Quản lý việc sử dụng hoá đơn chứng từ

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 37 - 39)

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi cục thuế Gia Lâm:

2.2.2.3Quản lý việc sử dụng hoá đơn chứng từ

Chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ được thực hiện theo nghị định số 89/NĐ-CP ngày 7/11/2002, và các văn bản hướng dẫn thi hành: thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002, thông tư số 99/2003/TT-BTC ngày 23/10/2003.

Trong những năm qua, chi cục thuế Gia Lâm đã phấn đấu thực hiện tốt công tác quản lý việc sử dụng hoá đơn chứng từ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp NQD. Các cơ sở khi mua mới phải đầy đủ hồ sơ theo luật định. Khi nhận được hồ sơ mua hoá đơn lần đầu của đơn vị, cán bộ thuế đã tiến hành kiểm tra sự tồn tại thực tế của đơn vị trước khi tiến hành bán hoá đơn, đồng thời mở sổ theo dõi và cấp sổ ST-22/HĐ cho đơn vị. Đối với các trường hợp mua bán hoá đơn trước đây, tiến hành rà soát lại các thủ tục mua lần đầu và tiến hành bổ sung cho đúng theo quy định. Căn cứ bảng kê, số lượng hoá đơn đã sử dụng, đã kê khai thuế do đơn vị cung cấp, cán bộ thuế xác định số lượng hoá đơn cần bán cho tổ chức, cá nhân lần tiếp sau cho phù hợp. Chi cục công khai các thủ tục mua hoá đơn lần đầu cũng như các lần tiếp theo, đồng thời chỉ đạo các bộ phận, phối hợp với nhau tạo điều kiện cho đối tượng mua hoá đơn một cách thuận tiện nhất nhưng vẫn đảm bảo quản lý tốt các đối tượng. Đối với các đối tượng mua hoá đơn là người nơi khác đến kinh doanh trên địa bàn, chi cục đã nắm bắt, quản lý phù hợp, tránh tình trạng lợi dụng để kinh doanh hoá đơn.

Trên địa bàn huyện Gia Lâm, tất cả các doanh nghiệp NQD đang hoạt động đều mua hoá đơn. Do lượng hoá đơn bán ra lớn, số lượng hoạt động cũng tăng lên nên công tác kiểm tra, hướng dẫn cũng được tăng cường và chặt chẽ

hơn. Tuy nhiên, hành vi gian lận trong việc lập và sử dụng hoá, chứng từ luôn tồn tại, có thể nhận diện được ở các khâu lập và sử dụng hoá đơn đầu vào lẫn đầu ra.

Các hành vi gian lận phổ biến đối với hoá đơn đầu vào là: Các doanh nghiệp thường lập hồ sơ mua hàng hoá của nhiều gia đình, doanh nghiệp ở nhiều địa phương khác nhau; mua bán lòng vòng qua nhiều khâu trung gian; móc nối với nhiều tổ chức, để hợp pháp hoá việc kê khai khống thuế GTGT đầu vào, làm cho việc điều tra, xác minh gặp nhiều khó khăn, phức tạp; mua hoặc xin hoá đơn hợp pháp của đơn vị khác hoặc dùng hoá đơn thật của mình nhưng thông báo mất hoặc hết thời gian sử dụng để hợp thức hoá các khoản chi phí và thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế; tẩy xoá hoá đơn đã sử dụng để nâng giá mua từ đó nâng thuế GTGT đầu vào. Ví dụ như, tháng 12/2008, công ty TNHH Phương Hà, mã số thuế: 0101245415, tại xóm 2, xã Kim Lan – Gia Lâm – TP Hà Nội, khi kê khai thuế GTGT đầu vào đã vi phạm về sử dụng hoá đơn: các hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua và không ghi rõ tên và mã số thuế của đơn vị bán. Chi cục đã truy thu số thuế GTGT đầu vào đó, số tiền 13.543.800 đồng.

Tuy các hành vi vi phạm vẫn còn phổ biến, nhưng chi cục thuế Gia Lâm đã không ngừng cố gắng trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm, chống thất thu cho NSNN. Chi cục cũng phối hợp liên ngành với các cơ quan như: cơ quan Công an, quản lý thị trường… kiểm tra, xác minh những đối tượng có quan hệ mua bán hàng hoá, trên cơ sở đó đối chiếu việc mua vào bán ra, để tìm đối tượng có biểu hiện kinh doanh không lành mạnh. Xử lý kiên quyết những trường hợp vi phạm các quy định về sử dụng hoá đơn, chứng từ; trường hợp nào đã xác minh sử dụng hoá đơn bất hợp pháp thì kiên quyết tạm dừng cấp hoá đơn. Bên cạnh đó, chi cục cũng thường xuyên chú trọng nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành pháp luật thuế của các đối tượng được quản lý.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 37 - 39)