Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty dệt may Hà Nộ
2.3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty
• Về chất lượng sản phẩm : điểm mạnh trong các mặt hàng của Hanosimex là chất liệu nhẹ, mát và thấm hút mồ hôi tốt, dễ dàng cho vận động, thông thoáng . Đặc biệt là mặt hàng của công ty có chất lượng tốt, bền đẹp. Đây chính là vũ khí cạnh tranh của công ty, cũng là một chiến lược đúng đắn, đó là cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Khách hàng thích các sản phẩm của công ty do chất lượng tốt, chất liệu thoáng mát, kiểu dệt lại nhẹ nhàng, mịn. Bên cạnh đó sản phẩm Hanosimex bền, phù hợp với tâm lý khách hàng, do đó đây là một lợi thế khi cạnh tranh với các mặt hàng thời trang khác khác, đặc biệt là với các mặt hàng dệt may Trung Quốc giá rẻ đang bán ồ ạt trên thị trường hiện nay nhưng chất lượng rất tồi.Sản phẩm của công ty cũng đảm bảo theo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và các tiêu chuẩn về quản lý.
• Về giá cả sản phẩm : có thể nhận thấy là khách hàng mục tiêu của công ty là nhóm khách hàng bậc trung vì vậy mà giá cả các sản phẩm của Hanosimex thường vào loại trung bình, không quá rẻ nhưng cũng không đắt. Khách hàng ưa chuộng các sản phẩm của công ty do giá cả phải chăng và phù hợp với chất lượng sản phẩm cũng như túi tiền người tiêu dùng.
• Về tổ chức quản lý sản xuất : các khâu sản xuất đều được tiến hành một cách khoa học theo một quy trình hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí và tối đa hoá lợi nhuận. Cho một ví dụ điển hình về việc tổ chức hợp lý quản lý sản xuất là quy trình nghiên cứu thể hiện và thiết kế mẫu. Quy trình như sau :
* Nghiên cứu thị trường : những người thiết kế theo dõi các mẫu mốt thời trang hiện có trên thị trường trong nước và thế giới, sản phẩm của các hãng khác, và các
mặt hàng đang bán chạy. Công việc này được tiến hành qua mạng internet, các tạp chí thời trang, truyền hình, các cuộc trình diễn thời trang hoặc quan sát thực tế trên thị trường. Như vậy, việc nghiên cứu thị trường chỉ dừng lại ở việc quan sát các biểu hiện bề ngoài của thị trường, chứ chưa đi sâu nghiên cứu, phân tích hoặc thực hiện các cuộc nghiên cứu marketing cần thiết. Công ty cũng chưa từng triển khai nghiên cứu, tìm hiểu trực tiếp nhu cầu, thị hiếu thẩm mỹ về trang phục của khách hàng và những đánh giá của họ về sản phẩm của công ty.
* Sáng tác mốt : vai trò chủ yếu của những người thiết kế mốt là tạo dáng quần áo, thiết kế mỹ thuật nghiệp. Khác với mỹ thuật nói chung, mỹ thuật công nghiệp chủ yếu sử dụng các đường nét tinh khiết, những góc cạnh dứt khoát, những mảng khối giản dị, hợp lý, thích hợp với công nghệ gia công hàng loạt. Trong quá trình lao động sáng tạo, người thiết kế bị giới hạn bởi yếu tố kỹ thuật cắt may công nghiệp, hiệu quả gia công hàng loạt và phải quan tâm đến thị hiếu khách hàng, đảm bảo hiệu quả kinh tế cho sản phẩm. Những người thiết kế của công ty Hanosimex trước hết sáng tác các mốt mới theo cảm hứng cá nhân, theo quan điểm thẩm mỹ của mình. Để giảm rủi ro trong khả năng tiêu thụ sản phẩm, họ mô phỏng, biến cách những kiểu mốt hiện bán chạy trên thị trường, phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty. Bên cạnh đó, một phương pháp tiết kiệm khác là, công ty sao chép các mốt gia công xuất khẩu, đã có sẵn kiểu mốt và tài liệu kỹ thuật cắt may sản phẩm, có cải biến thành mốt mới tiêu thụ trên thị trường nội địa.
