B.Vai trò vận may rủ i:

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo việt nam xuất khẩu sang thị trường philipines (Trang 41 - 45)

- Ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV) đã có thông báo tới Tổng công ty Lương thực

B.Vai trò vận may rủ i:

Philippines là quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, hàng năm quốc gia này nhập trung bình khoảng 40% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, trong năm 2011 thị trường này giảm số lượng gạo nhập khẩu đáng kể, cụ thể theo cơ quan lương thực quốc gia philippines (NFA), năm 2011 kế hoạch nhập khẩu gạo của quốc gia này khoảng 860 ngàn tấn. Theo giám đốc NFA, Ông Angelito Banayo, năm 2011 dự báo thu hoạch lúa của Philippines sẽ bội thu, cộng với tồn kho năm trước, nên quốc gia này giảm khối lượng gạo nhập khẩu đáng kể từ khoảng 2,5 triệu tấn gạo nhập khẩu năm 2010, thì năm nay chỉ nhập khoảng 860nga2n tấn.

Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia Châu Á giúp các tiểu nông trồng nhiều lúa hơn nữa để ngăn ngừa tình trạng thiếu lương thực trong bối cảnh dân số tăng.

Ông Hiroyuki Konuma, trợ lý tổng giám đốc của tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc nói “Châu Á là “rổ lương thực” của thế giới”.

“Đây là khu vực rất quan trọng đặt biệt đối với gạo. Hầu như 2/3 gạo trên thị trường quốc tế đều từ Châu Á. Chỉ riêng ThaiLand và Việt Nam chiếm gần 50% thị trường”.

Khoảng 90% gạo trên thế giới được trồng ở Châu Á nhưng phần nhiều số này là tiêu thụ trong nước.

FAO ước tính rằng việc sản xuất lương thực thế giới sẽ phải tăng 70% vào năm 2050 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Ở các nước đang phát triển, tổ chức

Trong các quốc gia tham gia vào thị trường xuất khẩu trong năm qua thì Myanmar đã quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo trong năm 2011, và đây là cơ hội cho Việt Nam và Thailand gia tăng số lượng xuất khẩu vào các thị trường mà Myanmar từ bỏ, đó là thị trường Bangladesh và thị trường Châu Phi.

Nhu cầu gạo nhiều hơn của Nhật làm cho giá gạo của Thailand tăng

Chủ tịch hiệp hội những nhà xay xát gạo của Thailand Banjong Tungjitwattanakul nói rằng trận động đất và sóng thần gây thiệt hại nghiêm trọng các ngành công ngiệp và nông nghiệp của Nhật, Như vậy vấn đề nhập khẩu gạo từ Thailand của Nhật để dự trữ như là cung cấp khẩn cấp sẽ tăng kể từ khi Nhật là một trong những nhà nhập khẩu lớn nhất gạo jasmine của Thailand. Ông chủ tịch hiệp hội của Thailand cũng cho biết kế hoạch của chính phủ Thailand gởi 10.000 tấn gạo cho nỗ lực cứu trợ động đất và sóng thần của Nhật cho các nạn nhân như là mo65t5 cử chỉ thiện chí.

Giá gạo thế giới tăng nhanh trong thời gian gần đây và dự báo xu hướng tăng còn tiếp tục do nhu cầu nhập khẩu của một số nước tăng mạnh. Đây được xem là cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam.

Sản lượng gạo của Ấn Độ giảm trong lúc hạn hán ngày càng lan rộng và việc ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo, khiến Ấn Độ buộc phải ra khỏi thị trường xuất khẩu gạo, nhường thị phần xuất khẩu tại châu Phi cho Việt Nam và Thái Lan.

Theo một số nhà phân tích, có thêm cơ hội xuất khẩu sang châu Phi (thị trường xuất khẩu chính của Ấn Độ) sẽ làm giảm nỗi lo dự trữ gạo tăng kỷ lục sau vụ thu hoạch bội thu ở Thái Lan và Việt nam, kéo giá gạo giảm trong những tháng tới.

