Thương hiệu và quá trình tạo uy tín thương hiệu gạo xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo việt nam xuất khẩu sang thị trường philipines (Trang 25 - 28)

C. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan: 1 Công nghệ bảo quản sau thu hoạch

3. Thương hiệu và quá trình tạo uy tín thương hiệu gạo xuất khẩu

Vài năm trở lại đây, hai từ “thương hiệu” được các doanh nghiệp, các phương tiện truyền thông nhắc đến tương đối nhiều. Vậy thương hiệu là gì? Nó quan trọng

Thương hiệu sản phẩm (tiếng Anh là trademark) là thương mại của sản phẩm, bao gồm chữ viết, hình vẽ, màu sắc. Nó được dùng để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của các đối thủ khác, tránh hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay. Nếu sản phẩm càng có chất lượng, có uy tín trên thị trường thì thương hiệu (tên gọi) của nó càng nổi tiếng theo.

Hiện rất nhiều doanh nghiệp đã ý thức được vấn đề này và đã đầu tư khá lớn cả về thời gian và tiền bạc để xây dựng, khuyếch trương thương hiệu, cùng với nâng cao chất lượng, giữ uy tín sản phẩm khiến cho hàng hoá của mình chiếm lĩnh thị phần ngày càng tăng ở trong và ngoài nước như sản phẩm May 10, bánh đậu xanh Quê Hương. Đối với mặt hàng gạo cũng vậy, trước đây gạo Việt Nam xuất khẩu chưa có thương hiệu riêng mà chỉ có tên chung là “gạo trắng Việt Nam”. Thực trạng đó gây thiệt thòi lớn cho sản phẩm gạo bởi đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta, trong khi chất lượng gạo Việt Nam cũng tương đương với gạo nhiều nước xuất khẩu khác. Trên thực tế, với những nhãn mác, thương hiệu, tiêu chuẩn đã được đăng ký rõ ràng, giá xuất khẩu, chào bán của gạo Thái Lan thường cao hơn của gạo cùng phẩm cấp Việt Nam. Ngoài ra, phần lớn gạo Việt Nam xuất khẩu qua trung gian, sau đó để thương nhân nước ngoài mua về và gia công đôi chút rồi biến nó thành sản phẩm của họ với một thương hiệu khác, vô hình chung, ta đã đánh mất phần tài sản quý giá của mình.

Như vậy, để nâng sức cạnh của mặt hàng gạo nói riêng và hàng hoá nói chung, các doanh nghiệp cũng nên đầu tư thoả đáng vào việc xây dựng, duy trì, phát triển và tôn tạo thương hiệu, nâng cao uy tín cho sản phẩm. Đó là cách tốt nhất để giữ vững và mở rộng thị phần xuất khẩu của mình.

Qua nghiên cứu cho thấy khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu chính là tình hình sản xuất manh mún, thiếu liên kết, dẫn đến nguyên liệu không đồng đều, chất lựợng không ổn định, thiếu kỹ thuật, thiếu giống tốt, thiếu chử tín…

Gần đây nói đến phát triển nông nghiệp người ta thường nhắt đến cái bắt tay của ba nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhưng thực tế cái bắt tay này còn rất lỏng lẻo.

Về phía doanh nghiệp: Việt Nam đứng hàng thứ hai về xuất khẩu gạo nhưng chưa có thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng.

ra giống chất lượng.

Phía nông dân: Thuyết phục bà con bỏ thói quen canh tác theo lối truyền thống, manh mún không phải đơn giản họ sẳn sàng bỏ hợp đồng.

Thông tin từ website thuonghieunongsan, ở Việt Nam mãi đến năm 2005, ta vẫn còn sử dụng hơn 7 triệu ha để trồng lúa, chiếm 74% diện tích canh tác của cả nước. Tuy nhiên,chúng ta vẫn còn lổ hỏng lớn về: công nghệ sau thu hoạch, chất lượng măyh hàng và khâu an toàn vệ sinh, đặc biệt nhất là tai nghề của thành phần sản xuất.

Hiện nay chúng ta đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), do đó chúng ta phải chấp nhận luật chơi chung của thế giới: luật chơi về an toàn thực phẩm (mặt hàng này luôn an toàn vệ sinh ), luật chơi về chất lượng (nguồn gốc giống chất lượng cao , bổ dưởng), và luật chơi về số lượng. Thông qua dó đòi hỏi chúng ta có những bước đi, giải pháp thích hợp, cụ thể nhằm để thành lập được thương hiệu trong thời gian mới:

1/ Nghiên cứu tìm ra giống lúa chất lượng cao có giá trị thương phẩm tốt đối với thị trường nội địa và xuất khẩu, nhưng phải được xem xét trên cơ sở của một nền nông nghiệp bền vững. Đó chính là đòi hỏi áp dụng các qui trình thâm canh tổng hợp, 3 giảm 3 tăng; một phải năm giảm; chương trình IPM, ICM. Đồng thời, phải đào tạo nông dân về kỷ thuật canh tác theo tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practice), từ đó mới chứng minh được mặt hàng gạo ta luôn đảm bảo được an toàn vệ sinh.

2/ Không sản xuất quá nhiều giống, nghĩa là chúng phải hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, xây dựng những cánh đồng một giống, đòi hỏi phải có một nhóm nông dân liên kết lại, chứ không phải sản xuất riêng rẻ, nhằm để tạo ra khối lượng lúa lớn, đồng bộ, như vậy sẽ thuận lợi cho việt thành lập thương hiệu.

3/ Phải có hệ thống thu mua có lợi cho nông dân, giảm trung gian, có như vậy lúa gạo sẽ không bị lẫn lộn nhiều giống. Muốn như vậy có sự bắt tay hợp đồng tiêu thụ giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Thông qua đó những công ty kinh doanh lúa gạo chịu trách nhiệm về thương hiệu của công ty.

4/ Phải phát triển công nghệ sau thu hoạch, vì trong sản xuất lúa phải chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, nên khâu chế biến và bảo quản luôn được quan tâm, nghĩa

các nhà máy xay xát, lao bong gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, có như vậy chất lượng lúa mới ổn định, từ đó dể dàng cho việc thành lập thương hiệu.

5/ Thâm dò sở thích thói quen, nhu cầu sử dụng gạo trong nước và nước ngoài, thông qua đó thành lập nhiều thương hiệu đặc sản trong nước: Nàng Nhen, thơm Chợ Đào, Tám Xoan, Jasmine…tiếp theo đó trở thành thương hiệu quốc tế. Đồng thời phải có những chiến lược quảng bá sản phẩm thông qua các khâu đóng gói, mẩu mã của bao bì, khâu thu hoach.

6/ Kệt hợp chặt chẻ giữa bốn nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước. Từ đó mới tạo ra được sản phẩm đồng nhất, chất lượng vì có hổ trợ về nguồn giống tốt, kỹ thuật từ các nhà khoa học, doanh nghiệp thu mua lúa từ nông dân. Đồng thời, có sự hổ trợ từ phía nhà nước từ đó nông dân yên tâm sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng phục vụ cho việc thành lập thương hiệu.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo việt nam xuất khẩu sang thị trường philipines (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w