Môi trường ngành

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may Hà Nội (Trang 56 - 58)

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty dệt may Hà Nộ

2.3.1.2. Môi trường ngành

Phân tích môi trường ngành nhằm đưa ra câu hỏi, các đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm năng cảu Hanosimex là ai? Khách hàng như thế nào, quyền năng của nhà cung cấp ra sao, áp lực của sản phẩm thay thế thế nào?

Đối thủ cạnh tranh hiện tại: đối thủ cạnh tranh hiện nay của ngành dệt may Việt Nam nói chung và Hanosimex nói riêng là các nước châu Á và một số nước có tiềm năng về ngành dệt may. Đó là

Trung Quốc: Được đánh giá là cường quốc số 1 về sản xuất hàng dệt may của thế giới với tổng số trên 21000 doanh nghiệp, thu dụng hơn 8 triệu lao động và được coi là nước có khả năng cạnh tranh cao nhất về nguồn lao động chi phí thấp, nguyên phụ liệu tại chỗ đa dạng và dồi dào, khả năng sản xuất hầu như tất cả các chủng loại sản phẩm trong mọi khung giá cả, chất lượng.

Ấn Độ: được coi là cường quốc lớn thứ hai thế giới về sản xuất hàng dệt may và được coi là nước thay thế Trung Quốc với trên 31000 doanh nghiệp. Ấn Độ rất dồi dào về nguồn lao động giá thấp, kỹ năng và khả năng thiết kế đa dạng, là một trong những nước sản xuất sợi và vải lớn nhất thế giới và khả năng sản xuất đa dạng các mặt hàng dệt may.

Pakistan: cũng là một nước có rất nhiều tiềm năng phát triển mạnh ngành dệt may với chi phí lao động thấp, có lợi thế về nguồn bông tại chỗ và năng lực sản xuất sợi cotton, hưởng nhiều ưu đãi trong chính sách thương mại của Mỹ và EU

Bănglađét: là một đối thủ cạnh tranh có khả nang sản xuất và đáp ứng tới 80% nhu cầu về phụ liệu trong nước, có khả năng sản xuất đại trà các mặt hàng cơ bản với chi phí thấp…

Indonesia: là một trong những nước sản xuất hàng dệt lớn nhất Đông Nam Á và được coi là nguồn cung cấp dệt may quan trọng trong thương mại dệt may thế giới. Lợi thế ngành dệt may Indonesia là là sự phát triển đồng bộ theo chiều dọc trong mọi công đoạn sản xuất.

Đối thủ cạnh tranh trong nước: trong nước, cần đánh giá đúng mực các mặt mạnh của các doanh nghiệp đầu đàn trong ngành như X 28, May An Phước… là những doanh nghiệp dệt may có thương hiệu, có hệ thống máy móc hiện đại

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng: cần chú ý đến sự chuyển hướng kinh doanh của một số ngành có khả năng đầu tư như ngành than, ngành xây dựng hay các đối thủ ngoài ngành muốn đầu tư xâm nhập ngành…

Nhà cung cấp: nhà cung cấp nguyên liệu của ngành dệt may bao gồm: bông, xơ, hóa chất, thuốc nhuộm… là nguyên liệu cho ngành dệt, chủ yếu là nhập khẩu, để chống việc tăng giá cần có những giải pháp cụ thể. Còn phụ liệu cho ngành may chủ yếu được sản xuất trong nước và nhập khẩu một phần, để chống tăng giá của nhà cung cấp công ty đã có giải pháp liên kết, chuyên môn hóa sản xuất cung ứng cho may

Khách hàng : Bằng kinh nghiệm, bằng thương hiệu đã sẵn có những khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng. Công ty có chiến lược nhắm vào những khách hàng có khả năng tiêu thụ lớn, phân đoạn thị trường để nắm giữ khách hàng, để khách hàng thật sự gắn bó với doanh nghiệp bằng uy tín doanh nghiệp, bằng hệ thống quản lý chất lượng ISO.

Sản phẩm thay thế: sản phẩm dệt may khó thay thế, vì hàng hóa vẫn là nhu cầu duy nhất trong nhu cầu may mặc của con người. Tuy nhiên, sự thay đổi mẫu mã, chất liệu sẽ làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn với người tiêu dùng. Vì vậy trong chiến lược sản phẩm công ty đưa ra đích cho sản phẩm dệt may là sản phẩm thời trang ứng dụng, cải tiến liên tục, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, phù hợp lứa tuổi, thời tiết…

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may Hà Nội (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w