Hiện dự trữ gạo của Thái Lan ở mức 7 triệu tấn gạo xát sau chương trình thu mua can thiệp giá. Việc Ấn Độ rút khỏi thị trường xuất khẩu gạo sẽ giúp Thái Lan tránh được tình trạng thừa cung.

Mặc dù Ấn Độ thu hoạch được 99,15 triệu tấn gạo vào năm ngoái nhưng nước này đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo, ngoại trừ những loại gạo cao cấp như gạo bamasti với giá hơn 900 USD/tấn. Xuất khẩu gạo Ấn Độ năm 2009 có thể chỉ đạt 2 triệu tấn, mức thấp nhất trong vòng 9 năm.

Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo đã mở ra cơ hội cho các nhà xuất khẩu trong khu vực tăng thị phần ở thị trường châu Phi. Mỗi năm, châu Phi tiêu thụ 22 triệu tấn vào và phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.

Ấn Độ thường cung cấp gạo sang châu Phi và Trung Đông. Từ năm 2008, nước này đã cấm xuất khẩu gạo sau khi giá tăng mạnh. Giống như Ấn Độ, nhiều nước khác cũng đã đặt ra các chính sách hạn chế xuất khẩu, nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan, triển vọng xuất khẩu gạo của nước này rất khả quan. Xuất khẩu gạo Thái sang châu Phi trong những tuần gần đây đã tăng gấp đôi lên 400.000 tấn/tháng và có khả năng sẽ duy trì đến cuối năm.

Bên cạnh Thái Lan, nước sản xuất gạo đứng thứ hai thế giới là Việt Nam cũng dự kiến xuất khẩu gạo sẽ đứng ở mức kỷ lục 6 triệu tấn trong năm nay so với với mức 4,7 triệu tấn gạo vào năm ngoái.

Theo Tổng thư ký Hiệp hội lương thực Việt Nam, dự trữ gạo của Việt Nam đang dồi dào nhờ thu hoạch rất lạc quan trong năm nay. Xuất khẩu gạo trong năm nay sẽ vượt mục tiêu 5 triệu tấn đề ra ban đầu nhờ nhu cầu tại châu Phi, Malaysia và Philippine tăng.

Dự trữ gạo của Indonesia cũng đang khá lớn nhưng có thể nước này sẽ chỉ quay lại thị trường xuất khẩu vào cuối năm nay.

Các thương gia dự báo giá gạo tại châu Á sẽ vững trong những tháng tới, mặc dù Thái Lan và Việt Nam chưa vào vụ thu hoạch cao điểm và còn khá nhiều gạo dự trữ.

Giá gạo Thái Lan sẽ khó giảm xuống dưới 500 USD/tấn, kể cả trong tháng 11 – mùa thu hoạch lúa. Thậm chí giá có thể lên tới mức 700 USD/tấn.

Giá gạo thế giới tăng nhanh trong thời gian gần đây và dự báo xu hướng tăng còn tiếp tục do nhu cầu nhập khẩu của một số nước tăng mạnh. Đây được xem là cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam.

Giá gạo thế giới trong thời gian gần đây liên tục tăng nhờ thông tin về Philippines liên tiếp mở thầu mới. Cụ thể, sau khi tổ chức buổi thầu ngày 4-11 với số lượng 250.000 tấn gạo, Philippines đã công bố ba buổi thầu trong tháng 12-2009. Số lượng mua mỗi đợt đấu thầu là 600.000 tấn.

Nhu cầu thế giới tăng mạnh

Như vậy tính đến thời điểm này, lượng gạo Philippines nhập khẩu cho năm 2010 trong năm nay có thể lên tới 2,05 triệu tấn. Đây là một số lượng nhập khẩu kỷ lục trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.

