Bối cảnh kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong chế độ kế toán doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 69 - 73)

i: Năm đánh giá

3.1. Bối cảnh kinh tế xã hộ

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn và thách thức do các yếu tố nội tại của nền kinh tế cũng như chịu ảnh hưởng, tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã được những kết quả căn bản, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và

quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng là một nước kém phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vòng 6 năm qua bình quân đạt 6,2 - 7%/năm (Năm 2007 tăng 8,48%, Năm 2008 tăng 6,18%, Năm 2009 tăng 5,32%, Năm 2010 tăng 6,78%, Năm 2011 tăng 5,89%, Năm 2012 đạt 5,03%) [12], [16].

Xét theo thành phần kinh tế

Thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 34,67% cơ cấu tổng sản phẩm trong nước, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007 – 2011 là 4,67%/năm (Năm 2007 tăng 5,91%, Năm 2008 tăng 4,36%, Năm 2009 tăng 3,99%, Năm 2010 tăng 4,62%, Năm 2011 tăng 4,48%) [16].

Thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 46,84% cơ cấu tổng sản phẩm trong nước, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007 – 2011 là 7,66%/năm (Năm 2007 tăng 9,37%, Năm 2008 tăng 7,47%, Năm 2009 tăng 6,52%, Năm 2010 tăng 8,09%, Năm 2011 tăng 6,84%) [16].

Thành phần kinh tế khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 18,49% cơ cấu tổng sản phẩm trong nước, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007 – 2011 là 8,01%/năm (Năm 2007 tăng 13,04%, Năm 2008 tăng 7,58%, Năm 2009 tăng 4,81%, Năm 2010 tăng 8,12%, Năm 2011 tăng 6,24%) [16].

Qua số liệu thống kê, dễ nhận thấy thành phần kinh tế ngoài nhà nước đóng góp phần lớn trong tổng sản phẩm quốc nội (năm 2007 chỉ chiếm 46,11%, đến năm 2011 nâng lên thành 48%) [16], đồng thời, duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức cao. Đây là thành phần kinh tế có vai trò quan trọng, là động lực để phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự phát triển của thành phần kinh tế này trong thời gian qua thể hiện quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển thành phần kinh tế tư nhân nói riêng và kinh tế ngoài nhà nước nói chung. Đồng thời phù hợp với xu thế tất yếu, khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đây là tiền đề, là cơ sở quan trọng cho việc ra đời và hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuế.

Ngoài ra, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ngày càng gia tăng tỷ trọng, thể hiện vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế nước ta (nếu như năm 2005 là 15,99%, tỷ trọng này được tăng lên 18,72% trong năm 2010) [16]. Điều này, đồng nghĩa với việc gia tăng sức ép tích cực đối với các thành phần kinh tế còn lại, đòi hỏi phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng hóa nếu không muốn bị ảnh hưởng thị phần nội địa và thị trường xuất khẩu. Đối với dịch vụ thuế, thực tế này tạo điều kiện thuận lợi để gia tăng các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế tại Việt Nam, cùng với các đại lý thuế trong nước, điều này tạo ra tính đa dạng, sôi động và là động lực cho dịch vụ thuế phát triển.

Xét theo khu vực kinh tế

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 20 – 22% tổng sản phẩm trong nước, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007 – 2011 là 3,4%/năm (Năm 2007 tăng 3,76%, Năm 2008 tăng 4,68%, Năm 2009 tăng 1,82%, Năm 2010 tăng 2,78%, Năm 2011 tăng 4%), năm 2012 tăng 2,72% [12], [15].

Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 40 – 41% tổng sản phẩm trong nước, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007 – 2011 là 6,99%/năm (Năm 2007 tăng 10,22%, Năm 2008 tăng 5,98%, Năm 2009 tăng 5,52%, Năm 2010 tăng 7,7%, Năm 2011 tăng 5,53%), năm 2012 tăng 4,52% [12], [15].

Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 38 – 39% tổng sản phẩm trong nước, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007 – 2011 là 7,47%/năm (Năm 2007 tăng 8,85%, năm 2008 tăng 7,37%, Năm 2009 tăng 6,63%, Năm 2010 tăng 7,52%, Năm 2011 tăng 7%), năm 2012 tăng 6,42% [12], [15].

Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức cao là cơ sở cần thiết cho giúp cho dịch vụ thuế có điều kiện phát triển. Dịch vụ thuế phát triển sẽ hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và kích thích tăng trưởng kinh tế. Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu, sẽ là cơ hội của các doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, học hỏi kinh nghiệm,… Tuy nhiên, do trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, khả năng cạnh tranh còn yếu, nên các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong tiến trình phát triển. Chính vì vậy, cần tạo môi trường, phát triển mạnh các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, để góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế và hợp tác với các đối tác nước ngoài. Một trong các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cần chú trọng đó là phát triển dịch vụ thuế.

Trong thời gian qua, hàng năm đã có thêm hàng vạn doanh nghiệp và hộ kinh doanh ra đời, hoạt động ở nhiều ngành nghề khác nhau, ở các địa bàn khác nhau trên khắp cả nước. Giai đoạn 2007 - 2011, doanh nghiệp nước ta tăng hơn 2,3 lần về số doanh nghiệp và 7,3 lần về số vốn so với 5 năm trước, tính đến thời điểm năm 2012 cả nước có khoảng 600.000 doanh nghiệp và 2 triệu hộ kinh doanh. Như vậy, số lượng người nộp thuế trong thời gian qua đã gia tăng nhanh chóng. Ngoài ra, chính sách thuế thường xuyên thay đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế nên nhu cầu được tư vấn, được hỗ trợ của người nộp thuế ngày một nhiều. Đặc biệt, với việc triển khai áp dụng thuế thu nhập cá nhân từ 01/01/2009 với nhiều quy định khác hơn so với trước đây, điều này cũng phát sinh nhu cầu tìm hiểu chính sách thuế của người nộp thuế, nhu cầu cần được tư vấn, hỗ trợ các thủ tục, dịch vụ thuế đang có xu hướng tăng lên, điều này cũng dẫn đến dịch vụ thuế có điều kiện để phát triển. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, trình độ dân trí ngày được nâng lên đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hỗ trợ người nộp thuế

của cơ quan thuế cũng như các hoạt động cung cấp dịch vụ thuế của khu vực tư. Tuy nhiên, trình độ văn hóa nói chung và mức độ am hiểu pháp luật của người nộp thuế rất không đồng đều. Mặt khác, xu thế hội nhập ngày càng gia tăng, kéo theo nhiều ngành nghề kinh doanh mới, nhiều nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh, cần phải được hỗ trợ, tư vấn. Do đó, hoạt động hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế và của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuế tư cũng gặp những khó khăn nhất định.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong chế độ kế toán doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w