Ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện t−ợng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái Redsindhy

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng khả năng sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái redsindhy nuôi tại nông trường hữu nghị việt nam mông cổ, ba vì (Trang 65 - 95)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện t−ợng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái Redsindhy

rối loạn sinh sản trên đàn bò cái Redsindhy

Qua kết quả khảo sát thực tế một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của đàn bò Lai F1 Hà- ấn và đàn Redsindhy thuần, chúng tôi nhận thấy rằng năng suất sinh sản của cả hai đàn còn thấp, đặc biệt là ở đàn cái Redsindhy thuần chủng, tỷ lệ chậm sinh, vô sinh tạm thời, vô sinh vĩnh viễn và viêm nhiễm đ−ờng sinh dục rất cao, khoảng cách giữa hai lứa đẻ kéo dài, thời gian động dục lại sau đẻ lớn, tỷ lệ đẻ toàn đàn thấp... Từ đó hạn chế sức sinh sản của đàn bò nuôi tại nông tr−ờng Việt – Mông, gây nên tốc độ phát triển đàn, tốc độ sản xuất con giống chậm làm ảnh h−ởng tới các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật, giảm hiệu quả sản xuất chăn nuôi. Mặc dù tr−ớc đây tại nông tr−ờng Việt – Mông, chúng tôi đã áp dụng những biện pháp tổng hợp để giải quyết vấn đề sinh sản cho dàn gia súc nh−ng khả năng sinh sản của đàn bò cái vẫn ch−a đ−ợc nâng lên rõ rệt. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành khám lâm sàng cơ quan sinh dục qua trực tràng để xác định tử cung buồng trứng kết hợp đánh giá thể trạng của những bò cái rối loạn sinh sản, định l−ợng progesterone của nhóm bò rối loạn sinh sản và bình th−ờng bằng kỹ thuật EIA – P4, sử dụng một số hormone và chế phẩm hormone cho các đối t−ợng bò chậm động dục theo các nguyên nhân khác nhau.

Điều trị viêm tử cung- âm đạo bằng các phác đồ điều trị khác nhau và thụt rửa sớm cho bò sau khi đẻ bằng dung dịch kháng khuẩn Iodine 0,1 – 0,2%.

4.2.1. Kết quả định l−ợng progesterone ở bò cái có rối loạn sinh sản và bình th−ờng Qua thăm khám sản khoa để xác định số bò rối loạn sinh sản, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu máu của hai nhóm bò: Bình th−ờng và rối loạn sinh sản vào các ngày 0, 5, 10, 15 và 20. Mẫu máu đ−ợc phân tích để xác định nồng độ progesterone trong máu của hai nhóm bò trên. Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.11 Qua kết quả trình bày ở bảng 4.11 chúng tôi thấy:

- ở nhóm 1( n=5) là nhóm bò có chu kỳ động dục bình th−ờng hàm l−ợng P4 dao động từ 0,16 – 1,05 ng/ml, t−ơng ứng với các thời điểm lấy mẫu là 0,16; 0,47; 1,05; 1,05; 0,21.

- ở nhóm 2 (n= 3), ở 5 thời điểm lấy mẫu hàm l−ợng progesterone luôn duy trì ở mức cao, dao động từ 1,40 – 1,57 ng/ml. Nhóm bò này đ−ợc xác định là có thể vàng tồn l−u bệnh lý, hàm l−ợng P4 trong máu của nhóm bò này luôn duy trì ở mức lớn hơn 1,0 ng/ml.

- ở nhóm 3 (n= 3), chúng tôi thấy hàm l−ợng P4 dao động từ 0,41 – 0,54 ng/ml. Nhóm bò này đ−ợc xác định là có u nang buồng trứng. Hàm l−ợng P4 trong máu của chúng luôn duy trì ở mức thấp hơn 0,55ng/ml.

- Nhóm 4 (n= 6) chúng tôi thấy ở 5 thời điểm lấy mẫu hàm l−ợng progesterone luôn duy trì ở mức thấp, dao động từ 0,09 – 0,16ng/ml. Nhóm bò này đ−ợc xác định có buồng trứng kém phát triển.

