i: Năm đánh giá
2.3.2.1. Về chủ thể cung cấp dịch vụ thuế và các chủ thể có nhu cầu sử dụng dịch vụ thuế
dụng dịch vụ thuế
Các nước đều chú trọng tạo điều kiện phát triển các chủ thể cung cấp dịch vụ thuế của khu vưc tư, phát triển các đại lý thuế. Các tổ chức, cá nhân được phép hành nghề được thay mặt người nộp thuế thực hiện việc làm kế
toán thuê, lập thuê tờ khai thuế và thu phí theo thoả thuận với khách hàng. Số lượng các chủ thể cung cấp dịch vụ thuế ở các nước khá lớn, gồm cả các tổ chức và cá nhân. Ở Úc, trong số 250.000 tổ chức, cá nhân làm dịch vụ thuế có tới hơn 130.000 cá nhân hành nghề độc lập (chiếm 52%) [28]. Số lượng người nộp thuế sử dụng dịch vụ do các đại lý thuế cung cấp ở các nước khá lớn. Theo thống kê có khoảng 75% cá nhân và 95% người nộp thuế kinh doanh nhỏ lẻ sử dụng dịch vụ kê khai thuế qua các đại lý thuế. Ở Malaysia, đại lý thuế ra đời từ rất sớm, từ năm 1967. Tính đến năm 2006 đã có tới 2.500 đại lý thuế đăng ký hoạt động và 12% trong tổng số hơn 4 triệu người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế thông qua đại lý thuế [43]; [44]. Tính đến cuối tháng 3 năm 2011 toàn Nhật Bản có 2.140 đại lý thuế là pháp nhân và 72.039 cá nhân làm dịch vụ thuế (số lượng người gần bằng số cán bộ của cơ quan thuế trên phạm vi toàn quốc). Ở Nhật Bản có đến 87% các công ty thuê đại lý thuế thực hiện các thủ tục về thuế [27], [53].
Nhìn chung, ở rất nhiều nước trên thế giới đều hình thành Hiệp hội đại lý thuế với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng. Tuy nhiên, luận án sẽ tập trung phân tích sâu vào kinh nghiệm phát triển dịch vụ thuế tư ở Nhật Bản bởi vì hệ thống tư vấn thuế ở Nhật Ban ra đời từ rất sớm (1942) và cho đến hiện nay hệ thống đó đang được thực hành tại một số nước châu Âu như Đức, Áo và các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, Mông Cổ [53]...Ở Nhật Bản, Hiệp hội tờ khai xanh - là một trong các Hiệp hội đại lý thuế của Nhật Bản được thành lập từ năm 1950 và cùng với thời điểm cơ quan thuế Nhật Bản bắt đầu thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế đối với thuế thu nhập cá nhân. Ban đầu, là một nhóm người tình nguyện, được cơ quan thuế đào tạo các khoá học về ghi chép sổ sách kế toán và tính toán số thuế trên cơ sở thông tin ghi chép về thu nhập của người nộp thuế, trên cơ sở đó, lập tờ khai tính thuế TNCN. Hình thức này ngay lập tức phát huy hiệu quả và được cơ quan thuế chấp nhận chính thức bởi tính chính xác và nghiêm túc. Từ đó, đến nay, hệ thống đại lý thuế của
Nhật Bản đã phát triển thành một hệ thống lớn và có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong xã hội cũng như đối với hệ thống thuế.
Mô hình tổ chức hệ thống đại lý thuế của Nhật Bản như sau:
- Liên hiệp hiệp hội đại lý thuế: là pháp nhân đặc biệt, tổ chức cao nhất, liên kết các hiệp hội đại lý thuế trên toàn quốc với mục đích thực hiện chỉ đạo, liên lạc và giám sát Hiệp hội đại lý thuế cũng như các thành viên của hiệp hội; thực hiện đăng ký đại lý thuế; giúp các đại lý thuế hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ, từng bước cải tiến và nâng cao nghiệp vụ của đại lý thuế. Tổ chức này hoạt động theo nguyên tắc được quy định tại điều lệ do Bộ Tài chính phê duyệt khi thành lập và mọi sự thay đổi đều phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính. Hàng năm, ít nhất 1 lần, Liên hiệp hiệp hội đại lý thuế họp với Tổng cục Thuế để xác định các yêu cầu trọng tâm từ hai phía bao gồm; các công việc yêu cầu từ phía Tổng cục Thuế như mở rộng khai thuế điện tử (E-tax) và các yêu cầu từ phía các đại lý thuế (đề nghị đảm nhận một số dịch vụ do Tổng cục Thuế uỷ thác…) và báo cáo kết quả hoạt động 1 năm của các đại lý thuế. Các cuộc họp cấp cao của Liên hiệp, hiệp hội.., đều có sự tham dự của bộ phận phụ trách đại lý thuế của Tổng cục Thuế.
