Tình hình nghiên cứu mọt đục hạt cà phê trong n− ớc

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thành phần sâu hại cà phê chè; đặc điểm hình thái, sinh vật học, biến động số lượng của mọt đục quả (stephanoderes hampei ferriére ) và biện pháp phòng trừ chúng tại sơn la (Trang 26)

Kết quả nghiên cứu năm 1979 của trung tâm EKMat [36] đã khẳng định mọt đục quả xuất hiện trên cà phê vối (Robusta) tại xã Hòa Thắng – Thành phố Buôn Ma Thuột, song mức độ gây hại không đáng kể.

Theo từ điển bách khoa BVTV năm 1996 [6] mọt đục hạt cà phê (Stephanoderes hampei Ferr) tr−ởng thành là loài cánh cứng dài 2.5mm, con đực 1.6mm, con đực không cánh. Tr−ởng thành cái xâm nhiễm vào thời điểm đỉnh cao của quả chín. Trứng đẻ thành đám 8 – 12 quả. Mỗi con cái đẻ 30 – 60 trứng, giai đoạn trứng từ 8 – 9 ngày. Sâu non không chân, màu trắng, đầu nâu. Sâu non đực có 2 tuổi trong thời gian 15 ngày, sâu non cái 3 tuổi trong 19 ngày. Nhộng 7 - 8 ngày.

Kết quả điều tra của chi cục KDTV vùng IV năm 1997 [4] cho thấy vị trí cành quả ảnh h−ởng đến tỉ lệ mọt phá hại: cà phê tầng cao, h−ớng Tây Nam, nhiều nắng, lắm gió có tỉ lệ quả bị mọt đục thấp, ng−ợc lại ở tầng thấp, h−ớng Đông Bắc, ít nắng, khuất gió có tỉ lệ quả bị mọt đục cao hơn.

Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen [8], cho rằng: tr−ởng thành màu nâu sẫm, cơ thể nhỏ, chiều dài thân 1-1.6mm. Thân có nhiều lông ngắn mọc lởm chởm. Tr−ởng thành đực có cánh màng bị thoái hoá, còn lại rất ngắn nên không bay đ−ợc và luôn ở trong trái. Tr−ởng thành có thể sống vài tháng và bắt đầu đẻ trứng sau 10-21 ngày sau khi vũ hoá. Một tr−ởng thành cái có thể đẻ 70-80 trứng. Thời gian ủ trứng từ 6-11 ngày. ấu trùng màu trắng, không chân, rất nhỏ, cơ thể th−ờng cong lại và có dạng hình chữ C. Thời gian phát triển của ấu trùng từ 14-28 ngày tuỳ điều kiện thời tiết. Thời gian nhộng phát triển từ 7-15 ngày. Tr−ởng thành đục một lỗ nhỏ ở phần núm của trái non 3-4 tháng chui vào bên trong hạt và đục thành các rảnh để đẻ trứng bên trong hạt. Tr−ởng thành cái đục vào bên trong trái cà phê và đẻ 20-50 trứng trong vòng 2-3 ngày. ấu trùng rất nhỏ đục bên trong phôi nhũ thành các đ−ờng ngoằn ngoèo. Nhộng đ−ợc hình thành ngay trong đ−ờng đục. Mọt bắt đầu tấn công và đẻ trứng bên trong trái vào đầu vụ và đạt cao điểm khi trái chín rộ. Cả tr−ởng thành và ấu trùng đều thích hạt già, chín hơn là hạt non.

Nguyễn Đức Thuấn và cộng sự 2002 - 2004 [30], cho thấy mọt đục quả xuất hiện trên cà phê chè và gây hại lớn ở một số vùng trồng cà phê tập trung của tỉnh Sơn La.

ở n−ớc ta, để phòng trừ mọt đục quả cà phê các nhà khoa học khuyến cáo nông dân thực hiện các biện pháp: thu hoạch cà phê chín kịp thời không để kéo dài, sau thu hoạch tận thu hết những quả còn sót lại trên cây và l−ợm sạch những quả rụng còn nằm ở d−ới đất để cắt đứt nguồn c− trú của mọt, ngăn chặn mọt tồn tại và gây hại ở vụ sau.

