Kết quả điều tra đánh giá về khả năng sinh sản của đàn bò cái Redsindhy

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng khả năng sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái redsindhy nuôi tại nông trường hữu nghị việt nam mông cổ, ba vì (Trang 47 - 65)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Kết quả điều tra đánh giá về khả năng sinh sản của đàn bò cái Redsindhy

Từ đặc điểm tự nhiên, thời tiết khí hậu, chế độ quản lý chăm sóc nuôi d−ỡng và khai thác đàn bò Redsindy ở nông tr−ờng Việt – Mông đã hình thành nên các hình thức chăn nuôi khác nhau.

Theo thống kê thực tế đàn bò Redsindhy tại nông tr−ờng Việt – Mông đ−ợc trình bày ở bảng 4.1, chúng tôi thấy:

- Nông tr−ờng có tổng số bò Redsindhy là 230 con chiếm tỷ lệ 77,97% tổng đàn bò của nông tr−ờng.

- Đàn bò lai h−ớng sữa F1 Hà - ấn có 65 con chiếm tỷ lệ 22,03%. Khả năng sinh sản của đàn bò cái phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tr−ớc hết phải kể đến là yếu tố di truyền (giống), tiếp đến là yếu tố môi tr−ờng nh− khí hậu thời tiết, chăm sóc nuôi d−ỡng, chế độ quản lý, cơ chế chính sách, các yếu tố kỹ thuật nh− theo dõi động dục chính xác, phối giống đúng thời điểm, phòng, chữa bệnh kịp thời... Khả năng sinh sản của chúng đ−ợc thể hiện qua các chỉ tiêu nh−: Tuổi thành thục tính, tuổi động dục lần đầu, thời gian động dục lại sau khi đẻ, khoảng cách giữa hai lứa đẻ, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ chậm sinh và vô sinh, tỷ lệ thụ thai, hệ số phối giống, trọng l−ợng bê sơ sinh, tỷ lệ sát, sót nhau, tỷ lệ viêm tử cung- âm đạo.

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn bò của Nông tr−ờng Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

(Số liệu đến tháng 12/ 2004, nông tr−ờng hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ )

Số l−ợng bò Cơ cấu đàn bò

Bê 0 - 6 tháng tuổi Lỡ Tơ Sinh sản

Phân bố Số l−ợng (con) Tỷ lệ (%) Số l−ợng (con) Tỷ lệ (%) Số l−ợng (con) Tỷ lệ (%) Số l−ợng (con) Tỷ lệ (%) Số l−ợng (con) Tỷ lệ (%) Tổng đàn 295 100 45 15, 25 50 16,95 62 21,02 138 45,78 Đàn bò Redsindhy 230 77,97 36 15, 65 43 18,86 51 23,17 100 43,47 Đàn bò F1 Hà - ấn 65 22,03 9 13,84 7 10,76 11 16,92 38 58, 46 -49-

4.1.1. Tỷ lệ đẻ toàn đàn, tỷ lệ sẩy thai, đẻ non, viêm tử cung- âm đạo, tỷ lệ sát nhau Kết quả điều tra 170 bò cái ở độ tuổi sinh sản thuộc 2 đàn bò Redsindhy

và F1 Hà - ấn đ−ợc nuôi qua các năm đ−ợc trình bày ở bảng 4. 2.

Bảng 4.2. Tỷ lệ đẻ toàn đàn và một số bệnh sinh sản trên đàn bò cái

Tỷ lệ đẻ Tỷ lệ sảy thai, đẻ non Tỷ lệ viêm tử cung - âm đạo Tỷ lệ sát nhau Đàn bò Tổng đàn (con) n % n % n % n % Redsindhy 125 71 56,80 3 4,23 23 18,40 7 9,86 F1 Hà - ấn 45 26 57,78 1 3,85 5 11,11 3 11,54 Tổng đàn 170 97 57,06 4 4,12 28 16,47 10 10,31

Qua bảng trên chúng tôi thấy tỷ lệ đẻ trung bình của tổng đàn bò của nông tr−ờng Việt – Mông là 57,06%. Đồng thời cũng có thể thấy 2 đàn bò có tỷ lệ đẻ khác nhau: Đàn F1 Hà - ấn có tỷ lệ đẻ là 57,78% cao hơn đàn bò Redsindhy thuần (56,8%). Tỷ lệ đẻ của hai đàn khác nhau không đáng kể, đàn F1 Hà - ấn có tỷ lệ đẻ cao hơn một chút do đàn này đ−ợc các hộ đ−a vào khai thác sữa vì vậy điều kiện chăm sóc nuôi d−ỡng chu đáo hơn so với đàn bò Redsindhy.

