Quan sát dưới KHVĐTQ đánh giá sự thay đổi cấu trúc hình thái bề mặt men răng theo mức độ tổn thương dựa trên tiêu chí đánh giá của Lê Văn Sơn và CS (2011) [150] theo 3 mức độ tổn thương: Nhẹ (các tinh thể khoáng xếp sát nhau trên bề mặt), vừa (các tinh thể khoáng tách khỏi bề mặt, bắt đầu thấy các trụ men), nặng (các trụ men, xuất hiện các khoảng trống giữa các trụ).
hình thái nhẹ, vừa, nặng như phân loại ở trên) chia mức độ thay đổi bề mặt men răng thành 4 loại theo Lê Văn Sơn và CS (2011) [150]:
+ Không tổn thương (độ 0): Các răng không thay đổi bề mặt men răng theo nhóm chứng.
+ Tổn thương nhẹ (độ 1): Các răng có thay đổi hình thái bề mặt men nhẹ chiếm ưu thế, xen kẽ là các thay đổi mức vừa, hiếm gặp mức độ nặng.
+ Tổn thương vừa (độ 2): Các răng có thay đổi hình thái bề mặt men vừa chiếm ưu thế, xen kẽ là các thay đổi mức nhẹ và nặng.
+ Tổn thương nặng (độ 3): Các răng có thay đổi hình thái bề mặt men nặng chiếm ưu thế, xen kẽ là các thay đổi mức nhẹ và vừa.
Hiệu quảđiều trị: Căn cứ vào các tổn thương trên răng nghiên cứu này
đánh giá hiệu quảđiều trị như sau:
+ Hiệu quả: Bề mặt men răng không thay đổi hoặc tổn thương nhẹ (độ
0 và độ 1).
+ Không hiệu quả: Bề mặt men răng tổn thương vừa và nặng (độ 2 và độ 3).
2.2.6. Biến số nghiên cứu
- Biến độc lập: Nhóm răng. - Biến phụ thuộc:
+ Mức độ thay đổi bề mặt men răng chia 4 loại: Không tổn thương (độ
0), tổn thương nhẹ (độ 1), tổn thương vừa (độ 2), tổn thương nặng (độ 3). + Hiệu quảđiều trị chia 2 loại: Hiệu quả và không hiệu quả.