Đặc điểm tự nhiên: Vị trí địa lý:

Một phần của tài liệu Lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 34 - 35)

- Vị trí địa lý:

Hải Phòng là một thành phố ven biển, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 Km về phía đông nam. Về ranh giới hành chính, Hải Phòng tiếp giáp với Quảng Ninh ở phía Bắc; Hải Dương ở phía tây; Thái bình ở phía nam và với Biển Đông ở phía đông. Thành phố Hải Phòng có diện tích 1.519,2 km2, dân số 1.793.038 người, mật độ dân số 1.180 người/km2 và mức tăng dân số bình quân là 1,1%/năm. Thành phố có 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 218 đơn vị hành chính cấp xã; trong đó gồm: 5 quận nội thành, 1 thị xã, 5 huyện ngoại thành, 2 huyện đảo, 152 xã, 57 phường, 9 thị trấn.

Hải Phòng là một trong 3 cực tam giác tăng trưởng kinh tế năng động nhất vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, lại nằm trong khu vực 2 hành lang, 1 vành đai kinh tế của 6 quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), nên Hải Phòng có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hóa, công nghệ, lao động kỹ thuật, văn hóa xã hội để phát triển.

Hải Phòng nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Duyên Hải Bắc Bộ. Khí hậu Hải Phòng chia 2 mùa rõ rệt: mùa nóng (mưa) từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh (khô) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm từ 20 đến 23 độ C, chênh lệch nhiệt độ giữa nóng nhất và lạnh nhất có thể tới 12,9độ C. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600- 1800mm, tập trung tới 85% vào mùa mưa. Đặc điểm về khí hậu này là điều kiện thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi, nhất là một số sản phẩm được coi là thế mạnh cho chế biến bảo quản và xuất khẩu của Hải Phòng, như rau quả thực phẩm, hoa cây cảnh, lúa gạo, cây công nghiệp, lợn và gia cầm, nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu Lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 34 - 35)