Sự biến đổi tiền công, tiền lương trên thị trường sức lao động.

Một phần của tài liệu Lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 49 - 56)

- Tài nguyên du lịch:

2.1.2.3 Sự biến đổi tiền công, tiền lương trên thị trường sức lao động.

Tiền lương, tiền công là một trong những chỉ tiêu phản ánh nội dung của thị trường sức lao động. Để xem xét đánh giá thu nhập của người lao động theo các giác độ khác nhau, chúng ta phân tích theo các nội dung sau:

*. Thu nhập theo nhóm tuổi.

Biểu 2.6: Thu nhập theo nhóm tuổi.

Đơn vị: 1000 đồng

Nhóm tuổi Chung Thành thị Nông thôn

Tổng số Trong đó: Nữ Tổng số Trong đó: Nữ Tổng số Trong đó: Nữ Tổng số 708 608 861 751 472 396 15 – 19 tuổi 486 503 569 551 444 481 20 – 24 tuổi 612 579 666 639 545 498 25 – 29 tuổi 723 620 822 708 555 474 30 – 34 tuổi 789 670 595 838 513 398 35 – 39 tuổi 740 591 917 749 472 360 40 – 44 tuổi 742 642 902 792 455 370 45 – 49 tuổi 773 666 936 827 452 373 50 – 54 tuổi 708 603 875 748 417 370 55 – 59 tuổi 612 468 797 673 346 254 Từ 60 trở lên 430 341 575 473 295 219

(Nguồn: thực trạng Lao động - việc làm thành phố Hải Phòng năm 2005) Qua bảng biểu trên ta thấy: Lao động thành thị có thu nhập bình quân cao hơn lao động nông thôn ở mọi nhóm tuổi. Ở cùng khu vực thành thị, thu nhập của lao động ở từng nhóm tuổi, độ tuổi khác nhau cũng khác nhau một cách rõ rệt: Thu nhập bình quân của lao động trong độ tuổi từ 15 – 29 tuổi không ổn định (cao nhất là 822.000đ, thấp nhất là 569.000đ) và thấp nhất (bình quân là 685.600đ); Thu nhập của lao động trong độ tuổi từ 30 – 49 tuổi là cao nhất và ổn định nhất: đều trên 900.000đ (bình quân là 928.500đ, cao nhất là 959.000đ và thấp nhất là 902.000đ). Có điều này là do lao động có đủ độ chín về tuổi đời cũng như tuổi nghề. Đối với lao động quản lý, họ đã có bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý còn đối với công nhân kỹ thuật, họ thường có tay nghề cao (từ bậc 4 trở lên)...; Lao động trong độ tuổi từ 50 tuổi trở lên có thu nhập bình quân 749.000đ (cao nhất 875.000đ trở xuống đến 575.000đ) cao hơn một chút so với lao động trong độ tuổi 15-29 tuổi nhưng vẫn thấp hơn thu nhập của lao động trong độ tuổi từ 30-49 tuổi và không ổn định.

Khu vực nông thôn, tình trạng thu nhập thấp hơn và có điểm khác hơn khu vực thành thị, đó là: số lao động có thu nhập cao hơn đều là lao động trẻ có độ tuổi chưa quá 34 tuổi, thu nhập bình quân của họ trên 500.000đ (514.250đ). Khu vực nông thôn do đặc thù công việc cần nhiều sức lực và sự nhanh nhẹn, vì vậy, lao động trẻ thường chiếm ưu thế do làm việc hiệu quả hơn nên có thu nhập cao hơn.

Thu nhập bình quân của lao động nữ cho dù ở bất cứ nhóm tuổi nào, ở khu vực thành thị hay nông thôn đều thấp hơn thu nhập bình quân của lao động là nam giới ở cùng nhóm tuổi và cùng khu vực.