Mọt đục quả cà phê S.hampei loài dịch hại mới đang phát triển rộng tại Sơn La, chúng làm giảm năng suất cà phê, ảnh h−ởng tới giá trị sản phẩm xuất khẩu. Nông dân đã dùng một số loại thuốc phun phòng song số lần phun, nồng độ, liều l−ợng, loại thuốc dùng rất khác nhau, thậm chí sử dụng cả các loại thuốc hoá học đã cấm sử dụng. Việc nghiên cứu tìm biện pháp phòng trừ đối với loài dịch hại này là cấp bách trong những năm gần đây.

Phần 3: Nội dung, vật liệu và ph−ơng pháp nghiên cứu 3.1. Nội dung nghiên cứu

1. Xác định thành phần sâu hại chính trên cà phê chè tại tỉnh Sơn La. 2. Tìm hiểu tình hình gây hại, biến động mật độ của mọt đục quả

(Stephanoderes hampei F.).

3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của mọt đục quả cà phê (Stephanoderes hampei F.).

4. Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hoá học, sinh học phòng trừ mọt đục quả (Stephanoderes hampei F.).

3.2. Vật liệu và Ph−ơng pháp nghiên cứu 3.2.1. Vật liệu nghiên cứu 3.2.1. Vật liệu nghiên cứu

Sâu hại: Mọt đục quả cà phê chè (Stephanoderes hampei F.) Cây trồng : Cà phê chè: Coffea Arabica.L.

Các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong thí nghiệm: Supracide 40EC

Sherzol 35EC Vitashield 40 EC Thasodant 35EC

Thuốc trừ sâusinh học:Beauveria bassiana Thuốc trừ sâusinh học: Metarhizium anisopliae.

Dụng cụ nghiên cứu: Các loại hộp petri, bình tam giác 1000ml, kính lúp cầm tay, kính lúp soi nổi, máy ảnh, vợt…

3.2.2. Ph−ơng pháp nghiên cứu

3.2.2.1. Ph−ơng pháp điều tra thành phần sâu hại chính

- Điều tra theo tuyến, chọn địa điểm đại diện nhất cho từng vùng.

- Chọn điểm điều tra theo điểm ngẫu nhiên cứ 3 hàng lấy 1; 3 cây lấy 1. Trên cây quan sát toàn bộ cây để phát hiện dấu vết hoặc triệu chứng bị hại hoặc biến dạng (cả những lá và quả bị rụng d−ới đất). Trên cành điều tra 4 cành chính đại diện 4 h−ớng.

- Kết hợp giữa điều tra thực tế trên đồng ruộng với việc phỏng vấn hộ nông dân (kỹ thuật sử dụng, kinh nghiệm phòng trừ).

3.2.2.2. Ph−ơng pháp điều tra diễn biến gây hại của mọt đục quả (Stephanoderes hampei F.) (Stephanoderes hampei F.)

Chọn điểm điều tra ngẫu nhiên theo ph−ơng pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra từ 2-3 cây (cố định). Trên mỗi cây điều tra 3 tầng, mỗi tầng điều tra 4 cành chính, đại diện 4 h−ớng. Mỗi cành điều tra ngẫu nhiên 30- 50 quả.

Điều tra định kỳ 30 ngày một lần, tính toán % hại và mức độ gây hại.

3.2.2.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái học mọt đục quả quả

+ Tìm hiểu đặc điểm hình thái của mọt đục quả cà phê (S. hampei F.)

- Quan sát đặc điểm hình thái các pha phát dục: trứng từ khi mới đẻ ra đến nở, sâu non tuổi 1 từ khi mới nở đến lột xác chuyển sang tuổi 2, sâu non tuổi 2 từ khi sâu non tuổi 1 vừa lột xác đến khi hoá nhộng, nhộng từ khi hoá nhộng đến vũ hoá tr−ởng thành, tr−ởng thành sau khi vũ hoá.

- Tiến hành đo kích th−ớc (chiều dài và chiều rộng) 20 cá thể bất kì ở mỗi pha: trứng, sâu non tuổi 1, sâu non tuổi 2, nhộng đực, nhộng cái, tr−ởng thành đực và cái.

