i: Năm đánh giá
2.3.3. Một số bài học rút ra cho Việt Nam
Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm trong việc phát triển dịch vụ thuế của các nước, chúng ta có thể rút ra các bài học sau đây:
- Đối với dịch vụ công do cơ quan thuế cung cấp (Dịch vụ hỗ trợ người
nộp thuế): Việc đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp có ý nghĩa rất quan trọng.
Dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế không chỉ là các hoạt động cung cấp thông tin về quy định chính sách thủ tục về thuế, tư vấn, giải đáp các vướng mắc của người nộp thuế mà cũng cần chú ý đến các dịch vụ khác như: dịch vụ bảo vệ quyền lợi người nộp thuế, các hình thức hỗ trợ có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như thông qua con đường trực tiếp, điện thoại, trả lời tự động, qua đường công văn, qua e-mail, qua tin nhắn SMS,… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế khi tiếp cận các dịch vụ này.
Thực hiện phân loại người nộp thuế theo quy mô khác nhau để áp dụng các biện pháp nhằm hỗ trợ người nộp thuế đạt hiệu quả nhất theo từng nhóm người nộp thuế.
Đầu tư mạnh mẽ cho việc xây dựng hệ thống thông tin về người nộp thuế, đảm bảo tập trung, thống nhất và tích hợp, có sự liên thông, liên kết với các ngành khác trong nền kinh tế.
Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao để thực hiện hiệu quả công tác hỗ trợ người nộp thuế.
Xây dựng, hình thành bộ phận chuyên giám sát, đánh giá chất lượng hỗ trợ người người nộp thuế của các cán bộ thuế, chấn chỉnh kịp thời những trường hợp vi phạm, nhắc nhở động viên họ tích cực làm việc đảm bảo chất lượng, tiến độ phục vụ người nộp thuế.
- Đối với dịch vụ thuế do các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cung cấp
(Dịch vụ thuế tư): Áp dụng các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ thuế đang là xu thế được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Tuy nhiên, loại hình kinh doanh này cần được quản lý chặt chẽ, từ việc quy định cho phép hành nghề làm thủ tục về thuế, về cấp chứng chỉ hành nghề, về
kiểm tra giám sát hoạt động của các đại lý thuế và nhất là xử lý vi phạm cần có quy định rõ ràng và triển khai thống nhất. Có như vậy mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển lành mạnh.
Về đăng ký hoạt động: Việc này được trao cho Hiệp hội đại lý thuế thực hiện. Đồng thời, đơn vị này có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế về danh sách các đại lý thuế đã đăng ký hoạt động và danh sách các đại lý thuế không đủ điều kiện hoạt động.
Về tổ chức quản lý hoạt động của Đại lý thuế: Việc quản lý đối với các đại lý thuế được tiến hành đồng thời phương thức trên cơ sở xem Đại lý thuế là đối tượng nộp thuế và Đại lý thuế là tổ chức cung cấp dịch vụ thuế. Theo đó, bên cạnh cơ quan thuế, cần thiết phải có sự phối hợp với các Hiệp hội, Liên hiệp Hiệp hội theo cấp độ từ Trung ương đến địa phương. Đảm bảo tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa tổ chức xã hội nghề nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.
Việc kiểm tra, giám sát hoạt động của đại lý thuế được thực hiện bởi cơ quan thuế, theo đó, có các phương pháp, cách thức kiểm tra như: Phỏng vấn trực tiếp; thu thập thông tin; tổ chức gặp trực tiếp để họp bàn, quán triệt; tổ chức thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động theo định kỳ….
Có chế độ, cơ chế ưu tiên đối với các đại lý thuế, có thể được coi như các khách hàng đặc biệt của cơ quan thuế, họ được hưởng các dịch vụ từ cơ quan thuế theo cơ chế ưu tiên: Được dự các lớp tập huấn miễn phí do các chuyên gia cao cấp ngành thuế thực hiện, được lấy ý kiến về các chủ trương, chính sách mới của ngành thuế, được cơ quan thuế cung cấp, truy cập các thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủ của tất cả các khách hàng của đại lý thuế…
Tóm lại, như nội dung tiêu đề đã nêu, Chương 2 luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về dịch thuế từ khái niệm, cách phân loại, đánh giá chất lượng, hiệu quả của dịch vụ thuế cho đến vai trò và sự cần thiết phải phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam.
Mặt khác, với những vai trò rất cụ thể đã được Chương 2 đánh giá, phân tích cùng với bối cảnh kinh tế xã hội và yêu cầu của công tác quản lý thuế cũng
như phù hợp với chiến lược cải cách hệ thống thuế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cho thấy việc thúc đẩy để phát triển dịch vụ thuế ở nước ta là một yêu cầu tất yếu, khách quan. Nó tạo ra động lực, cơ sở để thực hiện tốt chức năng quản lý thuế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế cũng như góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích thích tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, qua kinh nghiệm quốc tế trong phát triển dịch vụ thuế, luận án đã rút ra một số nhận xét và bài học làm cơ sở cho đề xuất ở các phần tiếp theo.
Chương 3
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THUẾ Ở VIỆT NAMGIAI ĐOẠN 2007 - 2012