Đối với đàn bò Redsindhy, tỷ lệ đẻ bình quân của chúng trong những năm 1990 – 1995 là 54,5%, tỷ lệ đẻ trong những năm 1995 – 2000 cao hơn, bình quân là 62,68% nguyên nhân do giai đoạn này cơ chế khoán hộ đã đ−ợc ổn định và có sự can thiệp tích cực để nâng cao tỷ lệ sinh đẻ. Trong thời gian gần đây do công tác lai tạo để sản xuất ra con lai h−ớng sữa F1 Hà - ấn, trọng l−ợng bê F1 cao hơn bê Redsindhy đã gây ảnh h−ởng tới đ−ờng sinh dục của con mẹ làm tăng tỷ lệ viêm nhiễm cơ quan sinh dục mặt khác do công tác chăm sóc nuôi d−ỡng, can thiệp về kỹ thuật ch−a đ−ợc chú trọng nên tỷ lệ đẻ của đàn Redsindhy thấp hơn so với những năm 1995 – 2000 (56,80%).

Tỷ lệ đẻ của cả hai đàn bò thấp hơn so với tỷ lệ đẻ của đàn bò vùng Hà Nội: 60 – 65% (Phan Văn Kiểm, 1998) [16] và so với đàn bò lai h−ớng sữa nuôi tại Ba Vì có tỷ lệ đẻ là 63,38% (Tăng Xuân L−u, 1999) [19] cũng thấp hơn. Chúng tôi thấy tỷ lệ đẻ của đàn bò Redsindhy và F1 Hà - ấn của nông tr−ờng Việt – Mông là thấp, nguyên nhân do chế độ chăm sóc nuôi d−ỡng kém, chế độ quản lý và chính sách kinh tế còn bất cập, công tác phát hiện động dục, phối giống và thú y ch−a tốt dẫn đến tỷ lệ đẻ thấp.

Tỷ lệ sẩy thai, đẻ non của hai đàn bò của nông tr−ờng Việt - Mông là 4,12% trong đó đàn Redsindhy là 4,23% và đàn F1 Hà - ấn là 3,85%.

Tỷ lệ sát nhau ở hai đàn bò chiếm 10,31%, chúng tôi thấy tỷ lệ sát nhau ở đàn F1 Hà - ấn cao hơn so với đàn Redsindhy (11,54% và 9,86%).

Đó là do chăn nuôi hoàn toàn là nuôi nhốt, bò ít đ−ợc vận động, mặt khác đàn F1 Hà - ấn đ−ợc các hộ khai thác sữa và bổ sung thức ăn hỗn hợp do các gia đình tự chế biến nên hàm l−ợng khoáng mất cân đối trong khẩu phần dẫn đến tỷ lệ sát nhau ở đàn F1 Hà - ấn cao hơn. Đàn bò Redsindhy do đ−ợc chăm sóc nuôi d−ỡng, quản lý không chu đáo bằng đàn bò F1 nên tỷ lệ sẩy thai, đẻ non có cao hơn đàn F1.

Cũng qua bảng 4.2 chúng tôi thấy tỷ lệ viêm tử cung- âm đạo của đàn bò tại nông tr−ờng Việt – Mông cao (16,47%) đặc biệt ở đàn cái Redsindhy rất cao (18,40%) so với đàn F1 Hà- ấn (11,11%) Qua khảo sát chúng tôi thấy các nguyên nhân chính gây ra viêm tử cung âm đạo chủ yếu do sát, sót nhau, do đẻ khó, do chế độ dinh d−ỡng ,hộ lý tr−ớc và sau khi đẻ, ngoài ra còn do sa tử cung âm đạo, do phối giống …vv.