Kết quả xác định hàm l−ợng P4 trong thí nghiệm của chúng tôi đ−ợc minh hoạ ở đồ thị 4.1

Nh− vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các kết quả của các tác giả Nakao và Cs, 1982 [53], Tăng Xuân L−u và Cs, 2003 [21] khi nghiên cứu trên bò h−ớng sữa.

Bảng 4.11. Kết quả định l−ợng Progesterone

-67-

Hàm l−ợng progesterone (ng/ml)

Chỉ tiêu

Nhóm bò

n (con) Ngày 0 Ngày 5 Ngày 10 Ngày 15 Ngày 20

Nhóm bò bình th−ờng 5 0,16 ± 0,33 0,47 ± 0,45 1,05 ± 0,25 1,05 ± 0,43 0,21 ± 0,46 Nhóm bò buồng trứng có thể vàng 6 1,40 ± 0,51 1,48 ± 0,47 1,57 ± 0,26 1,51 ± 0,42 1,53 ± 0,37 Nhóm bò buồng trứng có u nang trứng 3 0,41 ± 0,48 0,45 ± 0,39 0,51 ± 0,51 0,54 ± 0,44 0,52 ± 0,29 Nhóm bò buồng trứng kém hoạt động 3 0,09 ± 0,42 0,10 ± 0,31 0,16 ± 0,43 0,13 ± 0,39 0,12 ± 0,34

0.000.20 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 0 5 10 15 20 25 Nồ n g đ P (n g / m l)

Ngày lấy mẫu

Nhóm bò bình th−ờng Nhóm bò buồng trứng có thể vàng

Nhóm bò buồng trứng có u nang trứng Nhóm bò buồng trứng kém hoạt động

-68-

4.2.2. Kết quả sử dụng GnRH và HCG điều trị bò chậm động dục và u nang buồng trứng

GnRH là chế phẩm tổng hợp t−ơng tự nh− hormone do trung khu Hypothalamus tiết ra, có tác dụng kích thích thùy tr−ớc tuyến yên tiết FSH và LH. Do một số nguyên nhân nào đó l−ợng GnRH tiết không đủ, chức năng của tuyến yên hoạt động không bình th−ờng nên rất cần đ−ợc bổ sung.

Đối với nhóm bò có buồng trứng kém phát triển và u nang buồng trứng, điều trị bằng GnRH kết hợp thụt rửa thân sừng tử cung bằng dung dịch Iodine 0,1 – 0,2% + Oxytoxin + PGF2α chúng tôi thu đ−ợc kết quả sau:

Bảng 4.13. Kết quả sử dụng GnRH và HCG điều trị bò chậm động dục và u nang buồng trứng

Động dục Thụ thai (I + II)

Chỉ tiêu Loại hormone n

con) n (con) Tỷ lệ (%) n con) Tỷ lệ (%) Bò chậm động dục GnRH + PGf2α 12 11 91,70 9 81,81 U nang buồng trứng HCG 15 15 100,00 9 60,00

Qua bảng 4.13 chúng tôi thấy kết quả sử dụng liệu trình điều trị thụt rửa thân, sừng tử cung bằng dung dịch kháng khuẩn Iodine kết hợp PGF2α , GnRH và Oxytoxin tỷ lệ động dục là 91,7% và tỷ lệ có chửa sau 2 lần phối giống 81.81% so với kết quả khi dùng HCG để điều trị tỷ lệ động dục cao (100%) song tỷ lệ bò có chửa sau hai lần phối chỉ đạt 60%.

Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tăng Xuân L−u, Phan Văn Kiểm và Cs (2003) [21] khi sử dụng Iodine + GnRH, HCG điều trị bò có u noãn nang cho tỷ lệ động dục 100% , còn tỷ lệ bò có chửa sau hai lần phối giống cao hơn khi dùng GnRH kết hợp Iodine (78,57%) so với khi dùng HCG (62,5%).

