Phía cung của ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu 9 Phương hướng phát triển Ngân hàng Thương mại cổ phần trong tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập Kinh tế quốc tế ở Việt Nam (Trang 60 - 61)

Các thách thức do cạnh tranh khắc nghiệt hơn và cạnh tranh từ nhiều nguồn hơn chắc chắn xảy ra sẽ thanh lọc được các ngân hàng phát triển tốt. Cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước, ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngồi là sự cạnh tranh dễ thấy nhất. Các nguồn cạnh tranh mới trên thị trường sẽ hình thành từ các định chế tài chính phi ngân hàng như bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp, và các cơng cụ tài chính khác tập trung trong lĩnh vực tiền gửi và cho vay dài hạn.

Điều này cũng cĩ nghĩa là chi phí huy động vốn tăng lên đồng thời làm giảm chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào. Chi phí huy động vốn tăng lên và ngân hàng phải tìm kiếm các nguồn vốn mới, các chứng chỉ tiền gửi, hình thức tiết kiệm đa dạng, các hình thức quảng cáo khuyến mại tốn nhiều chi phí.

Sự cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngồi cĩ thể khác nhau đối với từng mảng thị trường và từng loại sản phẩm. Các ngân hàng nước ngồi cho đến nay chỉ

phục vụ thị trường cao cấp, người vay tiền cĩ chất lượng cao, các tập đồn lớn cĩ giao dịch liên quan đến đầu tư nước ngồi và thị trường đơ thị. Các ngân hàng này sẽ vẫn duy trì các hoạt động trên, nhưng cũng sẽ mở rộng sang các mảng khác để

cạnh tranh các ngân hàng trong nước. Đối với việc huy động tiền gửi, các ngân hàng trong nước và các nhà hoạch định chính sách mong đợi các ngân hàng nước ngồi sẽ mang vốn từ nước ngồi vào để cho vay trong nước. Thực tế chưa hồn tồn đúng như vậy; các ngân hàng nước ngồi cũng cĩ các đợt huy động chứng chỉ

tiền gửi và cũng tìm cách huy động các nguồn tiền nhàn rỗi này.

Một phần của tài liệu 9 Phương hướng phát triển Ngân hàng Thương mại cổ phần trong tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập Kinh tế quốc tế ở Việt Nam (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)