Hiện t−ợng rối loạn sinh sản, các ph−ơng pháp khắc phục hiện t−ợng rối loạn sinh sản ở gia súc cái theo các tác giả trong và ngoài n−ớc

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng khả năng sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái redsindhy nuôi tại nông trường hữu nghị việt nam mông cổ, ba vì (Trang 26 - 40)

2.2.1. Nguyên nhân gây ra hiện t−ợng rối loạn sinh sản

Gia súc cái đến tuổi sinh sản và sau khi đẻ xong đến thời kỳ h−ng phấn và động dục nh−ng không thấy xuất hiện chu kỳ động dục hoặc xuất hiện các trạng thái bệnh lý trong quá trình sinh lý sinh dục đ−ợc gọi là hiện t−ợng rối loạn sinh sản. Đây là một nguyên nhân chủ yếu làm giảm tỷ lệ sinh đẻ ở đàn gia súc, hạn chế tốc độ gia tăng đàn gia súc, gây tổn thất về kinh tế trong chăn nuôi. Có nhiều quan điểm khác nhau về hiện t−ợng rối loạn sinh sản. Nhìn

chung, các tác giả chia hiện t−ợng rối loạn sinh sản ở trâu, bò cái ra thành 3 loại sau:

- Trâu, bò cái chậm sinh: Là những trâu bò cái tơ từ 18 - 24 tháng tuổi ch−a động dục, trâu, bò cái sau khi đẻ từ 4 - 6 tháng không động dục, trâu bò cái phối giống từ 2 - 3 chu kỳ không thụ thai.

- Trâu, bò cái vô sinh tạm thời: Là những trâu, bò cái tơ quá 24 tháng tuổi ch−a động dục, trâu, bò cái phối giống trên 4 chu kỳ không thụ thai, sở dĩ gọi là tạm thời vì nếu đ−ợc tác động thì chúng có thể trở lại sinh sản bình th−ờng.

- Trâu, bò cái vô sinh tuyệt đối hay còn gọi là tuyệt sinh, là những trâu, bò cái vô sinh tạm thời sau khi đã đ−ợc tác động lại chúng vẫn không trở lại sinh sản đ−ợc, ngoài ra có thể là do những rối loạn bẩm sinh hoặc do di truyền mà dẫn tới tuyệt sinh.

Biểu hiện của hiện t−ợng chậm sinh, vô sinh ở trâu, bò cái th−ờng là chậm thành thục tính, chậm động dục lại sau đẻ, phối giống nhiều lần không thụ thai hay là động dục liên tục, mất chu kỳ sinh dục...

Theo A.I. Tazaxevit nguyên nhân gây ra hiện t−ợng rối loạn sinh sản bao gồm:

+ Các yếu tố liên quan đến độ tuổi, hệ nội tiết, hệ thần kinh hoạt động tuyến sữa, các bệnh ký sinh trùng và truyền nhiễm.

+ Các tr−ờng hợp rối loạn chức năng, thoái hóa các bộ phận của cơ quan sinh dục đặc biệt ở buồng trứng, tồn l−u thể vàng, rối loạn chu kỳ sinh dục, những dị tật về tử cung và các bộ phận sinh dục khác.

+ Các tr−ờng hợp do thức ăn, dinh d−ỡng, điều kiện chăm sóc, các tr−ờng hợp này chủ yếu gây rối loạn trao đổi chất đặc biệt là vitamin, khoáng đa l−ợng và vi l−ợng.

Nguyên nhân gây hiện t−ợng rối loạn sinh sản ở gia súc đ−ợc A.P Studenxop chia thành 7 dạng:

+ Các bệnh bẩm sinh (các dị tật về cơ quan sinh dục cái và đực). + Các bệnh gây thoái hóa và nh−ợc năng cơ quan sinh dục.

+ Bệnh do dinh d−ỡng, thức ăn, do suy nh−ợc cơ thể quá béo, quá gầy, khẩu phần thức ăn không đủ chất l−ợng.

+ Do ph−ơng pháp khai thác, sử dụng gia súc không hợp lý. + Do điều kiện thời tiết khí hậu.

+ Do đực giống.

+ Do các yếu tố nhân tạo, không đảm bảo đúng nguyên tắc kỹ thuật theo các khâu xử lý, bảo quản, chuyên chở, sử dụng tinh dịch và ph−ơng pháp tiến hành thụ tinh nhân tạo.

