Sức ép từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần điện cơ hải phòng (Trang 49 - 50)

II. Nợ dài hạn

2.3.3.2.Sức ép từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

B- VỐN CHỦ SỞ

2.3.3.2.Sức ép từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Lực lượng này bao gồm các công ty hiện không cạnh tranh trong ngành nhưng họ có khả năng làm điều đó nếu họ muốn. Như đã phân tích ở trên, nhiệt độ ngày một tăng lên khiến nhu cầu sử dụng quạt càng gia tăng. Nhận thấy thị trường quạt điện là một mảnh đất màu mỡ nên đã có rất nhiều doanh nghiệp chuyển hướng kinh doanh sang mặt hàng này. Hiện nay đã có một số doanh nghiệp kinh doanh thiết bị gia đình cũng kinh doanh thêm mặt hàng quạt điện như hàng tiêu dùng LION ( trước đây kinh doanh các mặt hàng nồi cơm điện, máy xay sinh tố, nay có thêm mặt hàng quạt điện). Nhận diện các đối thủ mới có thể thâm nhập vào ngành là một điều quan trọng, bởi họ có thể đe doạ đến thị phần của các công ty hiện có trong ngành, họ sẽ đem vào cho ngành các năng lực sản xuất mới. Chính vì vậy công ty cần phải hoạt động hiệu quả hơn để nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình.

2.3.3.3. Sức ép từ người cung ứng.

Khả năng của nhà cung cấp yêu cầu với công ty tuỳ thuộc vào quyền lực tương đối giữa họ với công ty. Do nguyên liệu đang ngày càng khan hiếm nên giá của nguyên liệu đầu vào tăng cao khiến cho giá thành sản phẩm cũng vì thế tăng lên, việc cạnh tranh gặp nhiều khó khăn hơn. Đối với ngành quạt điện thì nguyên liệu chính sử dụng là nhựa, chiếm gần 80% tổng chi phí nguyên vật liệu. Tuy nhiên công ty Cổ phần Điện cơ Hải Phòng không phải chịu sức ép lớn từ phía nhà cung ứng vì đây là một nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước và ổn định, mặt khác công ty có ba nhà cung cấp nguyên liệu nhựa APS và PP là công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, công ty Nhựa An Phú và công ty Nhựa Thành Đạt.

2.3.3.4. Sức ép từ phía khách hàng.

Cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thực chất là cạnh tranh giành lấy niềm tin và tình cảm của khách hàng. Nhu cầu của khách hàng ngày một phong phú và đa dạng, họ yêu cầu cao hơn về sản phẩm. Khách hàng thường mong muốn mua được những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp mà giá cả lại phải chăng. Chính khách hàng là động lực để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

2.3.3.5. Sức ép từ sản phẩm thay thế.

Những sản phẩm thay thế là những sản phẩm của các ngành mà phục vụ những nhu cầu khách hàng tương tự như đối với ngành đang phân tích. Sự tồn tại của các sản phảm thay thế gần gũi biểu hiện một sự đe doạ cạnh tranh, làm giới hạn khả năng đặt giá cao và do đó giới hạn khả năng sinh lời của nó. Do xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của người dân tăng cao, họ có nhu cầu được sử dụng những sản phẩm cao cấp hơn như điều hoà nhiệt độ, quạt nóng đảo chiều,... Ngày nay máy điều hoà nhiệt độ đang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn để thay thế quạt điện. Đó là một đe doạ lớn không chỉ với riêng công ty mà với tất cả các ngành sản xuất và kinh doanh quạt điện.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần điện cơ hải phòng (Trang 49 - 50)