*. Thu nhập theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Biểu 2.7: Thu nhập theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Đơn vị: 1000 đồng Trình độ chuyên môn

kỹ thuật

Chung Thành thị Nông thôn

Tổng số Trong đó: Nữ Tổng số Trong đó: Nữ Tổng số Trong đó: Nữ Tổng số 708 608 861 751 472 396

Chưa qua đạo tạo 515 462 678 623 366 316

Đã qua đào tạo nghề và tương đương Trong đó: CNKT có bằng 823 1.146 697 970 888 1.180 741 933 681 1.010 597 1.144 Trung học chuyên nghiệp 886 797 938 835 662 563 Cao đẳng, đại học trở lên 1.248 1.118 1.277 1.136 1.006 994 (Nguồn: thực trạng Lao động - việc làm thành phố Hải Phòng năm 2005)

Qua biểu trên ta thấy: Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động ở khu vực thành thị có thu nhập bình quân cao hơn lao động ở khu vực nông

thôn. Trong cùng khu vực, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao thì cũng có thu nhập bình quân càng cao. Ở khu vực thành thị: thu nhập của lao động chưa qua đào tạo thấp nhất là 678.000đ bằng 53,09% so với thu nhập của lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên (1.277.000đ); Thu nhập của lao động đã qua đào tạo nghề và tương đương (bao gồm cả chưa có bằng nghề và tương đương và CNKT có bằng) là 888.000đ bằng 69,54% so với thu nhập của lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên; Thu nhập của lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp là 938.000đ bằng 73,45% so với thu nhập của lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.

Qua phân tích trên ta thấy, thu nhập của lao động đã qua đào tạo nghề và tương đương, lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên đều cao hơn mức thu nhập bình quân ở khu vực thành thị (861.000đ). Điều này chứng tỏ số lượng lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số lao động có việc làm và có thu nhập ngay cả ở khu vực thành thị.

Khu vực nông thôn, cũng có tình trạng về thu nhập như ở khu vực thành thị tức là lao động là công nhân kỹ thuật có bằng và lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, mức chênh lệch về thu nhập giữa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và lao động chưa qua đào tạo cũng như lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trung bình lớn hơn so với mức chênh lệch này ở khu vực thành thị.

Lao động là công nhân kỹ thuật có bằng và lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên có thu nhập cao hơn và đồng đều ở cả nông thôn và thành thị, thu nhập bình quân của họ đều trên 1.000.000đ. Điều này chứng tỏ thị trường lao động đang cần nhiều lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tức cầu về lượng lao động này trên thị trường lao động lớn.

Thu nhập bình quân của lao động nữ ở các cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật, ở khu vực thành thị hay nông thôn đều thấp hơn thu nhập bình quân của lao động là nam giới ở cùng trình độ và cùng khu vực.

*. Thu nhập theo ngành kinh tế quốc dân.

Biểu 2.8. Thu nhập theo ngành kinh tế.

Đơn vị: 1000 đồng Ngành kinh tế quốc dân Chung Thành thị Nông thôn

Tổng số Trong đó: Nữ Tổng số Trong đó: Nữ Tổng số Trong đó: Nữ Tổng số 708 608 861 751 472 396

Nông lâm, ngư nghiệp 324 256 417 298 290 243

Công nghiệp và Xây dựng 861 769 922 810 738 685

Dịch vụ 902 797 936 826 730 654

(Nguồn: thực trạng Lao động - việc làm thành phố Hải Phòng năm 2005) Qua bảng biểu trên ta thấy: Theo ngành kinh tế quốc dân, lao động ở khu vực thành thị có thu nhập bình quân cao hơn lao động ở khu vực nông thôn. Ở khu vực thành thị cũng như khu vực nông thôn đều có tình trạng chung là, thu nhập của lao động làm việc trong những ngành khác nhau cũng khác nhau một cách rõ rệt: thu nhập của lao động làm việc trong ngành nông lâm, ngư nghiệp là 324.000đ thấp hơn 537.000đ và bằng 37,63% (chưa bằng một nửa) so với thu nhập của lao động làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng (861.000đ). Sự chênh lệch này còn lớn hơn so với thu nhập của lao

động ngành dịch vụ, cụ thể là thấp hơn 578.000đ và bằng 35.92% (bằng khoảng 1/3) so với thu nhập của lao động trong ngành dịch vụ.

*. Thu nhập theo loại hình kinh tế.

Biểu 2.10: Thu nhập theo loại hình kinh tế.

