1. Chiến lược xuất khẩu gạo của Việt Nam.
a.Theo đuổi một cơ cấu thị trường tập trung và ổn định
Định hướng kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam thể hiện sự ưu tiên cho các thị trường tập trung. Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung bao gồm các hợp đồng xuất khẩu gạo trắng các loại vào các thị trường do Chính phủ nước nhập khẩu ủy quyền cho một tổ chức thực hiện. Các thị trường tập trung thông thường như Philipine, Iraq, Cuba... Hiện nay, 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam chiếm đến trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong các thị trường lớn không phải tập trung thì đáng lưu ý có Singapore chiếm đến 7,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, chủ yếu để tái xuất. Trong khi đó, 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Thái Lan chỉ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo. Như vậy, xuất khẩu gạo Việt Nam thể hiện định hướng nhắm đến sự ổn định với các bạn hàng lớn, trong khi đó Thái Lan lại đa dạng hóa đi rất nhiều thị trường.
Trong nhiều năm qua, ở phía nhập khẩu gạo của Việt Nam rất có thể đang tồn tại một kết cấu thị trường gây bất lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Ngoại trừ lượng gạo xuất khẩu sang các thị trường tập trung được các doanh nghiệp Việt Nam xuất trực tiếp cho các doanh nghiệp nước sở tại được Chính phủ nước nhập khẩu chỉ định, phần còn lại xuất khẩu sang rất nhiều thị trường từ châu Á đến châu Phi nhưng không phải các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang các doanh nghiệp của các nước sở tại này, mà chủ yếu thông qua một số tập đoàn kinh doanh nông sản lớn có trụ sở chính ở Hoa Kỳ và châu Âu. Với các ưu thế về vốn, mạng lưới kinh doanh toàn cầu, nắm bắt thông tin và khả năng dự báo tốt các tập đoàn này đã tạo nên một vị thế có sức ảnh hưởng thị trường và hưởng phần lớn mức lợi nhuận trong chuỗi giá trị lúa gạo ở khâu cầu nối giữa các nhà xuất khẩu của Việt Nam với các nước nhập khẩu gạo.
b. Đảm bảo an ninh lương thực
Những năm vừa qua, thế giới chứng kiến nhiều thiên tai tàn khóc. Ảnh hưởng đến mùa màng, làm giảm sản lượng lương thực trên toàn cầu. Gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Cho nên, xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực là nhiệm vụ mang tầm chiến lược quốc gia.
Việt Nam đang tiến hành cải cách sâu rộng thị trương gạo theo cơ chế thị trường. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư cho hệ thống thủy lợi, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho trên 70% diện tích trồng lúa. Phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao. Nhằm tăng năng suất lúa. Góp phần gia tăng lượng gạo xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực.
Bên cạnh đó, Chính phủ xây dựng kho dữ trữ gạo quốc gia. Góp phần điều tiết thị trường gạo. Lành mạnh hóa thị trường, tránh tạo ra những cơn sốt giá ảo như năm 2008 và đảm bảo an ninh lương thực.
c. Cơ cấu chủng loại gạo giá thấp chiếm tỷ trong lớn
Sự tập trung vào một vài thị trường cũng có thể là nguyên nhân chính làm cho chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam không có sự đổi mới, và mức giá đạt được thấp hơn nhiều so với Thái Lan. Cùng một chủng loại gạo của Việt Nam và Thái Lan không có sự khác biệt quá lớn về giá . Tuy nhiên, sự khác nhau về chủng loại gạo xuất khẩu của hai nước cho thấy mức giá khác nhau rất lớn giữa hai nước, trong khi giá gạo thấp nhất của Thái Lan là gạo trắng cũng gần tương đương với loại gạo 5% và 29% tấm chiếm tỷ trọng cao của Việt Nam, còn gạo thơm và Mali cho mức giá cao hơn rất nhiều so với đa phần gạo của Việt Nam, và ngang bằng với gạo giống Nhật vốn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt Nam.