4.2.3. Kết quả sử dụng prostaglandin điều trị bò chậm động dục do thể vàng tồn l−u bệnh lý

Qua thăm khám sản khoa trên đàn bò cái Redsindhy, F1 Hà-ấn từ năm 2000 – 2005, chúng tôi đã phát hiện 46 bò cái có thể vàng tồn l−u, với thủ thuật sản khoa và qua theo dõi, khi khám lần thứ nhất nếu thấy thể vàng to cứng, sau 10 ngày khám lại vẫn thấy thể vàng tồn tại ở đúng vị trí đó với kích th−ớc không giảm thì chúng tôi coi đó là thể vàng tồn l−u bệnh lý, bằng kinh nghiệm chúng tôi nhận thấy thể vàng bệnh lý bao giờ cũng nhô cao và cứng, chân và đầu thể vàng gọn, cứng có cảm giác thắt ở phần chân nh− một cái cổ, còn thể vàng của chu kỳ sinh dục bình th−ờng, có đầu mềm mịn, ở giai đoạn đầu có hình múi hơi lõm giữa, chân thể vàng to rộng hơn và mềm.

Prostaglandin do niêm mạc tử cung của bò tiết ra, ở bò cái prostaglandin đạt hàm l−ợng cao nhất vào ngày 17 – 18 của chu kỳ, nó có chức năng phân giải thể vàng đ−ợc sinh ra sau lần rụng trứng của chu kỳ động dục tr−ớc đó để thiết lập một chu kỳ động dục mới. Nếu vì một lý do nào đó prostaglandin không đ−ợc tiết đủ để phân giải thể vàng thì thể vàng trên buồng trứng của bò vẫn đ−ợc tồn tại và liên tục tiết progesterone, gây ức chế tuyến yên tiết FSH và LH, làm cho bao noãn không phát triển, trứng không chín vì vậy không thể thiết lập đ−ợc chu kỳ động dục mới, bò cái không động dục đ−ợc.

Để làm thoái hóa thể vàng tồn l−u bệnh lý chúng tôi sử dụng prostaglandin dạng tổng hợp (PGF2α) của Pháp sản xuất, có tên th−ơng phẩm Enzaprost với liều 25mg/ con (tiêm d−ới da) , sau 2 – 4 ngày bò động dục và đ−ợc phối giống.

Kết quả sử dụng PGF2α điều trị thể vàng tồn l−u bệnh lý trên đàn bò của nông tr−ờng Việt – Mông đ−ợc trình bày ở bảng 13.

Bảng 4.13 cho thấy d−ới tác dụng của PGF2α khi tiêm cho 46 bò của hai đàn bò Redsindhy và F1 Hà-ấn có thể vàng bệnh lý tồn l−u đã có 38 con động dục trở lại đạt tỷ lệ 82,86% ở đàn cái Redsindhy và 81,82% ở đàn cái F1

Hà-ấn. Tỷ lệ phối giống có chửa của hai đàn bò này là 68,96% và 66,67% nh− vậy khả năng gây động dục bằng PGF2α ở 2 đàn bò không có sự chênh lệch đáng kể.

Số bò động dục tập trung vào thời gian từ 48 – 72 giờ với tỷ lệ 62,85% ở đàn cái Redsindhy và 54,54% ở đàn cái F1 Hà-ấn và tỷ lệ thụ thai t−ơng ứng là 77,27% và 83,33% . Nh− vậy ở giai đoạn này tỷ lệ động dục ở đàn Redsindhy cao hơn ở đàn cái F1 Hà - ấn nh−ng tỷ lệ thụ thai ở đàn F1 cao hơn ở đàn Redsindhy, còn ở giai đoạn 72 – 96 giờ thì ở đàn F1 Hà-ấn và đàn Redsindhy tỷ lệ động dục và thụ thai không có sự chênh lệch đáng kể.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Thiện (1995) [2] khi sử dụng PGF2α cho bò lai Sind chậm sinh đạt tỷ lệ động dục 81,5% và phối giống có chửa là 65,21%.

Nguyễn Kim Ninh, 1994 [24] nghiên cứu trên bò lai h−ớng sữa F1 cho tỷ lệ động dục 81,5% và phối giống có chửa là 77,4%.

Nguyễn Thanh D−ơng, Hoàng Kim Giao, L−u Công Khánh, Hà Văn Chiêu, 1995 [13] khi sử dụng PGF2α trên bò lai h−ớng sữa tại Hà Nội đạt tỷ lệ động dục 82,0% và tỷ lệ thụ thai 64%.