4.1.2. Tuổi thành thục tính

Qua theo dõi và điều tra trên hai đàn bò của nông tr−ờng Việt – Mông chúng tôi đã xác định đ−ợc tuổi thành thục tính của chúng, kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4. 3

Bảng 4.3. Tuổi thành thục tính của hai đàn bò cái

Đàn bò Số con khảo sát Tuổi thành thục tính (tháng) Phạm vi biến động Cv % Redsindhy 80 29 ± 0,70 24 - 36 21,40 F1 Hà - ấn 35 19 ± 1,85 14 – 25 11,60 Trung bình 115 25,96 ± 0,96 14 – 36 18,50

Qua bảng trên chúng tôi thấy tuổi thành thục tính ở đàn Redsindhy là 29,0 tháng và đàn F1 Hà - ấn là 19,0 tháng. Nh− vậy đàn bò Redsindhy có tuổi thành thục tính cao hơn đàn bò F1 (P < 0,05) . Kết quả trên cho thấy tuổi thành thục tính của bò phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh− giống, khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi d−ỡng... Phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả trong và ngoài n−ớc.

L. Holly, 1970 [59] cho biết tuổi thành thục tính ở bò sữa là 4 – 14 tháng còn ở nhóm bò Zebu tuổi thành thục tính đến muộn hơn so với bò sữa từ 6 – 12 tháng hoặc muộn hơn nữa.

Tuổi thành thục tính của cả hai đàn bò của nông tr−ờng đều cao hơn rất nhiều so với tuổi thành thục tính bình quân của bò là 8 – 12 tháng (Trần Tiến Dũng, D−ơng Đình Long, Nguyễn Văn Thanh, 2002) [8] .

4.1.3. Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu

Qua theo dõi, điều tra trên hai đàn bò của nông tr−ờng, chúng tôi đã xác định đ−ợc tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu của hai đàn bò, kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.4

Bảng 4.4. Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu

Tuổi phối giống lần đầu Tuổi đẻ lứa đầu Tuổi (tháng) Tuổi (tháng) Đàn bò Số con khảo sát X±mx Phạm vi biến động Số lứa X±mx Phạm vi biến động Redsindhy 97 38,49 ± 1,01 15 - 57 252 48,4 ± 1,0 24 – 69 F1 Hà - ấn 35 27,13 ± 1,72 14 – 54 70 40,87 ± 1,8 24 – 68 Trung bình 132 36,20 ± 0,90 14 – 57 322 46,47 ± 0,91 24 - 69

Qua kết quả trên chúng tôi thấy tuổi phối giống lần đầu của đàn bò Redsindhy là 38,49 tháng và của đàn F1 là 27,13 tháng. Nh− vậy tuổi phối giống lần đầu của đàn Redsindhy cao hơn đàn F1 Hà - ấn và sự sai khác này là hoàn toàn có ý nghĩa (P < 0,05). Sự sai khác về tuổi phối giống lần đầu ở hai đàn bò cái của nông tr−ờng có thể do sự khác nhau về điều kiện chăm sóc, nuôi d−ỡng đàn bò từ 0 – 18 tháng tuổi gây ra. Theo Nguyễn Trọng Tiến và cộng sự, 1991 [31] mức độ dinh d−ỡng thấp sẽ kìm hãm sự sinh tr−ởng của cơ thể, sự còi cọc th−ờng đi kèm với thành thục tính dục chậm.

Theo Lê Xuân C−ơng, 1993 [5], tuổi động dục lần đầu của đàn bò F1 ở miền nam là 19,1 ± 0,07 tháng, tuổi phối giống lần đầu của đàn bò vàng Việt Nam là 22,50 tháng. Nh− vậy tuổi phối giống lần đầu của đàn bò ở nông tr−ờng Việt- Mông có thể do nguyên nhân chăm sóc nuôi d−ỡng là chính.

Cả hai đàn bò Redsindhy và F1 Hà -ấn đều có tuổi phối giống lần đầu cao hơn so với các đàn bò nuôi ở các nơi khác trong n−ớc và n−ớc ngoài. Đặc biệt đàn bò Redsindhy có tuổi phối giống lần đầu rất cao (38,49 tháng tuổi).

Qua bảng 4.4 chúng tôi cũng thấy tuổi đẻ lứa đầu ở đàn bò Redsindhy là 48,40 tháng tuổi và của đàn F1 Hà-ấn là 40,87 tháng tuổi. Chúng tôi thấy đàn bò Redsindhy có thời gian đẻ lứa đầu cao hơn nhóm bò F1 Hà-ấn (P < 0,05) do tuổi phối giống lần đầu của đàn này cao hơn đàn F1 Hà-ấn. Theo Stonacker, 1953 [59] cho biết ở ấn Độ tuổi đẻ lứa đầu của bò Redsindhy là 40 – 47 tháng tuổi còn ở bò lai Sind (1/4 Jersey + 3/4 Redsindhy) là 33 tháng, nh− vậy tuổi đẻ lứa đầu của đàn bò Redsindhy của nông tr−ờng Việt- Mông cao hơn.