- Chụp ảnh các pha phát dục của mọt đục hạt cà phê.

+ Tìm hiểu khả năng đẻ trứng của mọt S. hampei F. trên các tuổi quả cà phê khác nhau

ở mỗi độ tuổi quả cà phê, đặt 4 quả vào trong hộp nuôi sâu rồi thả 1 cặp tr−ởng thành cái vừa vũ hoá cho mọt đục vào quả. Sau 5 ngày bóc tách

quả cà phê bị đục kiểm tra 1 lần xem số trứng mọt đẻ và vị trí đục của mọt vào quả. Sau mỗi lần kiểm tra bỏ quả đã bị đục và thay bằng 4 quả cà phê mới. Nuôi ở điều kiện nhiệt độ th−ờng, với 5 độ tuổi quả: 42 ngày tuổi, 63 ngày tuổi, 84 ngày tuổi, 112 ngày tuổi và quả chín. Mỗi độ tuổi quả làm 10 hộp, 2 đợt thí nghiệm. Đợt 1 từ 1/3 đến 31/3, đợt 2 từ 1/4 đến 1/5 năm 2005.

+ Xác định vòng đời và thời gian phát dục các pha của mọt S. hampei F. ở điều kiện nhiệt độ 250C và 300C

Thả từng cặp tr−ởng thành vào hộp petri có chứa quả cà phê 16 tuần tuổi để mọt đục vào quả và đẻ trứng vào trong quả. Hàng ngày kiểm tra số trứng đẻ, lấy trứng mới đẻ cho vào quả cà phê mới, kiểm tra đến trứng chuyển sâu non tuổi 1 sẽ có thời gian phát dục của trứng, đến sâu non tuổi 1 lột xác chuyển sang sâu non tuổi 2 sẽ có thời gian phát dục của sâu non tuổi 1, đến sâu non tuổi 2 chuyển sang pha nhộng sẽ có thời gian phát dục của sâu non tuổi 2, đến nhộng vũ hoá tr−ởng thành sẽ có thời gian phát dục của pha nhộng, đến tr−ởng thành đẻ quả trứng đầu tiên sẽ có thời gian phát dục của tr−ởng thành.

Nuôi ở hai điều kiện nhiệt độ 250C và 300C. ở mỗi điều kiện nhiệt độ nuôi làm 2 đợt thí nghiệm: đợt 1 từ ngày 15/2 đến ngày 30/3, đợt 2 từ ngày 20/2 đến ngày 5/4 năm 2005. Mỗi đợt thí nghiệm nuôi 20 cá thể.

Đồng thời thu mẫu cà phê từ thực địa (Hua La) về, mỗi ngày bóc tách 20 quả cà phê và đếm số l−ợng các pha. Từ cao điểm xuất hiện của pha trứng đến cao điểm xuất hiện của pha sâu non tuổi 1 ta sẽ có thời gian phát dục của pha trứng, t−ơng tự từ cao điểm xuất hiện pha sâu non tuổi 1 đến cao điểm xuất hiện của pha sâu non tuổi 2 ta sẽ có thời gian phát dục của pha sâu non tuổi 1, từ cao điểm xuất hiện của pha sâu non tuổi 2 đến cao điểm xuất hiện của pha nhộng ta sẽ có thời gian phát dục của pha sâu non tuổi 2, từ cao điểm xuất hiện của pha nhộng đến cao điểm xuất hiện của pha tr−ởng thành ta sẽ có thời gian phát dục của pha nhộng, từ cao điểm xuất hiện của pha tr−ởng thành đến

cao điểm xuất hiện của pha trứng ta sẽ có thời gian phát dục của pha tr−ởng thành. Qua đây ta sẽ xác định đ−ợc một cách gián tiếp thời gian phát dục của các pha và vòng đời của mọt Stephanoderes hampei.

+ Tìm hiểu sự tấn công gây hại của mọt S. hampei F. ở các tuổi quả và vị trí xâm nhập vào quả cà phê

Thí nghiệm 1: Cho quả cà phê ở các độ tuổi khác nhau: 42 ngày, 63 ngày, 84 ngày, 112 ngày và 154 ngày (quả chín) sau ra hoa vào hộp nhựa có dung tích 2 lít có lỗ thoáng. Mỗi độ tuổi quả cho 50 quả (có đánh dấu các độ tuổi quả) vào hộp nhựa. Sau đó thả 100 mọt tr−ởng thành vào hộp nhựa chứa 250 quả cà phê năm độ tuổi khác nhau để mọt đục vào quả, đậy nắp hộp có để không khí l−u thông.

