Quá trình phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may Hà Nội (Trang 25 - 30)

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty dệt may Hà Nộ

2.1.1.2. Quá trình phát triển

Năm 1984 nhà máy sợi Hà Nội (hay còn gọi là nhà máy sợi Tây Đức) đi vào hoạt động chính thức. Lần đầu tiên ở miền Bắc nước ta có một nhà máy quy mô 10 vạn cọc sợi , được đầu tư thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến của các nước Tây Âu. Sự kiện này có thể nói đã đánh dấu một bước nhảy vọt của ngành Dệt-Sợi Việt Nam trong thập kỷ 80. Khi đó công ty có 181 cán bộ khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ và quản lý cùng với 1551 công nhân viên, quả là một con số đáng kể khi so sánh với công ty May Thăng Long trong những ngày đầu thành lập chỉ có 28 cán bộ và 550 công nhân. Tuy nhiên một thời gian ngắn ban đầu do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là do thiếu kinh nghiệm quản lý và chưa tiếp cận thị trường, khi các chuyên gia nước ngoài về nước đã xảy ra tình trạng hàng loạt thiết bị trục trặc kỹ thuật, thiếu phụ tùng thay thế. Riêng hệ thống dây chuyền kéo sợi có khoảng 20% số máy lắp dở dang không hoạt động được. Hệ thống tải điện thông gió, cấp nước không đồng bộ. Sản xuất nhiều biến động, năng suất lao động thấp,chất lượng sản phẩm kém.

Trước tình hình như vậy,cán bộ lãnh đạo nhà máy đã không ngừng củng cố tổ chức, xây dựng mối quan hệ đoàn kết nội bộ từ nhà máy xuống các đơn vị, củng cố các mặt quản lý, sắp xếp lao động hợp lý. Đồng thời trong hoàn cảnh nền kinh tế còn khó khăn, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kế hoạch hoá, ban lãnh đạo nhà máy đã dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, mạo hiểm vay ngoại tệ để đầu tư nhập thiết bị phụ tùng, mua nguyên liệu sản xuất để phục hồi số máy “chết” đưa các

công trình phụ trợ vào hoạt động đồng bộ. Đồng thời , nhà máy đẩy mạnh quan hệ với các địa phương ở thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

Vào thời kỳ này, Đảng và nhà nước thực hiện đường lối mở cửa, xoá bỏ cơ chế bao cấp tạo điều kiện phát huy tính chủ động của các doanh nghiệp- trong đó có nhà máy sợi Hà Nội. Do đó chỉ sau ba năm (1985-1988) nhà máy đã khôi phục toàn bộ thiết bị công nghệ phụ trợ, đưa vào hoạt động ổn định, bên cạnh đó đầu tư bổ sung thiết bị khu vực sợi, dây chuyền dệt kim, may mặc nhằm mở rộng sản xuất. Việc đầu tư được tính toán kỹ càng, có trọng điểm, đảm bảo hiệu quả đồng vốn. Đến năm 1990 kim ngạch xuất khẩu của công ty đã đạt 500 ngàn USD, năm 1998 đạt 16 triệu USD và đến năm 2004 đã đạt trên 30 triệu USD.

Đạt được những kết quả khả quan như vậy, công ty đã thực hiện chương trình đưa khoa học công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá thị trường. Song song với quá trình đó là sự đầu tư cần thiết và quan trọng cho nguồn nhân lực, xây dựng quy hoạch và đào tạo cán bộ công nhân viên để đáp ứng được nhu cầu lâu dài. Vì ngay từ đầu công ty đã ý thức và xác định được đây chính là nguồn vốn vô cùng quý giá, là nền tảng cho công ty phát triển. Cho đến nay Hanosimex đã có đội ngũ hơn 4000 công nhân dày dặn kinh nghiệm, tâm huyết và nhiệt tình với nghề nghiệp. Bên cạnh đó hàng năm công ty vẫn trích quỹ hàng trăm triệu đồng để tiến hành đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động cho phù hợp với yêu cầu và đáp ứng được sự biến động của thị trường.

Từ năm 2005 đến nay Công ty Dệt may Hà Nội (nay là Tổng Công ty Dệt May Hà Nội) trong sản xuất kinh doanh bị chi phối bởi một số đặc điểm, tình hình sau:

- Năm 2004 được phép của Chính phủ, Bộ Công nghiệp đã ra quyết định (số 177 ngày 30/12/2004) chuyển Công ty Dệt May Hà Nội sang thí điểm tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.

- Để hình thành cơ cấu tổ chức và tiến hành hoạt động theo mô hình mới, Hanosimex đã tiến hành cổ phần hóa một số đơn vị thành viên để trở thành các

Công ty con, Công ty liên kết như các Công ty cổ phần Dệt Hà Đông Hanosimex, May Đông Mỹ Hanosimex, Dệt may Hoàng Thị Loan. Năm 2005 nhận quản lý và thực hiện tiếp phần dự án xây dựng Trung tâm Dệt Kim Phố Nối B do Vinatex chuyển sang và sau khi hoàn thành đã di dời Nhà máy Dệt nhuộm ở Hà Nội sang sáp nhập vào dự án và thành lập Trung tâm Dệt kim Phố Nối.

- Ngày 11/01/2007 Bộ Công nghiệp đã quyết định thành lập Tổng Công ty Dệt may Hà Nội trên cơ sở Công ty Dệt May Hà Nội thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Như vậy, với việc tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, Hanosimex đã có 03 Công ty cổ phần là các Công ty con, các đơn vị còn lại là các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ. Đồng thời từ năm 2007, Hanosimex được hoạt động theo mô hình Tổng công ty, sẽ mở ra một thời kỳ mới trong hoạt động sản xuấtkinh doanh với quy mô lớn hơn.