Tăng Xuân L−u, Phan Văn Kiểm, Trần Thị Loan, Ngô Đình Tân (2003) [21] . Khi nghiên cứu sử dụng PGF2α bằng hai phác đồ điều trị: Có kết hợp thụt rửa Iodine và không thụt rửa Iodine tr−ớc khi tiêm PGF2α trên đàn bò lai h−ớng sữa tại Ba Vì cho biết tỷ lệ động dục của 2 nhóm bò là 100% và 88,9% và tỷ lệ thụ thai sau 2 lần phối giống t−ơng ứng là 79,41% và 65%.

Nh− vậy kết quả sử dụng PGF2α nên đàn bò cái Redsindhy và F1 Hà - ấn điều trị thể vàng tồn l−u bệnh lý không có sự sai khác rõ rệt và so với kết quả nghiên cứu trên các đàn bò ở các địa ph−ơng khác cũng không có sự chênh lệch đáng kể.

Bảng 4.13. Kết quả điều trị thể vàng tồn l−u bệnh lý trên đàn bò cái Redsindhy và F1 Hà - ấn Bằng PGF2α

Redsindhy F1 Hà - ấn

Bò động dục Bò phối có chửa Bò động dục Bò phối có chửa Chỉ tiêu n (con) n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) n (con) n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) Số bò tiêm 35 29 82,86 20 68,96 11 9 81,82 6 66,67 Tr−ớc 48 giờ - 01 2,86 - - - 1 9,09 - - Từ 48 – 72 giờ - 22 62,85 17 77,27 - 6 54,53 5 83,33 Từ 72 – 96 giờ - 6 17,15 3 50,00 - 2 18,20 1 50,00 Sau 96 giờ - - - - -72-

82.86 81.82 81.82 68.96 66.67 Bò động dục Bò phối có chửa Redsindhy F1 Hà - ấn

Biểu đồ 4.3: Kết quả điều trị thể vàng tồn l−u bệnh lý bằng PGf2α.

4.2.4. Khả năng gây động dục của PGF2α hai liều cách nhau 11 ngày

Đối với bò cái tơ trên 36 tháng tuổi và bò sinh sản sau khi đẻ trên 4 tháng không động dục, không viêm nhiễm đ−ờng sinh dục, đ−ợc tiêm PGf2α (Hanprost) hai lần cách nhau 11 ngày (bất kỳ ngày nào của chu kỳ) . Sau khi tiêm lần 2 từ 3 – 4 ngày (72 – 96 giờ) những bò động dục đều đ−ợc đ−a vào phối giống

Trong thí nghiệm chúng tôi chọn bò Redsindhy và F1 Hà-ấn mỗi nhóm 10 con. Trong đó đàn Redsindhy có 5 con bò tơ từ 36 – 48 tháng tuổi có trọng l−ợng > 200 kg và 5 con bò cái sinh sản từ lứa 1 – 4 sau khi đẻ 4 tháng ch−a động dục. Nhóm F1 Hà - ấn có 5 con bò cái tơ từ 36 – 48 tháng tuổi có trọng l−ợng > 240 kg và 5 con cái sinh sản từ lứa 1 đến lứa 4 , sau khi đẻ trên tháng ch−a động dục. Kết quả thu đ−ợc thể hiện ở bảng 4.14

Qua bảng 4.14 chúng tôi thấy ở cả hai nhóm đều xuất hiện bò động dục trong vòng 48 – 96giờ, chiếm 40% số bò động dục và phối có chửa 75% ở nhóm bò Redsindhy và t−ơng ứng là 30% số bò động dục và phối giống có chửa 100% ở nhóm bò F1 Hà -ấn .