2. Cơ cấu và sự cạnh tranh của các công ty xuất khẩu gạoa. Cơ cấu a. Cơ cấu
Những năm qua cũng có xu hướng các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung chủ yếu do một số doanh nghiệp lớn thuộc Tổng công ty lương thực thực hiện. Trong tổng số khoảng trên dưới 200 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu chiếm đến trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điển hình là các Tổng công ty lương thực, VFA…. Các doanh nghiệp này được sự hỗ trợ về tài chính từ chính phủ.
Các doanh nghiệp nhỏ lẻ, bị hạn chế trực tiếp tham gia xuất khẩu gạo. Các doanh nghiệp này phải đi thu mua lúa trong nông dân. Rồi bán lại cho các Tổng công ty lương thực nhà nước.
b.Sự cạnh tranh của các công ty xuất khẩu gạo
Sự ưu tiên cho các doanh nghiệp lớn thuộc các Tổng công ty sẽ hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế sự cạnh tranh trong nội bộ ngành. Do sự hạn chế cạnh tranh này, nên các doanh nghiệp đổi mới và chậm nâng cao năng lực tài chính, kho bãi, khả năng vận chuyễn. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Khi thị trường gạo phải mở cửa hoàn toàn theo lộ trình cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong năm 2011, thế độc quyền của các thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) sẽ chấm dứt. Họ phải chia sẻ quyền lợi cùng các doanh nghiệp tư nhân trong nước lẫn doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp kinh doanh gạo nước ngoài có thể mua lại doanh nghiệp kinh doanh gạo nhỏ lẻ . Nếu đúng như vậy, họ sẽ trở thành hệ thống chân rết, giúp doanh nghiệp nước ngoài mau chóng thâm nhập thị trường. Việc này sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam. Khi đó, sự cạnh tranh trong nội bộ nghành sẽ khốc liệt hơn.
E. CÁC NHÓM YẾU TỐ PHỤ:A. Vai trò của chính phủ : A. Vai trò của chính phủ : 1. Chính trị, luật pháp:
- Chính Phủ cũng như Bộ Thương Mại sử dụng các quỹ xúc tiến thương mại giúp đỡ doanh nghiệp trong việc tiếp thị, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu. - Đại Hội Đảng lần XI đã đã quyết định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế xã
hội đất nước giai đoạn 2001-2010 là đẩy nhanh công nghiệp hoá- hiện đại hoá (CNH- HĐH), đặt biệt là CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, nghư nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
- Thủ tục hải quan được cải tiến, bỏ bớt các giai đọan rườm rà, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu được tiến hành nhanh chóng.
- Quyết định số 63/2002/QĐ- BTC của Bộ Tài Chính về việc thưởng theo kim ngạch xuất khẩu năm 2002 cho các mặt hàng theo chỉ đạo của Thủ Tướng Chính Phủ, theo đó gạo xuất khẩu được thưởng 180 đ/USD dựa trên kim ngạch xuất khẩu.
- Bên cạnh đó, các ngành, các cấp từ Trung Ương đến địa phương tìm đầu ra cho nông sản, trong đó đối với gạo, Chính Phủ tại điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tham gia xuất khẩu bằng cách cách phân chia hợp đồng kinh tế với số lượng lớn, phân bổ quota, chỉ tiêu tạm trữ.
Nghị định của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo:
Dự thảo Nghị định của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo bao gồm 7 Chương, 29 Điều và 06 Phụ lục kèm theo, với những nội dung cơ bản như sau:
1/. Tổ chức lại các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo thông qua việc quy định các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Việc quy định các điều kiện này để loại bỏ những doanh nghiệp không có thực lực, không đầu tư lâu dài phục vụ hoạt động xuất khẩu và để cơ quan quản lý Nhà nước có điều kiện thực hiện các chế tài khi thương nhân vi phạm các quy định đã nêu trong Nghị định.
2/. Quy định trách nhiệm của thương nhân trong việc thu mua lúa gạo hàng hóa theo chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền vá trách nhiệm duy trì mức dự trữ lưu thông tương đương với 20% lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó. Lượng gạo này để can thiệp bình ổn giá gạo cung ứng cho thị trường khi có biến động.