Thí nghiệm nhắc lại ba lần.

Sau một tuần kiểm tra số quả bị mọt đục ở các độ tuổi.

Thí nghiệm 2: Xác định các vị trí đục của mọt vào quả (ở các tuổi quả bị mọt đục nhiều nhất): cho 50 quả (ở độ tuổi bị mọt đục nhiều nhất) vào hộp nuôi sâu to, thả 50 mọt tr−ởng thành vào hộp nuôi sâu để mọt đục vào quả. Thí nghiệm nhắc lại ba lần.

Sau một tuần kiểm tra các vị trí đục của mọt vào quả, xác định vị trí mọt đục nhiều nhất.

3.2.2.4. Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hoá học và sinh học phòng trừ mọt đục quả (Stephanoderes hampei F.) hại cà phê chè

+ Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hoá học và sinh học trong phòng thí nghiệm.

- Khảo nghiệm trong phòng theo khối ngẫu nhiên.

- Thí nghiệm so sánh 4 loại thuốc hoá học với nhau. Mỗi loại thuốc phun theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp; mỗi cách phun với ba nồng độ; mỗi nồng độ nhắc lại ba lần đối chứng phun n−ớc lã.

- Phun trực tiếp: phun ở mỗi hộp nuôi sâu đã đặt 30 quả cà phê đã có 30 mọt đục sau 5 ngày (mỗi hộp nuôi sâu là 1 lần nhắc lại).

- Phun gián tiếp: phun vào hộp nuôi sâu có chứa 30 quả cà phê ch−a bị mọt đục, sau 24h mới thả 30 mọt tr−ởng thành vào mỗi hộp.

Thí nghiệm1: So sánh hiệu lực của 4 loại thuốc hoá học

Phun Supracide 40EC Phun Sherzol 35EC Phun Vitashield 40EC Phun Thasodant 35EC

Thí nghiệm2: So sánh hiệu lực của 2 loại thuốc trừ sâu sinh học

Phun Metarhizium anisopliae Phun Beauveria bassiana.

Kiểm tra số mọt còn sống sau khi phun 3 ngày, 7 ngày, 10 ngày. Đối với thuốc trừ sâu sinh học thì kiểm tra đến sau phun thuốc: 20 ngày, 30 ngày.

+ Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hoá học và sinh học ngoài đồng ruộng

- So sánh 6 loại thuốc, gồm 7 công thức, phun tại hai thời điểm khác nhau, cách nhau 30 ngày. Mỗi thí nghiệm phun thuốc hai lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Thí nghiệm nhắc lại 3 lần, bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCD) theo phuơng pháp thống kê nông nghiệp của Kwanchai.A.Gomez và Arturo A. Gomez. Mỗi ô thí nghiệm 30 m2 (15 cây) .

Công thức 1: Đối chứng (phun n−ớc lã) Công thức 2: Phun Supracide 40EC Công thức 3: Phun Sherzol 35EC Công thức 4: Phun Vitashield 40EC Công thức 6: Phun Thasodant 35EC

Công thức 5: Phun Metarhizium anisopliae Công thức 7: Phun Beauveria bassiana.

3.2.3. Ph−ơng pháp tính toán

Σ cây, cành, lá, đốt, quả bị hại

Tỷ lệ bị sâu hại (%) = x 100 Σ cây, cành, lá, đốt, quả điều tra

+ Tính hiệu lực của thuốc trong phòng: sử dụng công thức Abbott:

Hiệu lực thuốc (%) = − ⋅100

C T C

Trong đó: T : Tỷ lệ mọt sống ở công thức xử lý thuốc sau phun thuốc

C : Tỷ lệ mọt sống ở công thức đối chứng cùng thời điểm đó. + Tính hiệu lực thuốc hóa học ngoài đồng: theo công thức Henderson - Tilton (Otto Zahner, 1981).