Bảng 4.14. Khả năng gây động dục của PGF2α hai liều cách nhau 11 ngày

Redsindhy F1 Hà - ấn

Bò động dục Bò phối có chửa Bò động dục Bò phối có chửa

Chỉ tiêu n (con) n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) n (con) n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) Số bò TN 10 4 40,00 3 75,00 10 3 30,00 3 100 Tr−ớc 48 giờ - - - - Từ 48-72 giờ - 2 20,00 2 100,00 - 1 10,00 1 100 Từ 72 -96 giờ - 2 20,00 1 50,00 - 2 20,00 2 100 -74-

Đối với bò tơ lâu ngày không động dục và bò cái sinh sản chậm động dục lại sau đẻ, không có thể vàng tồn l−u bệnh lý thì việc sử dụng 2 liều PGF2α cách nhau 11 ngày trong thí nghiệm của chúng tôi đ−a lại kết quả không cao. Trong cả 2 lô thí nghiệm chỉ có một con cái sinh sản Redsindhy động dục sau mũi tiêm thứ nhất 48 – 96 giờ và đã phối giống có chửa ngay từ lần đầu phối giống. Kết quả tại bảng 4.14 đ−ợc minh hoạ rõ hơn qua biểu đồ d−ới đây. 40 30 75 100 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỷ lệ (%) Bò động dục Bò phối có chửa

Các chỉ tiêu theo dõi

Redsindhy F1 Hà - ấn

Biểu đồ 4.4. Khả năng gây động dục của PGF2 α

Theo Bush và Cs (1985) [41] dùng chất t−ơng tự của PGF2α tiêm cho bò tơ 2 lần với khoảng cách 11 ngày, sau khi tiêm lần thứ hai 60 giờ đã có 87,2% số bò động dục. Theo Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Thiện và Cs, 1995 [2] khi dùng PGF2αcho hai đối t−ợng là bò lai h−ớng sữa và bò lai Sind cho kết quả sau:

Đối với bò lai h−ớng sữa tỷ lệ thụ thai là 64% tỷ lệ bò động dục là 82% còn đối với bò lai sind tỷ lệ thụ thai là 65,8% , tỷ lệ bò động dục là 85,18%. Theo Nguyễn Thanh D−ơng, Hoàng Kim Giao và Cs, 1996 [13] khi dùng PGF2α với liều l−ợng 2ml/con tiêm bắp cho bò lai Holstein và bò nội + Lai Sind mà buồng trứng có thể vàng ở giai đoạn 5 – 14 ngày của chu kỳ động dục, cho kết quả sau:

Đối với bò nội + lai Sind thì số bò động dục là 71,43% , số bò có thể vàng là 92,% và không có thể vàng là 7,5%.

Đối với bò lai Holstein thì số bò động dục là 78,87% số bò có thể vàng là 89,295 , không có thể vàng là 10,7%.

Theo Trịnh Quang Phong, 1996 [25] khi dùng PGF2α với liều sau: Nếu là Enzaprost (của Pháp sản xuất) liều l−ợng 5ml x 5 mg = 25 mg. Nếu là Prostaglandin (Hà Lan sản xuất) liều l−ợng 2 ml x 7,5 mg = 15 mg. Tiêm cho hai đối t−ợng là bò lai Hà - ấn và lai Sind kết quả nh− sau:

ở bò Hà - ấn tỷ lệ động dục 82,75% , tỷ lệ có chửa 66,6% còn ở bò lai Sind tỷ lệ động dục 85,18% , tỷ lệ có chửa 65,21%.

Nh− vậy kết quả của chúng tôi thu đ−ợc thấp, có thể do chế độ chăm sóc nuôi d−ỡng không phù hợp ở giai đoạn bò tơ và bò sinh sản nuôi con, khai thác sữa cho nên dẫn đến sự phát triển của tử cung, buồng trứng kém, vì vậy hiệu ứng của chu kỳ sinh dục không rõ, nang trứng không phát triển, không tạo đ−ợc chu kỳ tính, đặc biệt đối với bò tơ chậm động dục.

4.2.5. Khắc phục hiện t−ợng chậm động dục bằng sử dụng progesterone kết hợp với huyết thanh ngựa chửa (PMSG) trên đàn bò cái Redsindhy và F1 Hà - ấn. Trong thí nghiệm chúng tôi đã dùng progesterone kết hợp với huyết thanh ngựa chửa gây động dục cho bò cái Redsindhy và F1 Hà - ấn có buồng trứng

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng khả năng sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái redsindhy nuôi tại nông trường hữu nghị việt nam mông cổ, ba vì (Trang 65 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)