tộc (Apini),

Chi (giống) (Apis),

ở đây chúng tôi sử dụng phân loại ong ở mức Chi (genus) d−ới tộc (tribe) và trên mức loài (species) đ−ợc gọi là "Chi" mà không dùng từ "Giống" để tránh sự nhầm lẫn với thuật ngữ "Giống" sản xuất ong mật.

1.2.2.2 Nghiên cứu trong n−ớc về hình thái ong nội

Một câu hỏi đặt ra ở mức phân loại d−ới loài (subspecies) hay các chủng nòi (race or strain) hoặc dạng sinh thái (ecotype) khác nhau của loài ong nội ra sao thì ở trong n−ớc vẫn còn bỏ ngỏ, mới chỉ có một số công trình nghiên cứu về hình thái của ong nội tại các địa ph−ơng khác nhau của Việt Nam đ−ợc công bố bởi Lê Đình Thái và Nguyễn Văn Niệm (1980)[20] và Nguyễn Văn Niệm (1991)[14]). Các tác giả trên đã kết luận rằng ong mật Apis

cerana Fabricius ở miền Bắc và miền Trung có kích th−ớc cơ thể lớn hơn ong mật Apis cerana Fabricius ở miền Nam.

Một số nhà khoa học ngành ong ở trong n−ớc đã mặc nhiên công nhận có hai phân loài ong nội ở Việt Nam: phân loài thứ nhất ở miền Bắc là A. c.

cerana và còn phân loài thứ hai ở miền Nam là A. c. indica (Phùng Hữu

Chính, 1996[5]; Nguyễn Văn Niệm, 1991[14]; Nguyễn Văn Niệm, 2001[15]) là do dựa vào kết quả phân tích của Ruttner F. (1988)[97] với số l−ợng mẫu rất ít (chỉ 1 địa điểm ở Hoà bình) mà ch−a có dịp kiểm chứng. Theo kết quả nghiên cứu điều tra và phân tích thống kê bằng phân tích đa biến Statictica 6.0 (Thai P. H., 2003)[116] thì phân loài A. c. cerana chỉ có thể tồn tại ở vùng Tuyên Quang - Cao Bằng chứ không phải phân định từ đèo Hải Vân trở ra. Kết luận này mặc dầu có tính cụ thể hơn về giới hạn phân bố nh−ng vẫn thiếu sự so sánh với mẫu chuẩn của phân loài ong mật A. c. cerana. Điều này cần giải quyết bằng phân tích sinh học phân tử hoặc so sánh hình thái với mẫu chuẩn.

1.2.2 Nghiên cứu sinh học phân tử đối với ong nội 1.2.1.1 Sơ l−ợc về sinh học phân tử và ứng dụng của nó 1.2.1.1 Sơ l−ợc về sinh học phân tử và ứng dụng của nó

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học phân tử (ADN ty thể) của các quần thể ong nội apis cerana fabricius phân bố ở việt nam (Trang 34 - 36)