Philippines cũng cho biết nhập khẩu gạo của nước này sẽ đạt ít nhất là 2,35 triệu tấn vào năm tới do ảnh hưởng nặng nề từ các đợt mưa bão. Và trong tình huống xấu nhất, sản xuất gạo có thể tiếp tục bị ảnh hưởng bởi thời tiết thất thường cùng hiện tượng El Nino, nước này có thể nhập đến 3 triệu tấn gạo.

Ngoài Philippines, Ấn Độ cũng sẽ trở thành nước nhập khẩu gạo lần đầu tiên trong hai thập kỷ qua và số lượng gạo nhập khẩu có thể lên tới 3 triệu tấn. Bộ trưởng Bộ Công thương Ấn Độ Anand Sharma, ngày 17-11-2009, đã xác nhận về kế hoạch nhập khẩu gạo để bù vào sự thiếu hụt sản xuất do ảnh hưởng bởi hạn hán và lụt lội vừa qua. Như vậy, các động thái nhập khẩu của Philippines và Ấn Độ sẽ có ảnh hưởng lớn đến giá gạo thế giới. Giá gạo thế giới dự báo tiếp tục tăng nhờ nhu cầu từ hai nước này.

Giá gạo thế giới đang trong xu hướng tăng, nhưng dự báo không tăng quá mạnh do nguồn cung dồi dào từ Thái Lan và Việt Nam. Thêm vào đó Philippines và Ấn Độ đều chủ trương tìm cách nhập khẩu gạo với mức giá hợp lý, nếu như giá quá cao họ có thể bỏ thầu.

Hiện nay dự trữ gạo của Chính phủ Thái Lan đang ở mức kỷ lục, tăng hơn ba lần so với mức 2 triệu tấn của năm ngoái. Và nước này đang có kế hoạch bán ra một phần trong lượng gạo dự trữ 6-7 triệu tấn. Các thương nhân Thái Lan cho rằng đây là thời điểm thích hợp để chính phủ giảm lượng tồn kho do nhu cầu cao từ Philippines và Ấn Độ sẽ giữ cho gạo Thái Lan không bị giảm giá mạnh.

Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tồn kho gạo thế giới trong năm 2009 ở mức 85,9 triệu tấn, giảm 5,29% so với 2008 nhưng tăng mạnh so với mức dự trữ của năm 2006 và 2007 (tăng 6,84% và 14,38%). Mức dự trữ này có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới trong khoảng 71 ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ hội cho gạo Việt Nam

Như vậy nhu cầu cần nhập thêm gạo của Philippines và Ấn Độ khá rõ ràng. Trong bối cảnh giá gạo Việt Nam vẫn đang còn thấp hơn so với giá gạo Thái Lan, đây sẽ là một lợi thế đối với gạo Việt Nam trong việc giành các hợp đồng với Philippines và

Ấn Độ. Thêm vào đó, nhờ áp lực giảm giá gạo Thái Lan từ nguồn dự trữ kỷ lục của chính phủ nước này, giá gạo Việt Nam sẽ có cơ hội rút ngắn khoảng cách với giá gạo Thái Lan, xuống còn 10-15 USD/tấn.

Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý đối với Việt Nam là phải thúc đẩy quan hệ với các nước Ấn Độ và Philippines để tăng khả năng giành hợp đồng. Đặc biệt, hiện nay Ấn Độ đang rất chú trọng đến vấn đề giá cả và Thái Lan, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã bắt đầu tìm cách xuất khẩu gạo cho Ấn Độ qua các hợp đồng chính phủ.

Phát triển Công nghệ:

Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng, kết hợp với tiếp thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa của các nước trong khu vực và thế giới. Do đó, đã tạo ra được một số giống lúa mới thích hợp với điều kiện từng vùng,khí hậu của nước ta.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo việt nam xuất khẩu sang thị trường philipines (Trang 41 - 45)