Bao bì, bao gói, bảo quản, vận chuyển

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo việt nam xuất khẩu sang thị trường philipines (Trang 28 - 29)

C. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan: 1 Công nghệ bảo quản sau thu hoạch

4. Bao bì, bao gói, bảo quản, vận chuyển

Bên cạnh giống lúa và công nghệ chế biến nói trên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng gạo, bao bì trong thương mại quốc tế góp phần rất lớn vào việc tiêu thụ, quảng cáo và hướng dẫn sử dụng hàng hoá. Do vậy, bao bì phải được thiết kế một cách hấp dẫn với giá trị nghệ thuật cao (đẹp, trang nhã, lịch sự), kích thích sự ham thích của người tiêu dùng. Trên bao bì cũng cần ghi đầy đủ những thông tin cần thiết về sản phẩm như tên nước sản xuất; địa chỉ; định lượng; thành phần cấu tạo; các chỉ tiêu chất lượng; hướng dẫn sử dụng, bảo quản; ngày, tháng, năm sản xuất, hạn sử dụng; xuất xứ . Kích thước và khối lượng bao bì phải hợp lý, tiện lợi, dễ vận chuyển.

Bao bì đóng và vận chuyển là khâu quyết định để hàng hoá giữ vững chất lượng, là biện pháp cần thiết để duy trì tốt giá trị sử dụng của hàng hoá. Các hàng nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như độ ẩm, nước mưa, nhiệt độ, vi sinh vật gây bệnh....Mặt khác, khâu vận chuyển gạo chủ yếu bằng đường biển đòi hỏi thời gian rất dài và trải qua nhiều phương tiện. Vì thế, các doanh nghiệp cần thiết kế bao bì, bao gói bằng những vật liệu chắc chắn sao cho có thể bảo vệ hàng hoá khỏi hư hỏng trong mọi trường hợp để giữ toàn vẹn chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển mà vẫn giữ được tính thẩm mỹ cao.

Nâng cao chất lượng bao đóng gói và nhãn hiệu sẽ làm tăng giá trị hàng hoá, thể hiện được chất lượng bên trong của hàng hoá, giảm tổn thất trong khâu vận chuyển, lưu kho và bán hàng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bao bì đóng gói phù hợp gọn nhẹ còn tiết kiệm thêm khoản tiền đáng kể. Đó cũng chính là yếu tố quan trọng, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Ông Richard Moore, chuyên gia thương hiệu Mỹ, cho rằng: “Giá gạo liên quan đến chất lượng gạo, giao hàng. Để nâng cao giá trị cần sự đầu tư lớn về tiếp thị, bao bì, bán hàng. Người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm chủ yếu tập trung vào sản phẩm có thương hiệu. Hàng không có thương hiệu sẽ chịu thiệt. Tạo dựng thương hiệu phải tạo được cảm xúc với khách hàng”.

Đồng quan điểm này, ông Herby Neubacher, chuyên gia cố vấn cao cấp của các tập đoàn truyền thông chuyên ngành về lương thực và thực phẩm của châu Âu tại Việt Nam, chia sẻ: “Người tiêu dùng đi siêu thị như là trải nghiệm và họ muốn bao bì sản phẩm bắt mắt. Gạo ra thế giới không phải đầu tư quá nhiều tiền, chỉ cần biết tận dụng những công cụ sẵn có của mình”.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo việt nam xuất khẩu sang thị trường philipines (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w