Kết quả trên cho thấy tuổi đẻ lứa đầu của bò ngoài yếu tố di truyền (giống) còn phụ thuộc rất nhiều về chế độ chăm sóc nuôi d−ỡng. Điều này phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả trong và ngoài −nớc. Khi nghiên cứu ở Nam Phi trên 4 giống bò với chế độ chăm sóc nuôi d−ỡng tốt và xấu, Chamberlain, 1992 [43] cho biết tuổi đẻ lứa đầu của nhóm bò nuôi d−ỡng kém kéo dài thêm từ 9 – 10 tháng.

Nguyễn Quốc Đạt, Vũ Văn Nội và Cs, 1980 [9] cho biết tuổi đẻ lứa đầu bình quân của đàn bò lai h−ớng sữa nuôi ở các hộ gia đình thành phố Hồ Chí Minh là 26,7 tháng, có tuổi đẻ lứa đầu thấp hơn nhiều so với bò lai h−ớng sữa F1 ở Ba Vì - Hà Tây, đàn F1 ở Ba Vì - Hà Tây có tuổi đẻ lứa đầu là 38,47 ± 0,47 tháng (Tăng Xuân L−u, 1999) [19] .

Nh− vậy tuổi đẻ lứa đầu của cả hai đàn Redsindhy và F1 Hà - ấn đều cao hơn so với đàn bò nuôi tại Ba Vì - Hà Tây là nơi có điều kiện khí hậu thời tiết t−ơng tự nông tr−ờng Việt–Mông và so với đàn bò của Mộc Châu – Thành phố Hồ Chí Minh và những nơi khác có khí hậu phù hợp hơn, dinh d−ỡng tốt hơn thì tuổi đẻ lứa đầu của hai đàn bò của nông tr−ờng Việt – Mông là rất cao.

4.1.4. Thời gian động dục lại sau khi đẻ, khoảng cách giữa hai lứa đẻ

Thời gian xuất hiện động dục sau khi đẻ là một chỉ tiêu quan trọng ảnh h−ởng tới khoảng cách giữa hai lứa đẻ và năng suất sinh sản của đàn bò. Qua theo dõi trực tiếp và điều tra, thời gian động dục lại sau đẻ và khoảng cách giữa hai lứa đẻ của đàn bò cái đ−ợc thể hiện qua bảng 4.5

Bảng 4.5. Thời gian động dục lại sau đẻ và khoảng cách giữa hai lứa đẻ

Thời gian động dục lại sau đẻ

(ngày)

Khoảng cách giữa hai lứa đẻ

(ngày) Đàn bò Số con theo dõi Số lứa đẻ x m X± Phạm vi biến động Số lứa đẻ x m X± Phạm vi biến động Redsindhy 125 252 180 ± 3,60 45 – 220 252 498 ± 10,20 398,5 - 801 F1 Hà -ấn 35 70 110 ± 5,80 35 – 210 70 439,2 ±14,5 350 – 689 Trung bình 160 322 164 ± 3,40 35 - 220 322 482 ± 11,0 350 – 801

Qua bảng 4.5 chúng tôi thấy đàn bò Redsindhy có thời gian động dục lại sau đẻ là 180,0 ngày và đàn bò F1 Hà-ấn là 110,0 ngày, nh− vậy đàn bò Redsindhy có thời gian động dục lại sau khi đẻ cao hơn đàn F1 Hà - ấn (P < 0,05).

Thời gian động dục lại sau khi đẻ phụ thuộc nhiều vào chế độ chăm sóc nuôi d−ỡng và hộ lý sau khi đẻ cũng nh− khoảng thời gian tách con sớm hay muộn, đồng thời qua nghiên cứu chúng tôi cũng thấy thời gian động dục lại sau khi đẻ có chiều h−ớng tăng lên từ lứa thứ 2 trở đi ở cả hai nhóm bò.

Theo kết quả nghiên cứu của Tăng Xuân L−u, 1999 [19] trên đàn bò lai h−ớng sữa nuôi tại Ba Vì - Hà Tây thì thời gian động dục lại sau đẻ của đàn cái F1 là 91,88 ± 4,20 và F2 là 106,17 ± 5,45.

