Vòng đời và thời gian phát dục các pha của mọt S.hampe

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thành phần sâu hại cà phê chè; đặc điểm hình thái, sinh vật học, biến động số lượng của mọt đục quả (stephanoderes hampei ferriére ) và biện pháp phòng trừ chúng tại sơn la (Trang 52 - 58)

kiện nhiệt độ 25oC và 30oC, ẩm độ trung bình 83%

Vòng đời là chỉ tiêu quan trọng, là cơ sở cho công tác phòng trừ, vòng đời của mọt càng ngắn thì tốc độ phát triển của mọt càng nhanh, khi điều kiện thuận lợi mọt dễ dàng phát triển thành dịch và gây hại lớn.

Nghiên cứu của các tác giả n−ớc ngoài chỉ ra, khi nội nhũ trở nên cứng hơn, mọt đục quả sẽ đi vào, bắt đầu đào các hang, túi nhằng nhịt và đẻ trứng tại đó. Mọt đẻ khoảng 30-50 trứng, từ trứng phát triển thành các cá thể tr−ởng thành sau khoảng 25- 60 ngày tuỳ thuộc vào nhiệt độ và độ đặc của nội nhũ. Cá thể cái ở lại luôn trong quả với các con của nó (Baker et al, 1992). Đến giai đoạn tr−ởng thành, các cá thể cái (số l−ợng đông gấp 10 lần số l−ợng cá thể đực) chúng tiến hành giao phối với những anh em đực nhỏ bé, không bay đ−ợc. Một số con cái đã giao phối từ lứa thứ nhất sẽ ở lại trong quả và lại tiếp tục đẻ trứng (Baker et al, 1992). Những cá thể khác rời khỏi quả dù một l−ợng lớn trong số các cá thể này sẽ bị chết và tác nhân khiến chúng rời khỏi quả vẫn ch−a đ−ợc hiểu rõ. 3 thế hệ mọt vẫn có thể sống trong 1 quả dù 2 thế hệ đầu vẫn là đối t−ợng gây hại nhất. Trong 1 quả cà phê khô còn sót lại, sau khi thu

hoạch, rất ít khi tìm thấy hơn 100 cá thể mọt.

Th−ờng xác định đ−ợc có khoảng 8 lứa mọt hoặc nhiều hơn trong 1 năm, nh−ng thời gian tấn công muộn và có thể phải đợi một thời gian dài trong 1 quả cũ tr−ớc khi vũ hoá, điều không thể xảy ra là nhiều mọt có thể tăng lên trên 5 thế hệ trong 1 năm.

Qua nghiên cứu cho thấy: vòng đời và thời gian phát dục các pha của mọt Stephanoderes hampei phụ thuộc vào nhiệt độ (kết quả thể hiện bảng 4.10 và 4.11). Nhiệt độ càng cao thì thời gian phát dục các pha và vòng đời của mọt đục quả cà phê ngắn dần.

Bảng 4.10: Thời gian phát dục của mọt Stephanoderes hampei F. ( nhiệt độ 250c ẩm độ 83%) Pha phát dục Số cá thể (n) Thấp nhất (ngày) Cao nhất (ngày) Trung bình (ngày) Trứng 20 6,95 ± 0.39 7,00 ± 0,37 6,98 ± 0,38 Sâu non tuổi 1 20 12,05 ± 0,42 12,25 ± 0,26 12,15 ± 0,34 Sâu non tuổi 2 20 6,40 ± 0,24 6,60 ± 0,24 6,50 ± 0,24 Nhộng 20 6,45 ± 0,24 6,55 ± 0,24 6,50 ± 024 Tiền đẻ trứng 20 12,4 ± 0,44 12,7 ± 0.46 12,55 ± 0,45 Vòng đời 44,25 ± 0,35 45,1 ± 0,31 44,68 ± 0,33

Kết quả bảng 4.10 cho thấy: ở nhiệt độ 250C và ẩm độ 83%, thời gian phát dục của pha trứng là 6,98 ± 0,38 ngày, sâu non tuổi 1 là 12,15 ± 0,34 ngày, sâu non tuổi 2 là 6,5 ± 0,24 ngày, nhộng là 6,5 ± 0,24 ngày, tr−ởng thành là 12,55 ± 0,45 ngày. Vòng đời của mọt đục quả là 44,68 ± 0,33 ngày, xấp xỉ 45 ngày.