2.2.2.Các ph−ơng pháp khắc phục hiện t−ợng rối loạn sinh sản:

Có nhiều ph−ơng pháp để khắc phục hiện t−ợng rối loạn sinh sản, nguyên tắc điều trị của bất kỳ ph−ơng pháp nào cũng đảm bảo 2 yêu cầu:

- Hồi phục khả năng sinh sản cho gia súc.

- Bảo toàn đàn gia súc về khả năng khắc phục và sử dụng chúng.

Để đảm bảo việc điều trị có kết quả khâu chẩn đoán phải chính xác, can thiệp kịp thời cũng nh− việc lựa chọn ph−ơng pháp điều trị thích hợp có ý nghĩa quan trọng. Có thể dùng các biện pháp sau để khắc phục hiện t−ợng rối loạn sinh sản:

* Tổ chức liệu pháp: Đ−ợc áp dụng khá rộng rãi để điều trị các bệnh sinh sản gia súc, đặc biệt đối với các tr−ờng hợp rối loạn hoạt động của tử cung sau khi đẻ, nh−ợc năng tử cung, rối loạn chức năng buồng trứng...

* Auto sang liệu pháp: Là ph−ơng pháp sử dụng máu tự thân tiêm d−ới da hoặc tiêm bắp, cơ chế tác dụng và các chỉ định của Auto sang liệu pháp t−ơng tự nh− tổ chức liệu pháp.

* Icthyol liệu pháp:

Ichthyol có tác dụng gây co mạch, chống viêm, giảm đau, thúc đẩy quá trình hồi phục tổ chức, th−ờng dùng Ichthyol d−ới dạng 7 - 10%tiêm bắp hoặc pha nồng độ 2- 4% để thụt rửa đ−ờng sinh dục.

Theo Gontratrov thì Ichthyol liệu pháp sử dụng điều trị các chứng viêm tử cung kích thích quá trình hồi phục tử cung sau thời kỳ hậu sản có hiệu quả cao.

* Vitamin liệu pháp: Kích thích các phản ứng miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy quá trình tái sinh, hồi phục tử cung, buồng trứng. Các vitamin th−ờng dùng là vitamin thuộc nhóm A, D, E.

* Novocain liệu pháp là liệu pháp sinh bệnh học có tác dụng rất rõ rệt trong điều trị các chứng viêm cấp, các tr−ờng hợp rối loạn tr−ơng lực cơ của các bộ phận cơ quan sinh dục, nó kích thích các phản ứng tự vệ thích nghi, cải thiện tuần hoàn máu cục bộ, tăng c−ờng trao đổi chất, thúc đẩy quá trình tái sinh hồi phục và điều hòa chức năng nội tiết. Tùy theo từng tr−ờng hợp bệnh lý trên cơ quan sinh dục, ta có thể áp dụng nhiều ph−ơng pháp Novocain liệu pháp.

+ Trong tr−ờng hợp sát nhau, mất tr−ơng lực tử cung, các chứng viêm tử cung th−ờng tiến hành phong bế Novocain cạnh thân.

+ Phong bế đốt hông khum chỉ định trong các tr−ờng hợp để giảm co thắt dạ con, tạo giãn nở khum chậu, giãn nở cổ tử cung.

* Nguyên nhân liệu pháp:

Là tập hợp các ph−ơng pháp điều trị bệnh đ−ờng sinh dục theo cơ chế điều trị nguyên nhân gây bệnh. Trong nguyên nhân liệu pháp th−ờng sử dụng các loại kháng sinh, các chế phẩm hóa trị liệu, các loại thuốc sát trùng. Các dạng thuốc này có tác dụng ức chế tiêu diệt vi khuẩn gây quá trình viêm nhiễm các bộ phận của cơ quan sinh dục dẫn đến chậm sinh, vô sinh.

* Ph−ơng pháp điều trị ngoại khoa:

Có thể dùng một số thủ thuật ngoại khoa để phá vỡ thể vàng, phá vỡ hoặc chọc dò u nang buồng trứng, cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần đối với tr−ờng hợp u nang buồng trứng.