* Thiết kế và thể hiện mẫu : từ những hình vẽ mốt trên giấy, các kỹ sư thiết kế, kỹ sư công nghệ xây dựng “mẫu”, xác định các chi tiết, bộ phận của quần áo, rồi thể hiện chúng trên giấy bìa, cắt rời từng bộ phận thành các lecan . Trước hết, mẫu được xây dựng trên cơ sở một “cỡ vóc chuẩn”, sau đó nhân ra cho các cỡ vóc khác nhau.Việc xây dựng các mẫu chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu : sự phù hợp giữa mốt được vẽ trên giấy với mốt thực tế tạo ra; sự phù hợp giữa mẫu với cơ thể con người, sự phù hợp giữa mẫu với ý nghĩa sử dụng quần áo; sự phù hợp giữa mẫu với vật liệ may.
Sau khi có mẫu, các kỹ sư công nghệ xây dựng quy trình kỹ thuật, lập các chứng từ kỹ thuật. Họ lựa chọn thiết bị, xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho mẫu như đường may, mũi may, mật độ mũi may trên 1 cm2, chỉ số của chỉ…các thông số về kích thước và sung sai cho phép, nguyên vật liệu chính phụ, bảng màu, định mức tiêu hao nguyên vật liệu.Tất cả phải hợp thành một quy trình may chuẩn, dễ thực hiện, tránh nhiều phế phẩm.
* Công đoạn cắt mẫu : trải các lecan lên tấm lá vải, tiến hành giác mẫu và cắt. Phải đảm bảo sao cho khi trải vải, giác mẫu, các kẻ sọc,ngang, các hình vẽ phải phù hợp với mẫu giấy. Việc cắt mẫu phải đơn giản, dễ thực hiện và các ít phế phẩm, vải đầu tấm càng tốt. Thiết bị cắt vải công nghiệp gồm dao cố định và dao cầm tay di động. Dao cầm tay di động được sử dụng để cắt các chi tiết phức tạp, có đường cong hẹp.
* Công đoạn may: tổ chức dây chuyền may, lắp ráp các bộ phận đã được cắt, nhận các loại phụ liệu đã định,hoàn chỉnh sản phẩm phù hợp với mẫu. Mẫu thiết kế phải cho phép tận dụng tối đa năng lực của thiết bị máy móc, cho năng suất cao. * Hoàn thành sản phẩm : đính cúc, thùa khuyết, may khoá, tẩy giặt, là, gấp, đóng gói sơ bộ…
* Giới thiệu mốt: hiện nay công ty chủ yếu giới thiệu mốt qua các hoạt động quảng cáo, trưng bày tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, tham gia các hội chợ, triễn lãm.
* Quảng cáo: công ty đã sử dụng các phương tiện truyền thông như : tạp chí dệt may, tạp chí mốt, tạp chí công nghiệp nhẹ… các tờ gấp giới thiệu sản phẩm. Công ty chưa có bộ phận quảng cáo riêng nên việc thiết kế chương trình, nội dung, ý tưởng quảng cáo sản phẩm đều được thuê ngoài thực hiện. Hiện công ty vẫn chưa áp dụng hình thức quảng cáo qua truyền hình, hay tham gia các chương trình truyền hình chuyên đề thời trang định kỳ, qua đó giới thiệu bộ sưu tập thời trang của công ty đến với người xem.
• Về hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm : công ty có một hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm rộng lớn với các cửa hàng ở các thành phố lớn trong cả nước như Hà Nội,
Hải Phòng, Hồ Chí Minh. Việc tạo lập một hệ thống cửa hàng như thế này giúp cho Hanosimex dễ dàng đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng, đồng thời khuếch trương thanh thế các sản phẩm của mình. Nó cũng giúp cho công ty có điều kiện thu thập những thông tin về khách hàng và lắng nghe ý kiến của khách hàng một cách nhanh nhất để không ngừng.