3/. Quy trách nhiệm, thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các tiêu chí đăng ký hợp đồng xuất khẩu bao gồm:
- Giá thỏa thuận trong hợp đồng không thấp hơn giá sàn định hướng xuất khẩu đã được công bố;
- Có lượng gạo tồn kho tối thiểu tương đương 50% lượng gạo trong hợp đồng đăng ký xuất khẩu. Quy định này để thúc đẩy thương nhân mua lúa của nông dân sau khi thu hoạch, không bị động chờ hợp đồng xuất khẩu.
4/. Quy định về việc xây dựng và công bố giá thành sản xuất, giá thu mua định hướng đảm bảo có lãi cho người sản xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và giá sàn định hướng xuất khẩu làm căn cứ cho việc tổ chức đăng ký hợp đồng xuất khẩu tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
5/. Quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương liên quan và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong điều hành xuất khẩu gạo.
6/. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo và các biện pháp chế tài áp dụng đối với các thương nhân vi phạm bao gồm: Tạm ngừng việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo 3 tháng, 6 tháng; Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
Qua 3 lần dự thảo trước đây đã được các Bộ, ngành, địa phương góp ý, tính đến nay vẫn còn 6 vấn đề có ý kiến chưa thống nhất được nêu ra tại hội thảo lần này bao gồm:
1. Về quy định kinh doanh xuất khẩu gạo là ngành hàng kinh doanh có điều kiện và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
2. Về quy định đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo.
3. Về cơ chế bảo đảm cho nông dân bán lúa có lãi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
4. Về việc công bố giá xuất khẩu định hướng, 5. Về việc đấu thầu thực hiện hợp đồng tập trung. 6. Về quy định về dự trữ lưu thông.
Sau hội thảo này, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tiếp nhận những đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010./.
2. Các chính sách hỗ trợ
- Các doanh nghiệp kinh doanh lương thực thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất để thu mua lúa gạo hè thu năm 2009 cho nông Nam sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất để thu mua lúa gạo hè thu năm 2009 cho nông dân:
Theo thông tư hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng để mua tạm trữ lúa, gạo hè thu năm 2009 do Bộ Tài chính ký chiều 24/11, số lượng gạo được hỗ trợ lãi suất là 500.000 tấn. Thời gian mua từ ngày 20/9 đến hết ngày 20/11 và thời gian tạm trữ từ ngày 20/9 đến hết ngày 20/1/2010.
Theo quy định, thời gian hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng cho các đơn vị được chỉ định tính từ thời điểm mua và tạm trữ trên. Giá được căn cứ vào thị trường, chưa bao gồm thuế VAT cho từng loại gạo. Trường hợp doanh nghiệp mua gạo nguyên liệu để sản
chế biến. Căn cứ để xác định giá mua thực tế theo giá thị trường là hợp đồng mua bán, thanh lý hợp đồng, hoá đơn mua hàng, chứng từ chuyển tiền hoặc các chứng từ có liên quan khác do doanh nghiệp xuất trình.
- Ngày 13/10/2009, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) cân đối nguồn vốn cho Tổng Công ty lương các ngân hàng thương mại (NHTM) cân đối nguồn vốn cho Tổng Công ty lương thực Miền Nam vay thu mua tạm trữ 500.000 tấn lương thực vụ hè thu năm 2009: NHNN yêu cầu các NHTM cho Tổng Công ty lương thực Miền Nam vay thu mua tạm trữ lương thực theo lãi suất thấp nhất trong khung hiện hành. Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong thời gian tạm trữ.
Thời gian triển khai cho vay và giải ngân thu mua tạm trữ lương thực là 2
tháng, từ 20/9/2009 đến ngày 20/11/2009. Thời gian cho vay tạm trữ được hỗ trợ lãi suất tối đa là 4 tháng, từ 20/9/2009 đến ngày 20/1/2010.
Các NHTM cho vay thu mua lương thực tạm trữ định kỳ 15 ngày một lần phải báo cáo NHNN về kết quả cho vay, đồng thời trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc phải báo cáo NHNN để xem xét giải quyết.
Trước đó, Thủ tướng giao Tổng công ty Lương thực miền Nam mua tạm trữ 500.000 tấn gạo vụ hè thu.