* Hormone liệu pháp:

Là biện pháp sử dụng các chế phẩm hormone tự nhiên hay tổng hợp. Cơ chế tác dụng của hormone liệu pháp dựa trên cơ sở thay thế kích thích và triệu chứng liệu pháp. Nhiều hormone có thể sử dụng để khắc phục hiện t−ợng rối loạn sinh sản nh− những chế phẩm hormone thuộc nhóm oestrogene (Syoestrol, Folicullin, Estrograndon, Estroginol...). Các chế phẩm thuộc thuỳ

sau tuyến yên nh− oxytoxin, Gipotoxin. Các chế phẩm oestrogene dùng điều trị các bệnh sát nhau, xơ hóa tử cung, giảm hoặc mất tr−ơng lực cơ tử cung và một số tr−ờng hợp thiểu năng buồng trứng.

a) Khắc phục hiện l−ợng rối loạn sinh sản bằng hormone GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone = Hormone giải phóng kích dục tố).

Đây là chế phẩm tổng hợp t−ơng tự nh− hormone do trung khu Hypothalamus tiết ra, có tác dụng kích thích thùy tr−ớc tuyến yên tiết FSH và LH. Trong một số tr−ờng hợp, do một số nguyên nhân nào đó l−ợng GnRH tiết không đủ, chức năng của tuyến yên hoạt động không bình th−ờng nên rất cần đ−ợc bổ sung hormone này. GnRH th−ờng đ−ợc sử dụng trong một số tr−ờng hợp sau ở bò:

+ Đối với bò có buồng trứng kém phát triển và u nang buồng trứng.

0 7 8 9

Ngày

GnRH PGF2α GnRH Phối giống Ngày 0 chính là ngày đầu tiên tiêm GnRH.

+ Đối với bò động dục thầm lặng, không rõ hoặc động dục nh−ng phối giống nhiều lần không chửa.

0 20 21 Ngày

Ngày động dục GnRH Động dục phối giống

Theo Thatcher và cộng sự (1993), khi tiêm GnRH 12 – 14 ngày sau đẻ có thể giảm nguy cơ u nang buồng trứng và giảm khoảng cách từ lúc đẻ đến lúc có chửa.

Theo các tác giả Tăng Xuân L−u, Phan Văn Kiểm, Trần Thị Loan, Ngô Đình Tân, 2003 [21] đối với bò động dục không rõ hoặc động dục không rụng trứng dùng GnRH tiêm liều 100 mg/con theo sơ đồ:

5 7 10 18 19 21

Thụt lugol 0,1 - 0,2% 100mg GnRH Tiêm oxytoxin 40 UI/lần

Cho tỷ lệ động dục 100% và tỷ lệ có chửa qua hai kỳ phối giống đạt 78,5%

b) Khắc phục hiện t−ợng rối loạn sinh sản bằng chế phẩm gonadotropin: Dựa trên nguyên lý kích thích trực tiếp đến hoạt động của buồng trứng cũng nh− kích thích gián tiếp thông qua hoạt động tiết gonadotropin của tuyến yên các chế phẩm gonadotropin đ−ợc sử dụng rộng rãi để khắc phục vô sinh ở trâu, bò cái. Các chế phẩm th−ờng dùng là HTNC, Gravohormone, HCG… HTNC do H. Cole và G.Hart phát hiện ra vào năm 1930 trong huyết thanh của ngựa cái có chửa, nó đ−ợc tiết ra bởi các tế bào hình chén (Trophoblast) của nội mạc tử cung ngựa cái.

Đặc điểm: HTNC là loại dung dịch trong màu vàng nhạt, trong một số tr−ờng hợp có màu hơi đỏ có khi hơi lắng cặn do sự kết tủa của các protein khi lắc tạo hỗn dịch màu vàng nhạt.

Hoạt tính: Đ−ợc tính theo đơn vị chuột, mỗi đơn vị chuột đ−ợc xác định bởi số l−ợng huyết thanh tiêm d−ới da cho chuột bạch ở độ tuổi ch−a thành thục (20 – 28 ngày trọng l−ợng 6 – 8 gr) gây hiện t−ợng phát phì dạ con, cổ tử cung mở, âm đạo có những phản ứng của động dục với tỷ lệ 50%.

Tác dụng: Nhờ có hai loại hormone FSH và LH, chủ yếu là FSH sẽ kích thích sinh tr−ởng và phát triển bao noãn, gây rụng trứng và hình thành thể vàng. HTNC làm tăng nhanh sự sinh tr−ởng, chín của tế bào trứng và rụng trứng, làm tăng biểu hiện động dục, tạo điều kiện cho sự thụ tinh, HTNC có hiệu quả nhất đối với trâu, bò cái bị nh−ợc năng buồng trứng, mất tính dục, có chu kỳ động dục nh−ng không rụng trứng.