Vào ngày 30 tháng 7 năm 2007, căn cứ theo quyết định số 2636/QĐ-BCN của bộ trưởng bộ công nghiệp (nay là bộ công thương) về việc phê duyệt và chuyển tổng công ty dệt may Hà Nội thành tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội. Như vậy tổng công ty dệt may Hà Nội từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó bán một phần vốn nhà nước hiện có ở doanh nghiệp và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, trong đó vốn nhà nước chiếm 54.74% vốn điều lệ, còn lại 45.26% là vốn do các cổ đông đóng góp. Từ khi trở thành công ty cổ phần, Hanosimex ngày càng chú ý đến việc sản xuất hàng thời trang chất lượng cao bằng cách áp dụng quản lý chất lượng đồng bộ và quản lý dây chuyền cung cấp để đảm bảo tiến độ giao hàng và tăng số lượng bán hàng trực tiếp đến các khách hàng nước ngoài trên toàn thế giới trong thời đại của Internet và môi trường kinh doanh toàn cầu.

Cho đến nay là thành viên của Tập đoàn dệt may Việt Nam- Vinatex, tổng công ty dệt may Hà Nội đã trở thành một trong số những doanh nghiệp lớn của ngành dệt may Việt Nam.

Với đà phát triển như vũ bão, mạng lưới kinh doanh cũng như hệ thống bán hàng của công ty ngày càng được mở rộng không chỉ trên địa bàn Hà Nội mà khắp các tỉnh thành trên cả nước. Có thể kể tên một số cửa hàng tiêu biểu như sau

• Cửa hàng thời trang tại 191 và 504 Bạch Mai, 26 Hoa Lư, 62 Lò Đúc - Hai Bà Trưng- Hà Nội.

• Cửa hàng thời trang tại 53 Phan Bội Châu, 26 Hàng Dầu, 46 Ngô Quyền- Hoàn Kiếm- Hà Nội.

• Cửa hàng thời trang tại 2P Hoàng Hoa Thám, 24/105 Thuỵ Khuê, 1/8 Đội Cấn- Ba Đình- Hà Nội.

• Cửa hàng thời trang tại 264 Khâm Thiên và 229 Chùa Bộc- Đống Đa- Hà Nội.

• Cửa hàng thời trang tại 14 Nghĩa Tân, số 2 chợ Đồng Xa- Mai Dịch, 10B/41 Trần Duy Hưng, 139 Cầu Giấy- Hà Nội.

Ngoài ra công ty còn có các cửa hàng ở các quận huyện trên Hà Nội như Long Biên, Từ Liêm, Sóc Sơn, Đông Anh.

Không dừng ở đó, công ty có hệ thống bán hàng hầu khắp các tỉnh của Việt Nam như Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình, Hoà Bình, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vũng Tàu…..

2.1.1.3.Các phòng ban của công ty

Phòng quản trị hành chính

Đây là phòng văn thư lưu trữ, khánh tiết, quản lý đội xe con, công tác bảo vệ cộng sự và phòng chống cháy nổ.

Phòng thương mại

Có chức năng xem xét, quán xuyến các công việc kinh doanh cũng như đề xuất các kế hoạch, phương án kinh doanh, tìm hiểu thị trường nội địa cũng như quốc tế để đạt được kết quả khả quan nhất.

Có chức năng xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm, xây dựng kế hoạch tác nghiệp cụ thể từng đơn hàng, xây dựng các chỉ tiêu doanh thu cho từng đơn vị, chủ động đưa hàng đi gia công tại các vệ tinh, chủ động đưa hàng đi gia công, quản lý các định mức cấp phát nguyên vật liệu và hoá chất phục vụ cuộc sống, xây dựng các phương án đầu tư, xây dựng mới, sửa chữa cải tạo nhà xưởng, xây dựng cơ sở sản xuất mở rộng thị trường.

Phòng xuất nhập khẩu

Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác xuất nhập khẩu bao gồm tổ chức nghiên cứu đánh giá thị trường, bạn hàng để tìm kiếm, giao dịch với các đối tác xuất khẩu và nhập khẩu. Tổ chức đàm phán và làm các thủ tục ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu và triển khai cho các đơn vị có liên quan thực hiện.

Phòng kế toán tài chính

Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý, đúng mục đích, đúng chế độ.

Phòng kỹ thuật đầu tư

Có chức năng nghiên cứu và hướng dẫn quy trình công nghệ kỹ thuật may, nghiên cứu và áp dụng khoa học mới để nâng cao năng suất, quản lý máy móc thiết bị. Xem xét đầu tư một cách hợp lý máy móc thiết bị, lập các phương án đầu tư, xây dựng mới, sửa chữa cải tạo nhà xưởng, xây dựng các cơ sở vật chất mở rộng sản xuất.

Phòng quản trị nhân lực

Tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc về công tác quản trị nguồn nhân lực, hành chính quản trị và an ninh an toàn của Công ty bao gồm: tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo nguồn nhân lực, chế độ chính sách đối với người lao động, cổ phần hoá doanh nghiệp.

Phòng thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm

Tổ chức quản lý và duy trì hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy trình từ nguyên

vật liệu đầu vào đến khi thành phẩm nhập kho, kiểm tra từng công đoạn nếu phát hiện sai sót thì phải xử lý ngay, đề xuất những biện pháp quản lý chất lượng nhằm hạn chế và khắc phục những sản phẩm không đủ chất lượng.

Phòng công nghệ thông tin

Có chức năng giúp Tổng giám đốc thống nhất quản lý hoạt động, vận hành cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ công tác quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn tổng công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may Hà Nội (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w