Ta Cb

Độ hữu hiệu (%) = (1 - x ) x 100 Ca Tb

Trong đó:

Tb: Số l−ợng mọt sống ở công thức thí nghiệm tr−ớc khi phun thuốc. Ta: Số l−ợng mọt sống ở công thức thí nghiệm sau khi phun thuốc. Cb: Số l−ợng mọt sống ở công thức đối chứng tr−ớc khi phun thuốc. Ca: Số l−ợng mọt sống ở công thức đối chứng sau khi phun thuốc.

+ Kích th−ớc trung bình các pha phát dục: trứng, sâu non các tuổi, tr−ởng

thành N i ∑ = X X Trong đó: X : kích th−ớc trung bình (mm) Xi: kích th−ớc từng cá thể (mm) N: tổng số cá thể theo dõi 34

+ Thời gian phát dục trung bình của các pha phát dục: trứng, sâu non các tuổi, tr−ởng thành N i ∑ = X X

Trong đó: X: thời gian phát dục trung bình (ngày)

Xi: thời gian của từng cá thể trong một pha phát dục (ngày) N : tổng số cá thể theo dõi

+ Xác định vòng đời

X=∑X Trong đó: X: thời gian vòng đời (ngày)

X: thời gian phát dục trung bình từng pha (ngày)

3.2.4. Ph−ơng pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu trên máy tính theo ch−ơng trình IRRISTAT 4.0. - Tính thống kê:

Số liệu đ−ợc tính toán và xử lý theo ch−ơng trình thống kê Excel (X ±∆) ở độ tin cậy 95% với: ∆ =

1 − ì N tα δ Trong đó: ∆: sai số −ớc l−ợng.

δ : ph−ơng sai ngẫu nhiên. α

t : giá trị tra bảng Student ở mức ý nghĩa α = 0,05

n = N-1: dung l−ợng mẫu thí nghiệm.

3.2.5. Địa điểm nghiên cứu

Một số xã trồng cà phê tập trung của Huyện Thuận Châu, thị xã Sơn La, huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La.

Phòng thí nghiệm của Trung tâm nghiên cứu cà phê Ba Vì và phòng thí nghiệm của Bộ môn Côn trùng Khoa Nông học tr−ờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

Phần 4: kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Xác định thành phần sâu hại chính trên Cà phê chè tại tỉnh Sơn La Sơn La

Kết quả điều tra thành phần sâu hại tại tỉnh Sơn La năm 2004 - 2005 đ−ợc trình bày ở bảng 4.1.

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: Qua các đợt điều tra tại các vùng trồng cà phê thuộc tỉnh Sơn La đã phát hiện đ−ợc 15 loài côn trùng và nhện hại trên cà phê, từ v−ờn −ơm, v−ờn cà phê kiến thiết cơ bản và v−ờn cà phê kinh doanh. thuộc 6 bộ, 10 họ và một loại nhện. Có 4 loài hại trên thân, 7 loài hại trên lá, 2 loài hại trên cây non, một loại hại hạt và một loại hại gốc rễ. Mức độ hại từ phổ biến cho đến rất phổ biến. Song tác hại của mỗi loại sâu hại lại có tính chất khác nhau (hình 1- 6).

Có hai loại sâu hại xuất hiện phổ biến gây tổn thất rất lớn tuỳ thuộc vào độ tuổi v−ờn cà phê cần đ−ợc quan tâm:

Thời kỳ cà phê kiến thiết cơ bản (một năm trồng mới hai năm chăm sóc) có sâu tiện vỏ chúng gây tổn thất lớn có v−ờn sau hai năm phải phá bỏ và trồng mới lại hoàn toàn.

Thời kỳ kinh doanh (từ thu bói sau trồng 3 năm tới hết chu kỳ kinh doanh I khoảng 10-12 năm sau) có mọt đục quả chúng gây hại rất lớn cho các v−ờn cà phê suốt trong chu kỳ kinh doanh làm giảm năng suất và chất l−ợng.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thành phần sâu hại cà phê chè; đặc điểm hình thái, sinh vật học, biến động số lượng của mọt đục quả (stephanoderes hampei ferriére ) và biện pháp phòng trừ chúng tại sơn la (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)