cành chính đại diện 4 h−ớng.
- Kết hợp giữa điều tra thực tế trên đồng ruộng với việc phỏng vấn hộ nông dân (kỹ thuật sử dụng, kinh nghiệm phòng trừ).
3.2.2.2. Ph−ơng pháp điều tra diễn biến gây hại của mọt đục quả (Stephanoderes hampei F.) (Stephanoderes hampei F.)
Chọn điểm điều tra ngẫu nhiên theo ph−ơng pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra từ 2-3 cây (cố định). Trên mỗi cây điều tra 3 tầng, mỗi tầng điều tra 4 cành chính, đại diện 4 h−ớng. Mỗi cành điều tra ngẫu nhiên 30- 50 quả.
Điều tra định kỳ 30 ngày một lần, tính toán % hại và mức độ gây hại.
3.2.2.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái học mọt đục quả quả
+ Tìm hiểu đặc điểm hình thái của mọt đục quả cà phê (S. hampei F.)
- Quan sát đặc điểm hình thái các pha phát dục: trứng từ khi mới đẻ ra đến nở, sâu non tuổi 1 từ khi mới nở đến lột xác chuyển sang tuổi 2, sâu non tuổi 2 từ khi sâu non tuổi 1 vừa lột xác đến khi hoá nhộng, nhộng từ khi hoá nhộng đến vũ hoá tr−ởng thành, tr−ởng thành sau khi vũ hoá.
- Tiến hành đo kích th−ớc (chiều dài và chiều rộng) 20 cá thể bất kì ở mỗi pha: trứng, sâu non tuổi 1, sâu non tuổi 2, nhộng đực, nhộng cái, tr−ởng thành đực và cái.
- Chụp ảnh các pha phát dục của mọt đục hạt cà phê.
+ Tìm hiểu khả năng đẻ trứng của mọt S. hampei F. trên các tuổi quả cà phê khác nhau
ở mỗi độ tuổi quả cà phê, đặt 4 quả vào trong hộp nuôi sâu rồi thả 1 cặp tr−ởng thành cái vừa vũ hoá cho mọt đục vào quả. Sau 5 ngày bóc tách
quả cà phê bị đục kiểm tra 1 lần xem số trứng mọt đẻ và vị trí đục của mọt vào quả. Sau mỗi lần kiểm tra bỏ quả đã bị đục và thay bằng 4 quả cà phê mới. Nuôi ở điều kiện nhiệt độ th−ờng, với 5 độ tuổi quả: 42 ngày tuổi, 63 ngày tuổi, 84 ngày tuổi, 112 ngày tuổi và quả chín. Mỗi độ tuổi quả làm 10 hộp, 2 đợt thí nghiệm. Đợt 1 từ 1/3 đến 31/3, đợt 2 từ 1/4 đến 1/5 năm 2005.
+ Xác định vòng đời và thời gian phát dục các pha của mọt S. hampei F. ở điều kiện nhiệt độ 250C và 300C
Thả từng cặp tr−ởng thành vào hộp petri có chứa quả cà phê 16 tuần tuổi để mọt đục vào quả và đẻ trứng vào trong quả. Hàng ngày kiểm tra số trứng đẻ, lấy trứng mới đẻ cho vào quả cà phê mới, kiểm tra đến trứng chuyển sâu non tuổi 1 sẽ có thời gian phát dục của trứng, đến sâu non tuổi 1 lột xác chuyển sang sâu non tuổi 2 sẽ có thời gian phát dục của sâu non tuổi 1, đến sâu non tuổi 2 chuyển sang pha nhộng sẽ có thời gian phát dục của sâu non tuổi 2, đến nhộng vũ hoá tr−ởng thành sẽ có thời gian phát dục của pha nhộng, đến tr−ởng thành đẻ quả trứng đầu tiên sẽ có thời gian phát dục của tr−ởng thành.
Nuôi ở hai điều kiện nhiệt độ 250C và 300C. ở mỗi điều kiện nhiệt độ nuôi làm 2 đợt thí nghiệm: đợt 1 từ ngày 15/2 đến ngày 30/3, đợt 2 từ ngày 20/2 đến ngày 5/4 năm 2005. Mỗi đợt thí nghiệm nuôi 20 cá thể.