HTNC dùng trên trâu bò cái với liều từ 10 – 15 đvc/kg thể trọng, tiêm d−ới da. Có thể tiêm cho gia súc hai lần nh−ng lần hai không đ−ợc sớm hơn 21 ngày sau khi tiêm lần một. Tr−ớc khi tiêm lần hai từ 1 – 2 giờ thì tiêm 1 – 2 ml sau đó mới tiêm nốt liều còn lại để tránh phản ứng quá mẫn.

Để tránh phản ứng quá mẫn ng−ời ta tinh chế HTNC thành Gravohormone, loại bỏ các protein không cần thiết trong HTNC. Tác động sinh lý của Gravohormone giống nh− HTNC nh−ng tránh đ−ợc phản ứng quá mẫn.

- HCG: Kích tố nhau thai ng−ời (Human Chorionic Gonadotropin): Chế phẩm này đ−ợc thu từ n−ớc tiểu của phụ nữ có thai. HCG đ−ợc sinh ra từ tế bào Langerhans của màng đệm nhau thai. Bắt đầu từ ngày chửa 40 – 70 tế bào Langerhans tiết dịch và đ−ợc bài tiết qua n−ớc tiểu. Do tỷ lệ LH trong kích tố này cao hơn FSH và nó có tác dụng nh− LH ở thùy tr−ớc tuyến yên do đó thúc đẩy sự rụng trứng và phát triển thể vàng.

HCG đ−ợc sử dụng trong tr−ờng hợp nh−ợc năng buồng trứng, u nang buồng trứng, động dục liên tục ở trâu bò. Kích thích rụng trứng, tăng sinh sản. HCG đ−ợc sản xuất d−ới dạng đông khô hoặc bột kết tinh màu trắng nhạt, ở n−ớc ta chế phẩm HCG đ−ợc viện quân y 103 sản xuất ở dạng đông khô chứa 5000 – 10.000 UI/ lọ. Công ty nuôi trồng thủy sản TƯ cũng sản xuất HCG d−ới dạng đông khô chứa từ 2000 – 20.000 UI/lọ.

Đã có nhiều tác giả nghiên cứu sử dụng HTNC và HCG trên đàn trâu, bò cái chậm sinh.

Lê Xuân C−ơng, Lê Văn Thọ [29] đã nghiên cứu sử dụng HTNC và HCG trên đàn bò chậm sinh sản ở nông tr−ờng Phù Đổng. HTNC đ−ợc tiêm với liều 15 đvc/kg thể trọng. Một số bò cái khác đ−ợc tiêm thêm HCG với liều 1500 UI/ con, kết quả là nhóm bò cái cơ bản có tỷ lệ động dục 88,1% , thụ thai 67,5%. Bò cái tơ động dục 86,6% và thụ thai 61,1% . ở số bò đ−ợc tiêm kết hợp HTNC với HCG cho kết quả cao hơn, tỷ lệ động dục từ 89 – 95% , tỷ lệ thụ thai đạt 70,7 – 77,7%. Các tác giả cho biết chu kỳ sinh dục của bò đ−ợc

tiêm HTNC và HCG thể hiện nh− sinh lý bình th−ờng, thời gian bắt đầu động dục sau khi xử lý trung bình là 5,1 ngày (dao động từ 2 – 10 ngày).

Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Văn Thiện (1995) [2] đã sử dụng huyết thanh ngựa chửa cho bò sữa sinh sản và bò tơ đạt tỷ lệ động dục t−ơng ứng là 76,75% , 72,94% , tỷ lệ thụ thai là 76,05% và 73,38%. Lavadopxki (1944) sử dụng HTNC tiêm vào ngày 16 – 18 của chu kỳ động dục gây đ−ợc bò đẻ sinh đôi, ông đã thu đ−ợc 135 bê/200 bò cái, tỷ lệ sinh đôi là 26%, sinh ba là 5%. Kostor (1982) sử dụng HTNC kết hợp với PGF2α ,thu đ−ợc tỷ lệ sinh đôi là 34%. Các nhà chăn nuôi Bắc Ai Len (Trexenkov, 1987) đã dùng HTNC kết hợp PGF2α tiêm cho bò thu đ−ợc tỷ lệ bò sinh đôi là 40% (dt. Hoàng Kim Giao – Nguyễn Thanh D−ơng, 1997 [11] ).

c) Khắc phục hiện t−ợng rối loạn sinh sản bằng progesterone phối hợp chế phẩm gonadotropin, progesterone là hormone thể vàng. Chế phẩm hormone tự nhiên ở dạng bột kết tinh màu trắng, không tan trong n−ớc, chỉ tan trong r−ợu, ether, clorofor, tan ít trong dầu. Sản xuất ở dạng dung dịch dầu nồng độ 1 và 2,5% (10 và 25 mg/ ml, 1 mg = 1 UI).

