Một số chủ trương, đường lối của Đảng.

Một phần của tài liệu Lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 70 - 72)

- Tài nguyên du lịch:

3.1.1.1. Một số chủ trương, đường lối của Đảng.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ đường lối về phát triển thị trường sức lao động như sau:

- Phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự

gắn kết cung-cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm:

+ Có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, nhất là ở khu vực nông thôn.

+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đã qua đào tạo nghề, lao động nông nghiệp.

+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển chọn và sử dụng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước và bộ máy công quyền.

+ Đa dạng hoá các hình thức giao dịch việc làm; phát triển hệ thống thông tin về thị trường sức lao động trong nước và thế giới.

+ Có chính sách nhập khẩu lao động có chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ và quản lý ở những ngành, nghề cần ưu tiên phát triển.

+ Xây dựng hệ thống luật pháp về lao động và thị trường sức lao động nhằm bảo đảm quyền lựa chọn chỗ làm việc và nơi cư trú của người lao động; thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động; bảo đảm quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động.

- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri

thức:

+ Phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm đến năm 2010 có nguồn nhân lực với cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao; tỷ lệ lao động khu vực nông nghiệp còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội.

+ Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ. Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.

+ Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới.

- Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao:

+ Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu vực công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho việc xuất khẩu lao động.

+ Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề…

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề, lập nghiệp. + Tổ chức dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sản xuất phù hợp cho nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành.

Một phần của tài liệu Lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w