Định hướng nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 57 - 59)

ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM.

3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT trong thời gian tớ

gian tới

Trong thời gian tới, nước ta chuẩn bị bước vào giai đoạn thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015. Đây là giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển 10 năm 2011- 2020, với mục tiêu tổng quát đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp có trình độ phát triển trung bình. Theo đó, kế hoạch này được xây dựng trên 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường. Về kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn này là GDP bình quân 5 năm tăng 7%-8%/năm, tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân 12%/năm, tỷ trọng đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 khoảng 40-41% GDP. GDP năm 2015 đạt khoảng 200 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.100 USD, gấp 1,7 lần năm 2010. Về xã hội, chỉ tiêu chủ yếu tới 2015 là tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 55%, quy mô dân số là 93 triệu người, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm 2%/năm, tỷ lệ thất nghiệp thành thị khoảng 4%. Về môi trường, chỉ tiêu chủ yếu đặt ra tới năm 2015 là tăng tỷ lệ che phủ rừng lên 42,5%, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch hợp vệ sinh khoảng 96%, dân cư thành thị được cung cấp nước sạch khoảng 98%...

Bên cạnh đó, nước ta ngày càng đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đáng kể đến nhất là việc nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Sau hơn 3 năm gia nhập, Việt Nam đã thực hiện tốt các cam kết và từng bước

khẳng định uy tín của mình trên trường quốc tế. Theo báo cáo tổng kết công tác hội nhập kinh tế quốc tế năm 2009 của Uỷ ban quốc gia, công tác hội nhập kinh tế quốc tế thu được nhiều thành tựu to lớn: Khối lượng xuất khẩu lớn, FDI đạt trên 22 tỷ USD, ODA đạt trên 8 tỷ USD. Về quan hệ kinh tế đa phương, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng trong trong lĩnh vực kinh tế như Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN, Hiệp định an ninh dầu khí, Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với Australia và New Zealand, Hiệp định đầu tư ASEAN-Trung Quốc… tiếp tục tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được còn có rất nhiều thách thức trong quá trình hội nhập, cả trong nước và quốc tế, đòi hỏi nước ta phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện, đảm bảo sự gắn kết cùng phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng các yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc hoàn thiện hệ thống thuế và nâng cao hiệu quả quản lý thuế càng trở nên hết sức cấp bách, nhằm đảm bảo hệ thống thuế Nước ta phù hợp với hệ thống thuế với các nước, đảm bảo nguồn thu ngân sách; khuyến khích đầu tư công nghệ mới; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành hàng và nền kinh tế; bảo vệ có trọng điểm, có thời hạn đối với sản xuất trong nước. Riêng đối với thuế GTGT - một trong những loại thuế gián thu có phương pháp thu thuế khoa học và tiên tiến nhất hiện nay - sẽ trở thành sắc thuế chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trong hệ thống chính sách thuế ( khoảng 30% tổng thu ngân sách), đóng vai trò bù đắp nguồn thu thuế nhập khẩu khi cắt giảm thuế theo cam kết quốc tế và góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế. Chính vì thế, vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT càng trở nên hết sức cấp bách.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w