Nguyên lý của ph−ơng pháp là khi tiêm progesterone sẽ làm teo nhỏ thể vàng, kích thích tuyến yên tiết FSH, làm phát triển bao noãn. Sau khi progeste rone hết tác dụng, tuyến yên sẽ tiết gonadotropin với số l−ợng lớn. Kết hợp với việc tiêm chế phẩm gonadotropin bổ sung sẽ làm bao noãn chín và rụng trứng, con vật sẽ động dục và thụ thai. Ph−ơng pháp này rất hiệu quả khi điều trị thể vàng tồn l−u, u nang buồng trứng, nh−ợc năng buồng trứng.

Perez Garcia (1994) đã tiêm 3 lần progesterone cho 40 bò cái h−ớng thịt vào các ngày 1 – 4 – 7 mỗi lần 100 mg, ngày thứ 9 tiêm HTNC 1500 UI/con. Kết quả sau khi tiêm 4 ngày có 90% số bò động dục (36 con), tỷ lệ thụ thai sau 2 kỳ phối giống là 80%.

Sử dụng progesterone gây động dục ở bò có nhiều phác đồ điều trị và liều l−ợng khác nhau. Có thể dùng riêng biệt hoặc kết hợp với HTNC và HCG

Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh D−ơng, 1997 [11] đã sử dụng các phác đồ sau đạt hiệu quả cao:

-Tiêm cho bò progesterone vào các ngày 1 - 3 và 5 với liều t−ơng ứng là 30 mg, 50 mg, 75 mg. Ngày thứ 7 tiêm HTNC 1500 – 1800 đvc/con, ngày 9 - 10 bò động dục và phối giống.

-Tiêm progesterone vào các ngày 1 - 4 và 7 với liều t−ơng ứng là 30 mg, 60 mg, 90 mg, ngày thứ 9 tiêm HTNC liều 1500 – 1800 đvc/con, ngày thứ 11 – 12 bò động dục và phối giống.

Có thể dùng progesterone với HCG, sự phối hợp của hai hormone này có kết quả tốt nhất khi điều trị u nang buồng trứng.

Các chế phẩm có thể dùng ở nhiều dạng khác nhau của progesterone nh− dạng n−ớc để tiêm, dạng bột trộn vào thức ăn cho bò ăn hàng ngày hoặc tẩm vào bọt biển rồi đặt vào âm đạo 10 – 12 ngày, ngày cuối cùng lấy ra tiêm HTNC cũng gây cho bò động dục hàng loạt. Nh−ng cũng có thể sử dụng các dụng cụ đặt vào âm đạo để bổ sung progesterone. Các dụng cụ đặt âm đạo có thể là:

- PRID (Progesterone Releasing Intravaginal Device). - CIDR (Controlled Internal Drug Released).

- Crestar (Norguestomet + Oestradiol).

* PRID là dụng cụ đặt âm đạo có cấu tạo bằng chất dẻo Silicone dạng vòng xoắn, có chứa hai loại hormone là progesterone và Oestradiol Benzoat . Trong mỗi vòng xoắn chứa 1,55 gr progesterone và 10 mg Oestradiol Benzoat. Sau khi đặt PRID vào âm đạo, hai hormone này sẽ đ−ợc tiết ra và thấm dần qua niêm mạc của âm đạo vào hệ thống tuần hoàn. Tác dụng của nó t−ơng tự thể vàng, điều hòa chu kỳ sinh dục của con vật, nếu lấy dụng cụ ra 12 ngày sau khi đặt thì gia súc cái sẽ động dục sau 48 giờ. Theo tác giả Valheim (1996) [56] Khi đặt PRID cho 120 bò cái, sau 12 ngày lấy PRID ra, có tới 118

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng khả năng sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái redsindhy nuôi tại nông trường hữu nghị việt nam mông cổ, ba vì (Trang 26 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)