Kết quả bảng 4.11 cho thấy: ở nhiệt độ 300C và ẩm độ 83%, thời gian phát dục của pha trứng là 6,33 ± 0,31 ngày, sâu non tuổi 1 là 9,17 ± 0,30

ngày, sâu non tuổi 2 là 4,77 ± 0,20 ngày, nhộng là 5,68 ± 0,22 ngày, tr−ởng thành là 9,15 ± 0,42 ngày. Vòng đời của mọt đục quả là 35,10 ± 0,29 ngày, sấp sỉ 35 ngày.

Nh− vậy, cùng điều kiện độ ẩm nh−ng nhiệt độ khác nhau 300C & 250C, chênh lệch 50C vòng đời của mọt đục quả cà phê đã rút ngắn 10 ngày.

Vòng đời cũng nh− các pha phát dục của mọt Stephanoderes hampei đều phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì thời gian phát dục càng ngắn. Đây là cơ sở ( căn cứ vào điều kiện thời tiết) cho việc dự tính, dự báo lứa sâu mới và kế hoạch phòng chống mọt đục quả.

Bảng 4.11: Thời gian phát dục của mọt Stephanoderes hampei F. (nhiệt độ 300c ẩm độ 83%) Pha phát dục Số cá thể (n) Thấp nhất (ngày) Cao nhất (ngày) Trung bình (ngày) Trứng 20 6,25 ± 0,34 6,40 ± 0,28 6,33 ± 0,31 Sâu non tuổi 1 20 9,10 ± 0,30 9,25 ± 0,30 9,17 ± 0,30 Sâu non tuổi 2 20 4,75 ± 0,21 4,80 ± 0,19 4,77 ± 0,20 Nhộng 20 5,65 ± 0,23 5,70 ± 0,22 5,68 ± 0,22 Tiền đẻ trứng 20 9,10 ± 0,40 9,20 ± 0,45 9,15 ± 0,42 Vòng đời 34,85 ± 0,30 35,15 ± 0,29 35,1 ± 0,29

Trong pha sâu non, mọt có hai tuổi, sự lột xác chuyển tuổi từ tuổi 1 sang tuổi 2 có sự thay đổi lớn về kích th−ớc, thời gian phát dục cũng có sự khác biệt lớn giữa hai tuổi.

ở tuổi 1, thời gian phát dục khá dài (nhiệt độ 250C trung bình trên 12 ngày, 300C trung bình hơn 9 ngày), chuyển sang sâu non tuổi 2, thời gian phát dục ngắn hơn nhiều (nhiệt 250C trung bình trên 6 ngày, 300C trung bình gần 5 ngày).

Nh− vậy, thời gian phát dục của sâu non tuổi 1 ≈ 1,5 lần so với thời gian phát dục của sâu non tuổi 2.

Theo nghiên cứu, sâu non cái của mọt Stephanoderes hampei có hai tuổi và sâu non đực có một tuổi, khác với kết quả nghiên cứu trong từ điển bách khoa BVTV (1996) là sâu non cái có ba tuổi và sâu non đực có hai tuổi.

Thời gian phát dục của sâu non tuổi 1 theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi t−ơng ứng với thời gian phát dục của sâu non tuổi 1 và 2 trong từ điển bách khoa BVTV (1996), thời gian phát dục của sâu non tuổi 2 theo chúng tôi t−ơng ứng với thời gian phát dục của sâu non tuổi 3 trong từ điển bách khoa BVTV (1996).

Theo các nghiên cứu tr−ớc, thời gian phát dục các pha phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng tăng thì thời gian phát dục các pha càng ngắn, ở điều kiện nhiệt độ 250C thời gian phát dục các pha đều dài hơn so với ở điều kiện nhiệt độ 300C, thể hiện rõ nhất ở pha sâu non ( nhiệt độ 250C pha sâu non có thời gian phát dục ≈ 14 ngày, nhiệt độ 300C ≈ 19 ngày).

Để thấy rõ hơn về thời gian phát dục các pha của mọt Stephanoderes

hampei, đã tiến hành bóc tách trong 45 ngày (Có phụ lục kèm theo), mỗi ngày

20 quả cà phê (quả thu từ Hua La - Sơn La ngày 28 tháng 2 năm 2005) để ở điều kiện nhiệt độ bình th−ờng trong phòng, đếm số l−ợng các pha, từ cao điểm của các pha có thể tính đ−ợc thời gian phát dục các pha một cách gián tiếp. Kết quả đ−ợc thể hiện qua bảng 4.12.