- Hiệp hội đại lý thuế được thành lập tương ứng với mỗi cục thuế vùng, hiện có 15 hiệp hội đại lý thuế trên toàn quốc. Riêng trong phạm vi quản lý của Cục Thuế Tokyo có 3 Hiệp hội đại lý thuế được thành lập do số người nộp thuế ở Thủ đô Tokyo rất lớn. Cũng như Liên hiệp hiệp hội đại lý thuế, hiệp hội đại lý thuế hoạt động theo nguyên tắc được quy định tại điều lệ do Bộ Tài chính phê duyệt khi thành lập và mọi sự thay đổi đều phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính. Hiệp hội đại lý thuế chịu sự quản lý trực tiếp của Liên hiệp hiệp hội đại lý thuế.
- Chi hội đại lý thuế được thành lập tương ứng với mỗi chi cục thuế. Hai chi cục thuế gần nhau có thể thành lập 1 chi hội đại lý thuế chung nếu được cục trưởng cục thuế chấp thuận. Hiện toàn Nhật Bản có 496 chi hội đại lý thuế.
- Hiệp hội tờ khai xanh của Nhật Bản không hoàn toàn là một Hiệp hội đại lý thuế mà là Hiệp hội của những người nộp thuế, trong đó, các hội viên là vừa là những người nộp thuế, vừa là đại lý thuế. Nguyên tắc hoạt động của Hội là người hiểu biết pháp luật về thuế hỗ trợ miễn phí cho người chưa hiểu. Vì thế, rất nhiều dịch vụ của Hiệp hội là miễn phí, một số dịch vụ có thu phí. Tuyên ngôn của Hội là tạo ra một thế giới không có sự coi thường những người nộp thuế nghiêm túc. Hiệp hội được thành lập ngày 18/12/1950, ban đầu có 47 thành viên tự nguyện giúp người nộp thuế ghi chép sổ, thống kê thu nhập và tính toán số thuế để kê khai với cơ quan thuế theo cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế. Ban đầu, tổ chức này trực thuộc JCCI, sau đó tách độc lập vào 1/6/1972, chính thức được Tổng cục Thuế cấp phép có tư cách pháp nhân ngày 22/3/1993. Số hội viên là 23.380 người trong đó, 8.410 là hội viên chính thức và 14.970 là hội viên liên kết, văn phòng thường trực có 89 nhân viên. Tổ chức của Hiệp hội được chia theo lĩnh vực ngành nghề. Hàng năm, hội viên đóng khoản phí là 10.000 Yên nếu là hội viên chính thức và 1.000 Yên nếu là hội viên liên kết. Ngoài ra, khi gia nhập Hiệp hội, hội viên chính thức phải đóng 1.000 Yên. Kết quả hoạt động của Hiệp hội năm 2006 như sau: Hướng dẫn kê khai thuế, hướng dẫn lập sổ tiền lương, sổ thu chi thuế, tờ khai thuế: 18.841 người; Khai thế thu nhập cho khoảng 14.404 bản kê khai; thuế tiêu dùng 787 bản; Ghi sổ hộ cho 2.548 đơn vị (là việc lập sổ ghi chép, bảng tính, phiếu quyết toán, kế toán bằng máy tính); Tư vấn kê khai, ghi sổ; tư vấn thành lập công ty bao gồm tư vấn lập hồ sơ, kinh doanh, tài chính… khi thành lập công ty (miễn phí); Tư vấn pháp luật, bất động sản, lương hưu, bản quyền sáng chế, tài chính, bảo hiểm (trao đổi riêng có hẹn trước) miễn phí; Tổ chức hội thảo cho người nộp thuế như ghi sổ phức hợp, khởi nghiệp, thuế, cải cách thuế…; Tổ chức chương trình tuần suy nghĩ về thuế,… [27].