Nội dung vμ Ph−ơng pháp nghiên cứu
2.2.2.1 Địa điểm điều tra, thu thập
Hình 2.1. Khu vực điều tra ong nội Apis cerana Fabricius ở Việt Nam
Theo cảnh quan, địa hình thì phần lãnh thổ n−ớc ta đ−ợc chia thành: cảnh quan vùng núi, cảnh quan vùng đồi, cảnh quan vùng đồng bằng, cảnh quan vùng đồng bằng thấp ven biển. Theo hệ sinh thái rừng thì n−ớc ta đ−ợc
chia thành 2 vùng là: rừng á nhiệt đới miền Bắc và rừng thuần nhiệt đới miền Nam. Các nhà sinh vật chia Việt Nam thành 5 vùng địa sinh học (Biogeography) là vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ - Tây Nguyên và Nam Bộ (Phạm Bình Quyền, 2002)[18].
Nh−ng do đặc thù quản lý của ngành ong n−ớc ta, kết hợp với sự phân bố giả định loài ong nội của Hepburn H. R. et al. (2001)[59], nên ở đề tài này chúng tôi tiến hành điều tra theo địa điểm để thu thập nguồn gen đa dạng của ong nội gồm các khu vực sau:
Khu vực 1: Các điểm điều tra tại các tỉnh biên giới phía Bắc
o Điều tra, thu thập tại 20 điểm phía Bắc trong tháng 8-9 năm 2003, gồm: Đầm Hà, Bình Liêu (Quảng Ninh); Đình Lập, Văn Lãng (Lạng Sơn); Đông Khê, Nguyên Bình, Bảo Lạc (Cao Bằng); Ba Bể (Bắc Kạn); Na Hang (Tuyên Quang); Phú L−ơng (Thái Nguyên); Đồng Văn (Hà Giang); Bảo Yên, Bảo Thắng, Sa Pa (Lào Cai); Nghĩa Lộ, Mù Căng Chải (Yên Bái); M−ờng Lay, Tủa Chùa (Điện Biên); Yên Châu, Mộc Châu (Sơn La).
o Riêng địa điểm Mộc Châu (Sơn La) đ−ợc điều tra bổ sung vào tháng 6 năm 2005 để phân tích cùng với các địa điểm thuộc phân tuyến 200 km dọc theo vĩ tuyến bắc từ Bắc vào Nam.
Khu vực 2: Một số đảo lớn thuộc vịnh Bắc Bộ
o Điều tra, thu thập tại 13 địa điểm là các đảo lớn thuộc vịnh Bắc bộ trong năm 2004, bao gồm: Móng Cái, Trà Cổ, đảo Vĩnh Thực, đảo Cái Chiên, đảo Sậu Nam, đảo Soi Nhụ, đảo Cái Bầu, đảo Trà Ngọ, đảo Ba Mùn, đảo Thanh Lân, đảo Cô Tô, đảo Trà Bản, đảo Ngọc Vừng đều thuộc tỉnh Quảng Ninh; đảo Cát Bà (Hải Phòng). Khu vực 3: Các tỉnh thuộc vùng núi dãy Tr−ờng Sơn - biên giới Campuchia (bao gồm: dãy Tr−ờng Sơn Bắc, phía Tây dãy Tr−ờng Sơn Nam, dọc biên giới Tây Nam với Campuchia)
o Điều tra, thu thập vào tháng 8 năm 2005 tại 16 điểm: Nghĩa Đàn, Đô L−ơng (Nghệ An), H−ơng Khê (Hà Tĩnh), Minh Hoá (Quảng Bình), H−ớng Hoá (Quảng Trị), A L−ới (Thừa Thiên Huế), Ph−ớc Sơn (Quảng Nam), Ngọc Hồi (Kon Tum), Đức Cơ (Gia Lai), Buôn Đôn (Đắk Lắk), Đắk Mil (Đắc Nông), Lộc Ninh (Bình Ph−ớc), Tân Biên (Tây Ninh), Mộc Hoá (Long An), Tịnh Biên (An Giang), Phú Quốc (Kiên Giang).
Khu vực 4: Các tỉnh thuộc vùng ven biển và đảo từ Đà Nẵng tới Cà Mau (bao gồm: Đông dãy Tr−ờng Sơn Nam, Đông Nam đồng bằng sông Cửu Long và các đảo lớn từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Cà Mau)
o Điều tra, thu thập tại Đức Phổ (Quảng Ngãi), Hoài Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Bảo Lộc, Đà Lạt (Lâm Đồng), Quận 7 (thành phố Hồ Chí Minh), Giồng Trôm (Bến Tre), Châu Thành (Cần Thơ), Bán đảo Cà Mau (Cà Mau), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) đ−ợc thực hiện vào tháng 12 năm 2002. Các đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Phú Quý (Bình Thuận) đ−ợc điều tra bổ sung vào tháng 9 năm 2005 Sở dĩ chúng tôi tiến hành điều tra theo các khu vực nh− vậy là vì:
Khu vực 1 là vùng núi có địa hình phức tạp, có nhiều dãy núi có độ cao lớn, với các vòng cung khác nhau chia cắt địa hình và tiếp giáp với biên giới phía Bắc.
Khu vực 2 đảo vịnh Bắc Bộ là địa hình núi đá vôi riêng rẽ và cách ly bởi n−ớc biển, đây chính là cơ hội để tạo ra các quần thể địa lý khác nhau.
Riêng khu vực 3 và khu vực 4: Từ vĩ độ 20° đến vĩ độ 8°35’, địa hình khá phức tạp (dãy Tr−ờng Sơn chia dọc từ vĩ độ 20° đến vĩ độ 11°5’ thành 2 phần; đồng thời đồng bằng sông Cửu Long cũng chia dọc thành 2 phần là vùng ngập n−ớc và vùng khô từ vĩ độ 11°5’; kinh đông 107°4’ đến vĩ độ 9°57’; kinh độ 105°9’ (hình PL 6.5, hình PL 6.6 và bảng PL 6.1 thuộc Phụ lục
6) đã ảnh h−ởng đến khả năng di c− tự nhiên của quần thể ong mật và di chuyển do con ng−ời theo tuyến giao thông. Do đó, chúng tôi phải chia ra 2 tuyến điều tra là khu vực 3 nằm ở phía Tây của dãy Tr−ờng Sơn và phía Tây Nam của đồng bằng sông Cửu Long (vùng ngập n−ớc) dọc theo vĩ độ 11°5’ (Vĩnh An, tỉnh Đồng Nai) đến vĩ độ 9°57’ (Rạch Giá, Kiên Giang) kéo dài qua đảo Phú Quốc (Kiên Giang); còn khu vực 4 nằm ở phía đông của dãy Tr−ờng Sơn từ vĩ độ 16°12’ (dãy Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế) qua phía Đông Nam của đồng bằng sông Cửu Long (vùng khô) kéo dài đến tận vĩ độ 8°35’.