HUYỆN GIA LÂM.
2.1.2 Tình hình phát triển của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm.
xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ...Tuy nhiên, bên cạnh đó nảy sinh rất nhiều khó khăn, phức tạp như dân số đông, địa bàn rộng lại là đầu mối giao thông ...dẫn đến nảy sinh những vướng mắc trong công tác quản lý xã hội và quản lý thu thuế.
Dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân TP Hà nội, huyện uỷ – hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân huyện cùng với cục thuế TP Hà nội, sự hỗ trợ tích cực có hiệu quả của các cơ quan hữu quan cũng như sự giúp đỡ của quần chúng nhân dân, chi cục thuế Gia Lâm đã có nhiều giải pháp đồng bộ, khai thác những tiềm năng thế mạnh nên chi cục ngày càng củng cố và có vị trí vững chắc đóng góp rất nhiều trong công tác thu ngân sách của toàn thành phố.
2.1.2 Tình hình phát triển của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm. Gia Lâm.
Huyện Gia Lâm là một trong những địa bàn trong cả nước đang trong quá trình đô thị hoá với sự mọc lên của nhiều xí nghiệp lớn tạo thành các khu công nghiệp. Kinh tế xã - hội phát triển mạnh, cuộc sống trở nên sôi động, nhờ đó mà sự phát triển của khu vực kinh tế NQD nói chung và kinh tế ở doanh nghiệp NQD phát triển rất đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau: các ngành sản xuất, ngành xây dựng, ngành thương nghiệp, ngành vận tải, ngành phục vụ, ngành nông lâm thuỷ sản; được tổ chức hoạt động dưới những loại hình doanh nghiệp khác nhau: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, HTX, tổ sản xuất, chi nhánh xí nghiệp, và các loại hình doanh nghiệp khác.
Đối với các ngành sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, sản xuất tiếp tục phát triển ổn định, thu hút lao động và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho
hàng ngàn lao động. Các ngành nghề truyền thống, hoạt động dịch vụ vận tải, dịch vụ cơ giới phục vụ nông nghiệp tiếp tục phát triển.
Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của các cấp lãnh đạo cũng như sự nỗ lực không ngừng của người dân trên địa bàn huyện, trong những năm qua khu vực kinh tế NQD trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Giá trị sản xuất công nghiệp NQD năm 2008 đạt gần 603 triệu đồng. Trong quý I năm 2009, giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng 10,96% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thương mại dịch vụ là 16,7%, công nghiệp xây dựng tăng 12,2%.
Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, chưa đồng bộ .Theo thống kê của chi cục thuế Gia Lâm, số doanh nghiệp phát sinh ngày càng tăng, song nhiều doanh nghiệp không có năng lực kinh doanh đã có đơn xin nghỉ và giải thể doanh nghiệp; còn có một số hiện tượng doanh nghiệp tồn tại danh nghĩa, trốn thuế nhà nước; chưa thực hiện đúng luật lao động về mua bảo hiểm xã hội cho người lao động; việc tranh chấp lao động ở một số doanh nghiệp đôi khi chưa được xử lý kịp thời, hiệu quả thấp.
Tuy còn nhiều những khó khăn, nhưng với mục tiêu xác định phát triển doanh nghiệp NQD là chiến lược, mang lại nguồn thu chủ yếu, xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của huyện, nên khu vực kinh tế này luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành trong toàn huyện.