Quản lý doanh thu tính thuế

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 60 - 61)

ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM.

3.2.1.2 Quản lý doanh thu tính thuế

Doanh thu là một trong các căn cứ quan trọng, quyết định đến số thuế phải nộp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh. Một thực tế từ trước đến nay, doanh thu chịu thuế phần lớn là không sát với tình hình sản xuất kinh doanh, thậm chí đã được làm mọi cách để giảm doanh thu tính thuế. Để hạn chế tình trạng này, chi cục thuế Gia Lâm có thể áp dụng một số giải pháp như:

- Phân loại doanh nghiệp NQD để quản lý chặt chẽ theo chiều sâu. Công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp là khác nhau, có doanh nghiệp phải dựa vào đặc điểm kỹ thuật, có doanh nghiệp phải dựa vào tính chất hoạt động… và có sự so sánh với số liệu ghi chép trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

- Tăng cường nắm bắt thông tin về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp để quản lý chặt chẽ, đầy đủ các khoản thu và chi phí của ĐTNT, cán bộ thuế phải thường xuyên nắm bắt được thực tế sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, tình hình sản xuất, tình hình tiêu thụ, lỗ lãi… Đồng thời, cán bộ thuế cũng phải nắm bắt được tình hình thực hiện chế độ số sách kế toán hoá đơn chứng từ theo quy định của Nhà nước cũng như việc chấp hành các chế độ chính sách của Nhà nước.

- Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, thúc đẩy công tác kế toán, quản lý sử dụng hoá đơn chứng từ ở các doanh nghiệp đi vào nề nếp.

- Phân loại các trường hợp kê khai sai có biện pháp xử lý phù hợp:

+ Đối với các trường hợp kê khai sai bắt nguồn từ hạch toán sai vì không nắm vững chính sách chế độ: cán bộ thuế cần phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp sửa sai kịp thời, đề nghị doanh nghiệp sưu tầm và nghiên cứu kỹ các văn

bản pháp quy để thực hiện cho đúng, nêu cần có thể tổ chức lớp tập huấn riêng cho các doanh nghiệp này.

+ Đối với những trường hợp kê khai sai do cán bộ tài chính kế toán của doanh nghiệp có trình độ hạn chế, làm việc không cẩn thận, thiếu trách nhiệm: cơ quan thuế cần nhắc nhở các cán bộ đó hoặc có thể đề xuất lên lãnh đạo đơn vị để có biện pháp xử lý thích hợp: cử đi học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, thay thế cán bộ khác có năng lực phù hợp với yêu cầu công việc…

+ Đối với trường hợp kê khai sai có chủ ý nhằm trốn thuế: cán bộ thuế cần nghiêm khắc cảnh cáo, yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ pháp luật thuế hiện hành. Nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục cố tình làm sai quy định cần áp dụng các hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế bởi vì đánh vào lợi ích kinh tế chính là biện pháp hữu hiệu nhất để giáo dục ý thức trách nhiệm cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w