Giải pháp kích cầu sức lao động.

Một phần của tài liệu Lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 93 - 98)

- Tài nguyên du lịch:

3.2.1. Giải pháp kích cầu sức lao động.

- Lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm theo hướng ưu tiên tăng trưởng cao đối với các ngành chủ lực, tận dụng ưu thế khoa học kỹ thuật để phát triển ngành kỹ thuật mới, công nghệ cao, phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa có một sự lựa chọn đặt ra đối với nước ta là: ‘Tăng trưởng kinh tế nhanh hay toàn dụng lao động’. Vì vấn đề dân số, lao động và việc làm tạo sức ép rất lớn đến mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 của nước ta. Do đó, nếu lựa chọn các ngành nghề sử dụng vốn lớn, kỹ thuật cao, đặc biệt là các ngành khai thác tài nguyên đất nước đem lại lợi ích kinh tế nhanh như năng lượng, dầu mỏ … thì không có khả năng tiệm cận mục tiêu toàn dụng lao động. Cho nên, chiến lược của nước ta nói chung, Hải Phòng nói riêng là khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và cả ở khu vực truyền thống lẫn hiện đại, cả thành thị và nông thôn, có khả năng tạo nhiều việc làm

hơn so với công nghiệp quy mô lớn. Để thực hiện chiến lược này Hải Phòng cần phải: Ưu tiên đầu tư hoặc khuyến khích đầu tư trực tiếp vào các ngành này. Thông qua việc tái phân phối cho người nghèo để làm tăng thu nhập và tiêu dùng của họ, mà cơ cấu tiêu dùng của người nghèo lại là những hàng hóa vừa ít yếu tố nhập khẩu vừa sử dụng nhiều lao động, vì thế sẽ có tác dụng tăng cầu việc làm.

- Tiếp tục phát triển các khu, cụm công nghiệp; phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân, trước hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp hoạt động nông nghiệp. Đẩy mạnh kinh tế hộ gia đình, tiểu chủ, tổ hợp sản xuất, hợp tác xã…

Kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hình thành sớm và phát triển khá nhanh. Thực tế những năm qua cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân là khu vực tạo nhiều chỗ việc làm, góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho người lao động. Khu vực kinh tế tư nhân có ưu điểm là suất đầu tư cho một chỗ việc làm rẻ, phù hợp với giai đoạn hiện nay là thiếu vốn, dư thừa lao động phổ thông. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân có mặt hạn chế, tiêu cực là: Bản chất của kinh tế tư nhân luôn vì động cơ và lợi ích cá nhân, sẵn sàng bỏ qua lợi ích chung của cộng đồng và xã hội, dễ dàng có hành vi vi phạm pháp luật để thu lợi bất chính. Do đó, trong những năm trước mắt, để tạo được nhiều chỗ làm việc ở khu vực này, Hải Phòng cần:

+ Xây dựng và tổ chức triển khai chiến lược phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố.

+ Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển, như: hỗ trợ về vốn, thông tin thị trường, đào tạo nhân lực.

+ Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính để tránh tiêu cực, gây phiền hà, tham nhũng …

+ Tăng cường nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra, giám sát của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và ngăn ngừa, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế tư nhân.

- Đẩy mạnh sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng đa sở hữu, có tiềm lực tài chính, công nghệ và lao động dẫn đầu tham gia thị trường trong nước và thế giới. Tiếp tục tiến trình cổ phần hoá, tập trung đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hoá thiết bị, công nghệ để tạo môi trường cạnh tranh nhằm phát triển và thu hút lao động.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là giải pháp có tác dụng hai mặt: Một mặt làm tăng cầu tại chỗ, mặt khác hạn chế dòng di cư có xu hướng ngày càng tăng từ nông thôn ra thành thị. Qua đó, dần nâng cao nguồn nhân lực ở nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động và giảm quy mô của thị trường sức lao động phi chính thức ở đô thị. Đảng và nhà nước ta luôn coi nông nghiệp, nông thôn là mặt trận hàng đầu không chỉ bởi ý nghĩa kinh tế mà còn bởi tầm quan trọng về mặt xã hội, chính trị. Đã có nhiều chính sách được ban hành, gần đây nhất là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa IX về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong phiên họp thường kỳ tháng 5/2002, Chính phủ cũng đã khảng định cần có phương hướng tích cực “đưa Luật doanh nghiệp về nông thôn”, vừa qua, Nghị quyết Đại hội X của Đảng tiếp tục khảng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là mặt trận hàng đầu. Do đó, đã có nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước được huy động nhằm mục tiêu này.

Trong thời gian tới, để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển thị trường sức lao động các cấp ủy Đảng, chính quyền Hải Phòng cần có cơ chế chính sách để làm tốt các nhiệm vụ sau:

Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành nông-lâm- ngư nghiệp theo hướng đa canh, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn, trên cơ sở cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm; đầu tư các công trình thủy lợi trọng điểm, đầu tư ứng dụng các loại giống cây trồng, con vật nuôi mới.