Đơn vị: 1000 đồng

Loại hình kinh tế Chung Thành thị Nông thôn

Tổng số Trong đó: Nữ Tổng số Trong đó: Nữ Tổng số Trong đó: Nữ Tổng số 708 608 861 751 472 396 Nhà nước 1.053 933 1.083 943 875 867 Tập thể 633 600 779 750 486 430 Tư nhân 917 761 951 760 845 762 Cá thể, hộ gia đình 554 479 710 639 385 310 Có vốn ĐTNN 1.124 940 1.289 1.084 715 666

(Nguồn: thực trạng Lao động - việc làm thành phố Hải Phòng năm 2005) Qua biểu trên, khu vực thành thị cũng như khu vực nông thôn đều theo một tình trạng chung là thu nhập của lao động làm việc trong những loại hình kinh tế khác nhau cũng khác nhau một cách rõ rệt và độ chênh lệch về thu nhập giữa các loại hình kinh tế là rất lớn: thu nhập của lao động làm việc trong loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất là 1.124.000đ cao hơn thu nhập của lao động trong loại hình kinh tế cá thể hộ gia đình (554.000đ, thấp nhất) 2,03 lần; thu nhập của lao động làm việc trong loại hình kinh tế tập thể là 633.000đ bằng 56,32%, tư nhân là 917.000đ bằng 81,58% so

với thu nhập của lao động trong loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; thu nhập của lao động trong loại hình kinh tế nhà nước có phần thấp hơn nhưng không đáng kể so với thu nhập của lao động trong loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (1.053.000đ so với 1.124.000đ).

Như vậy, trên địa bàn Hải Phòng thu nhập bình quân tháng của một lao động có việc làm nói chung là 708.000đ, trong đó thu nhập của lao động nữ là 605.000đ (thấp hơn so với mức bình quân chung là 103.000đ) . Thu nhập của khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. Thu nhập bình quân tháng 1 lao động có việc làm ở thành thị là 861.000đ, gấp 1,82 lần so với khu vực nông thôn (472.000đ). Lao động làm việc có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì thu nhập cao. Thu nhập bình quân tháng của 1 lao động đang làm việc có trình độ cao đẳng, đại học trở lên cao nhất là 1.248.000đ, công nhân kỹ thuật có bằng là 1.146.000đ và thấp nhất là lao động phổ thông (chưa qua đào tạo) là 515.000đ. Chênh lệch giữa mức thu nhập cao nhất và thấp nhất theo trình độ chuyên môn kỹ thuật là 2,42 lần. Theo ngành kinh tế quốc dân, thu nhập trong ngành dịch vụ cao nhất, tiếp đến là ngành công nghiệp-xây dựng và thấp nhất là ngành Nông-lâm-ngư nghiệp. Chênh lệch giữa thu nhập cao nhất và thu nhập thấp nhất là 2,80 lần. Lao động làm việc trong loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thu nhập cao nhất, sau đó là kinh tế Nhà nước và thấp nhất là khu vực còn lại. Chênh lệch giữa thu nhập cao nhất và thấp nhất là 1,60 lần. Ngoài ra, theo nghề nghiệp, lao động quản lý có mức thu nhập cao nhất. Thu nhập bình quân tháng của lao động quản lý là 1.268.000đ, thấp nhất là lao động giản đơn 481.000đ. Chênh lệch giữa mức thu nhập cao nhất và thấp nhất là 2,63 lần. Với vị thế công việc, chủ doanh nghiệp tư nhân có thu nhập cao nhất 1.370.000đ/tháng; Lao động làm công ăn lương là 964.000đ (trong đó khu vực nhà nước là 1.053.000đ); chênh lệch giữa mức thu nhập cao nhất và thấp nhất ở đây là 4,8 lần.

- Tiền lương tối thiểu thấp. Khu vực nhà nước áp dụng hệ thống thang bảng lương mang tính bình quân và chưa phản ánh rõ mối liên hệ giữa tiền lương với trình độ chuyên môn, tay nghề, với năng suất lao động và hiệu quả công việc.

- Tiền lương, tiền công chưa thực sự là đòn bẩy kích thích lao động sản xuất, chưa phản ánh đúng giá trị sức lao động.

Một phần của tài liệu Lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w