Đồng thời thu mẫu cà phê từ thực địa (Hua La) về, mỗi ngày bóc tách 20 quả cà phê và đếm số l−ợng các pha. Từ cao điểm xuất hiện của pha trứng đến cao điểm xuất hiện của pha sâu non tuổi 1 ta sẽ có thời gian phát dục của pha trứng, t−ơng tự từ cao điểm xuất hiện pha sâu non tuổi 1 đến cao điểm xuất hiện của pha sâu non tuổi 2 ta sẽ có thời gian phát dục của pha sâu non tuổi 1, từ cao điểm xuất hiện của pha sâu non tuổi 2 đến cao điểm xuất hiện của pha nhộng ta sẽ có thời gian phát dục của pha sâu non tuổi 2, từ cao điểm xuất hiện của pha nhộng đến cao điểm xuất hiện của pha tr−ởng thành ta sẽ có thời gian phát dục của pha nhộng, từ cao điểm xuất hiện của pha tr−ởng thành đến
cao điểm xuất hiện của pha trứng ta sẽ có thời gian phát dục của pha tr−ởng thành. Qua đây ta sẽ xác định đ−ợc một cách gián tiếp thời gian phát dục của các pha và vòng đời của mọt Stephanoderes hampei.
+ Tìm hiểu sự tấn công gây hại của mọt S. hampei F. ở các tuổi quả và vị trí xâm nhập vào quả cà phê
Thí nghiệm 1: Cho quả cà phê ở các độ tuổi khác nhau: 42 ngày, 63 ngày, 84 ngày, 112 ngày và 154 ngày (quả chín) sau ra hoa vào hộp nhựa có dung tích 2 lít có lỗ thoáng. Mỗi độ tuổi quả cho 50 quả (có đánh dấu các độ tuổi quả) vào hộp nhựa. Sau đó thả 100 mọt tr−ởng thành vào hộp nhựa chứa 250 quả cà phê năm độ tuổi khác nhau để mọt đục vào quả, đậy nắp hộp có để không khí l−u thông.
Thí nghiệm nhắc lại ba lần.
Sau một tuần kiểm tra số quả bị mọt đục ở các độ tuổi.
Thí nghiệm 2: Xác định các vị trí đục của mọt vào quả (ở các tuổi quả bị mọt đục nhiều nhất): cho 50 quả (ở độ tuổi bị mọt đục nhiều nhất) vào hộp nuôi sâu to, thả 50 mọt tr−ởng thành vào hộp nuôi sâu để mọt đục vào quả. Thí nghiệm nhắc lại ba lần.
Sau một tuần kiểm tra các vị trí đục của mọt vào quả, xác định vị trí mọt đục nhiều nhất.
3.2.2.4. Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hoá học và sinh học phòng trừ mọt đục quả (Stephanoderes hampei F.) hại cà phê chè
+ Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hoá học và sinh học trong phòng thí nghiệm.
- Khảo nghiệm trong phòng theo khối ngẫu nhiên.
- Thí nghiệm so sánh 4 loại thuốc hoá học với nhau. Mỗi loại thuốc phun theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp; mỗi cách phun với ba nồng độ; mỗi nồng độ nhắc lại ba lần đối chứng phun n−ớc lã.
- Phun trực tiếp: phun ở mỗi hộp nuôi sâu đã đặt 30 quả cà phê đã có 30 mọt đục sau 5 ngày (mỗi hộp nuôi sâu là 1 lần nhắc lại).
- Phun gián tiếp: phun vào hộp nuôi sâu có chứa 30 quả cà phê ch−a bị mọt đục, sau 24h mới thả 30 mọt tr−ởng thành vào mỗi hộp.
Thí nghiệm1: So sánh hiệu lực của 4 loại thuốc hoá học
Phun Supracide 40EC Phun Sherzol 35EC Phun Vitashield 40EC Phun Thasodant 35EC
Thí nghiệm2: So sánh hiệu lực của 2 loại thuốc trừ sâu sinh học
Phun Metarhizium anisopliae Phun Beauveria bassiana.
Kiểm tra số mọt còn sống sau khi phun 3 ngày, 7 ngày, 10 ngày. Đối với thuốc trừ sâu sinh học thì kiểm tra đến sau phun thuốc: 20 ngày, 30 ngày.
+ Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hoá học và sinh học ngoài đồng ruộng
- So sánh 6 loại thuốc, gồm 7 công thức, phun tại hai thời điểm khác nhau, cách nhau 30 ngày. Mỗi thí nghiệm phun thuốc hai lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Thí nghiệm nhắc lại 3 lần, bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCD) theo phuơng pháp thống kê nông nghiệp của Kwanchai.A.Gomez và Arturo A. Gomez. Mỗi ô thí nghiệm 30 m2 (15 cây) .
Công thức 1: Đối chứng (phun n−ớc lã) Công thức 2: Phun Supracide 40EC Công thức 3: Phun Sherzol 35EC Công thức 4: Phun Vitashield 40EC Công thức 6: Phun Thasodant 35EC
Công thức 5: Phun Metarhizium anisopliae Công thức 7: Phun Beauveria bassiana.