Tiếp tục phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ với phương châm đưa công nghiệp gắn với nguồn nguyên liệu, với thị trường, tạo sự liên kết, gắn bó giữa công nghiệp – nông nghiệp và dịch vụ nhằm vừa khai thác lợi thế và nguồn lợi giữa các tiểu vùng trong thành phố, vừa tham gia vào sự phân công hợp tác với khu vực đầu tư nước ngoài, với cả trong nước và quốc tế. Trước mắt, cần ưu tiên phát triển ngành chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Khuyến khích, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp dệt may, giày dép về địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, cũng cần phát triển những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động mà Hải Phòng có lợi thế như sản xuất vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ … khôi phục các làng nghề truyền thống, phát triển các làng nghề mới và các làng đã có nghề.

Công nghiệp hóa nông thôn luôn gắn với đô thị hóa, do đó cần phải đầu tư thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn một cách có quy hoạch tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, đời sống và môi trường.

Để thực hiện các biện pháp trên thì vấn đề mấu chốt, có tính chất tiền đề là phải xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và cơ sở hạ tầng xã hội cho khu vực nông thôn. Nhờ đó, quan hệ thuê mướn nhân công ở nông thôn được mở rộng, nông thôn sẽ có điều kiện rút ngắn khoảng cánh với thành thị.

- Phát triển kinh tế đối ngoại và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sẽ cung cấp cơ hội cho phép Hải Phòng thu hút được nhiều ngoại lực hơn, nhất

là đầu tư trực tiếp nước ngoài để mở rộng sản xuất-kinh doanh, tạo cơ hội việc làm cho người lao động.

Ngày nay, phát triển kinh tế đối ngoại và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra rất nhiều yêu cầu đối với nguồn nhân lực của các quốc gia. Trong điều kiện toàn cầu hóa, cùng với các thành tựu khoa học-công nghệ, nhân tố con người có ý nghĩa quyết định mức độ phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia. Nền kinh tế hiện đại cần cả 3 loại lao động: Lao động có kỹ thuật cao, có kỷ luật lao động; đội ngũ doanh nhân biết cách tổ chức sản xuất và kinh doanh trong các doanh nghiệp; đội ngũ cán bộ nhà nước có tâm huyết, có ý chí và tài năng. Do đó, để hội nhập thành công, Hải Phòng cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cần phải xây dựng đội ngũ doanh nhân vì đây là những nhà quản trị doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh kinh tế quốc tế, mặt khác phải có đội ngũ người lao động được đào tạo kỹ năng lao động chuyên nghiệp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi, cũng như biết tạo ra sự thay đổi làm nên năng lực, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Vì vậy, phát triển kinh tế đối ngoại, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời tạo nhiều chỗ việc làm cho người lao động.

- Mở rộng và phát triển thị trường sức lao động ngoài nước. Giữ ổn định và mở rộng các thị trường truyền thống như Đài Loan, Malaysia, khu vực Trung Đông, thị trường trên biển, đồng thời dần hình thành đội ngũ xuất khẩu lao động có trình độ cao vào các thị trường mới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Séc…

- Xây dựng chính sách ưu đãi về đầu tư, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; phát triển các dịch vụ có trình độ và chất lượng cao để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Hải Phòng.

Chuẩn bị tốt các điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho thu hút đầu tư nước ngoài. Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động xúc

tiến đầu tư, tạo lập đầu tư mới ngoài châu Á, chú trọng các tập đoàn lớn có tiềm lực về vốn, công nghệ, thương hiệu … Để làm được điều này, cần tăng cường chi ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, xúc tiến đầu tư; chuyển hướng thu hút đầu tư từ các đối tác ở khu vực châu Á sang các đối tác ở khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ … nhằm khai thác tiềm năng về vốn, công nghệ kỹ thuật hiện đại, có hàm lượng chất xám cao.

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thiểu khó khăn cho nhà đầu tư. Tăng cường kiểm tra, giám sát các hành vi nhũng nhiễu, tham nhũng, tiêu cực trong đầu tư nước ngoài. Thực hiện tốt nguyên tắc “một cửa, tại chỗ” trong hoạt động thu hút đầu tư.

Tăng cường bảo vệ, giải quyết những kiến nghị, khó khăn vướng mắc và hỗ trợ các dự án đầu tư nước ngoài hiện tại và các dự án đang gặp khó khăn khi triển khai về giải phóng mặt bằng … tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài.

- Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tạo việc làm, có cơ chế chính sách tạo việc làm phù hợp từ nguồn vốn: ngân sách nhà nước, vốn vay từ nước ngoài, vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức từ thiện, nguồn vốn trong dân. Đặc biệt quan tâm cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp thu hút, sử dụng nhiều lao động, các làng nghề, các hộ sản xuất hàng xuất khẩu; tập trung nguồn vốn nhiều hơn cho các khu vực có đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng.

- Phối hợp với các bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành phố để phát triển mạnh kinh tế vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, từng bước thu hút lao động từ các địa phương lân cận.

3.2.2. Giải pháp điều tiết quan hệ cung -cầu sức lao động, nâng cao

chất lượng cung sức lao động.

Một phần của tài liệu Lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w