Theo kết quả của chúng tôi, thời gian động dục lại sau khi đẻ của đàn bò Redsindhy so với năm 1993 có ngắn hơn song so với đàn bò lai h−ớng sữa nuôi ở các cơ sở khác trong n−ớc lại quá cao, thời gian này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nh− điều kiện chăm sóc nuôi d−ỡng, chế độ quản lý và ở đàn bò của Việt – Mông đặc biệt là tỷ lệ thay thế đàn quá thấp. Sự tác động tích cực về kỹ thuật có thể rút ngắn đ−ợc thời gian động dục lại sau đẻ.

Cũng qua bảng 4.5 chúng tôi thấy khoảng cách giữa hai lứa đẻ của 2 nhóm bò Redsindhy và F1 Hà-ấn t−ơng ứng 498 ± 11,2 và 439,2 ± 10,5 ngày. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của hai đàn bò có sự khác nhau và cao hơn rất nhiều ở đàn bò Redsindhy so với đàn F1 (498,0 so với 439,2 ngày).

Theo Caneiro và Cs (1957), Stonacker và Cs (1953) [59] ở ấn Độ giống bò lai Jersey ì Redsindhy có khoảng cách lứa đẻ trung bình là 16,2 tháng. Theo Lê Xuân C−ơng (1993) [5] cho biết khoảng cách hai lứa đẻ của bò vàng Việt Nam là 20,2 tháng.

Nguyễn Kim Ninh, 1994 [24] cho biết đàn bò F1 nuôi trong điều kiện thức ăn ổn định có khoảng cách hai lứa đẻ là 416 ± 10,68 ngày (13,7 tháng). Trần Trọng Thêm 1986 [26] cho biết khoảng cách hai lứa đẻ của đàn bò sữa Phù Đổng là 503 ± 37,8 ngày (16,7 tháng). Theo Lê Xuân C−ơng (1993) [5] khoảng cách giữa hai lứa đẻ của bò F1 nuôi tại miền nam là 488 ngày. Các tác giả Lê Viết Ly, Vũ Văn Nội, Vũ Chí C−ơng và Cs (1997) [17] khi nghiên cứu trên đàn bò sữa của Mộc Châu cho biết khoảng cách giữa hai lứa đẻ toàn đàn qua các năm 1992, 1993, 1994, 1995 t−ơng ứng qua các năm là 18,2 ; 18,0 ; 16,1 và 16,5 tháng ở đàn giống t−ơng ứng qua các năm là 17,1 ; 16,8 ; 15,2 và 15,4 tháng. Nh− vậy khoảng cách giữa 2 lứa đẻ qua các năm giảm dần và đàn bò giống đ−ợc nuôi tốt hơn có khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn. Vì yếu tố di truyền thì các giống khác nhau

có khoảng cách lứa đẻ khác nhau. Bò cùng một giống nh−ng với điều kiện chăm sóc nuôi d−ỡng và chế độ khai thác khác nhau cũng có lứa đẻ khác nhau (Nguyễn Tiến Văn, 1992) [34]

Qua kết quả nghiên cứu và nhận xét của các tác giả trên, chúng tôi thấy rằng các chỉ tiêu thu đ−ợc ở hai đàn bò của nông tr−ờng Việt-Mông là hoàn toàn phù hợp.

4.1.5. Hệ số phối giống, tỷ lệ thụ thai

Hệ số phối giống là số lần phối để một bò cái có chửa, hệ số bằng 1 là lý t−ởng nhất. Trong thực tế chăn nuôi khó đạt đ−ợc chỉ số này. Hệ số phối giống cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nh− chất l−ợng tinh dịch, kỹ thuật dẫn tinh, thời điểm gieo tinh, tình trạng sinh lý của gia súc v.v... Hệ số phối giống càng cao, hao phí vật t− nh− Nitơ, số liều tinh, dụng cụ và công lao động cho một bò có chửa càng lớn, hiệu quả chăn nuôi càng thấp.Tại nông tr−ờng Việt- Mông chúng tôi đã theo dõi tình hình phối giống trong 3 năm từ 2002 – 2005 và đã thu đ−ợc kết quả qua bảng 4. 6.

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng khả năng sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái redsindhy nuôi tại nông trường hữu nghị việt nam mông cổ, ba vì (Trang 47 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)