Kết quả bảng 4.12 chỉ ra: Trong điều kiện nuôi trong phòng (từ 1/3 – 15/4 năm 2005, nhiệt độ trung bình 20,280C, ẩm độ 83,21%), thời gian phát dục của trứng là 12 ngày, sâu non tuổi 1:7 ngày, tuổi 2:12 ngày, nhộng:7 ngày, và tiền đẻ trứng: 9 ngày, tổng vòng đời: 48 ngày. So sánh số liệu trên với điều kiện nuôi nhân tạo, ở nhiệt độ 300C, thời gian phát dục của các pha chênh lệch nh− sau:

Bảng 4.12: Thời gian phát dục của mọt Stephanoderes hampei F. ở nhiệt độ khác nhau

Thời gian phát dục (ngày) Các pha phát dục Nhiệt độ 20,280C Nhiệt độ 300C ) Chênh lệch ( ngày) Trứng 11,40 ± 0,32 6,33 ± 0,31 5,07 ± 0,31 Sâu non 1 8,50 ± 0,29 9,17 ± 0,30 -1,12 ± 0,30 Sâu non 2 11,50 ± 0,25 4,77 ± 0,20 6,73 ± 0,20 Nhộng 7,40 ± 0,23 5,68 ± 0,22 1,72 ± 0,22 Tiền đẻ trứng 9,20 ± 0,39 9,15 ± 0,42 0,05± 0,41 Vòng đời 48,00 ± 0,30 35,1 ± 0,29 12,9 ± 0,29

Pha trứng dài hơn 5,07 ngày, sâu non tuổi 1 ngắn hơn 1,12 ngày, sâu non tuổi 2 dài hơn 6,73 ngày, nhộng dài hơn 1,72 ngày và tr−ởng thành ngắn hơn 0,05 ngày, tổng vòng đời của mọt kéo dài hơn 12,9 ngày so với điều kiện nuôi ở nhiệt độ 300C.

Nh− vậy, điều kiện nhiệt độ ảnh h−ởng lớn đến thời gian phát dục các pha của mọt đục quả.

Kết quả này phù hợp với kết quả nuôi nhân tạo ở 2 ng−ỡng nhiệt độ 250C và 300C.

Trong thời gian cuối (phụ lục 1) có hiện t−ợng số l−ợng mọt trong quả giảm, cao điểm là 27,95 sau 3 ngày xuống còn 24,55 con, số trứng đẻ ra ít hơn, nguyên nhân do quả cà phê sau một thời gian dài hái về bị khô và bị mọt gây hại nặng không còn đủ dinh d−ỡng để nuôi sống một số l−ợng lớn mọt cho nên một số con đã tự rời khỏi quả bò ra xung quanh và không đẻ trứng.

Đây cũng là một tập tính của mọt, phù hợp với các nghiên cứu ở Colombia, mọt sau vũ hoá sẽ bò ra khỏi quả và bay đi tìm một quả cà phê khác có nội nhũ cứng thích hợp cho việc đục vào quả đẻ trứng gây hại.

56

Thời gian đầu, chủ yếu chỉ có pha tr−ởng thành và pha trứng bên trong quả, sau đó pha sâu non tuổi 1; tuổi 2 và pha nhộng xuất hiện nhiều thì pha trứng giảm dần về số l−ợng. Trong quả có đầy đủ các pha phát dục nh−ng khi đó số l−ợng các pha không đồng đều mà có sự chênh lệch lớn, chỉ có 1-2 pha là có số l−ợng lớn, các pha còn lại có số l−ợng ít hơn.

Từ những kết quả trên, nhận thấy đ−ợc cao điểm các pha của mọt, trong thời gian tiềm ủ nguồn dịch và giúp công tác dự tính, dự báo đúng lứa sâu hại đầu tiên xuất hiện trên đồng ruộng.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thành phần sâu hại cà phê chè; đặc điểm hình thái, sinh vật học, biến động số lượng của mọt đục quả (stephanoderes hampei ferriére ) và biện pháp phòng trừ chúng tại sơn la (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)