• Lĩnh vực chăm sóc khách hàng và dịch vụ bán hàng : đây là một lĩnh vực rất được công ty quan tâm. Sự quan tâm tới khách hàng cũng như dịch vụ bán hàng được thể hiện qua hệ thống cửa hàng sạch đẹp, tiện nghi, phù hợp với nhu cầu mua sắm, với đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, sẵn sàng giải đáp những thắc mắc cũng như cung cấp những thông tin mới về sản phẩm cũng như chất lượng, giá thành và thông tin về công ty tới khách hàng, cũng như luôn lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người tiêu dùng, đồng thời phản ánh những thông tin đó về tổng công ty để phục vụ một cách tốt nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó, công ty thường xuyên tổ chức những chương trình khuyến mại, bốc thăm trúng thưởng cho những khách hàng mua sản phẩm của công ty vào những dịp kỷ niệm hay ngày lễ quan trọng. Giải thưởng khuyến mại thường có giá trị lớn và thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng, như trong năm 2007, công ty đã tổ chức bốc thăm trúng thưởng giải thưởng xe máy Future, tủ lạnh, máy giặt, đầu DVD và rất nhiều sản phẩm Hanosimex cho các khách hàng trúng thưởng...
• Về thương hiệu sản phẩm : Từ lâu thương hiệu Hanosimex đã là một thương hiệu hàng dệt may rất được ưa chuộng và đã được định hình trong tâm trí người tiêu dùng. Các mặt hàng được ưa chuộng của công ty là mặt hàng sợi, vải Denim, khăn các loại, và quần áo thời trang. Là một thành viên của tập đoàn dệt may Việt Nam, công ty càng có cơ hội khẳng định được thương hiệu của mình. Công ty luôn chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của mình, vì vậy nhắc tới Hanosimex là nhắc tới một thương hiệu về sản phẩm đẹp, bền, giá cả hợp lý với chất lượng tốt
Tuy nhiên, ngoài những thành công về cạnh tranh trên, công ty đang đối mặt với không ít khó khăn trong hoàn cảnh hiện nay.
• Về thị trường : Thị trường chủ yếu của công ty hiện nay vẫn chỉ là thị trường nội địa, doanh thu tiêu thụ nội địa hàng năm chiếm 65%, xuất khẩu chiếm 35%. Do tiêu thụ nội địa là chính nên công ty phải chịu mức thuế VAT 10% đồng thời phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn của hàng nhập lậu, hàng giả, hàng trốn thuế, cũng như phải cạnh tranh quyết liệt với hàng của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh và có 100% vốn đầu tư nước ngoài.
• Về nguồn vốn :Vốn đầu tư hoạt động chủ yếu là vốn vay, trong đó tỷ lệ vay nợ của các công ty con ngành dệt là khá lớn, điều đó hàm chứa nhiều rủi ro trong kinh doanh. Đồng thời, tuy ngành dệt được đầu tư nhiều trang thiết bị máy móc nhưng cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu mở rộng và nâng cấp thực sự của ngành dệt.
• Về hoạt động sản xuất kinh doanh :Công ty đã phải đương đầu với nhiều khó khăn khi hàng loạt các doanh nghiệp rơi vào khó khăn về tài chính hay chưa thích ứng với cơ chế quản lý mới , trong khi số lượng lao động lớn, máy móc thiết bị lạc hậu, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng còn thấp. Cụ thể là trong ngành kéo sợi thì chỉ có 20% các thiết bị được đầu tư từ các nước có trình độ tiên tiến và được sử dụng trong vòng 5 năm, 21% các thiết bị đã được sử dụng từ 5- 10 năm, được đầu tư từ Tây Âu, Nhật Bản và Trung Quốc, thiết bị tương đối tốt, 33 % thiết bị đã được sử dụng từ 10 đến 20 năm, chất lượng trung bình và cuối cùng 26% thiết bị đã được sử dụng trên 20 năm, chất lượng đã xuống cấp nghiêm trọng. Còn các thiết bị trong ngành dệt thoi với trình độ công nghệ, năng suất và chất lượng trung bình yếu. Dó đó vải dệt thoi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu làm hàng xuất khẩu, chủ yếu vẫn là hàng dệt kim với trình độ công nghệ được đánh giá ở mức trung bình khá…
• Bên cạnh đó, công ty cũng gặp hạn chế khi cạnh tranh không những ở thị trường nước ngoài mà ngay cả ở thị trường trong nước. Bản thân sản phẩm của Hanosimex được đánh giá cao về độ bền, chất lượng và chất liệu, tuy nhiên hạn chế lớn nhất của Hanosimex là về khâu mẫu mã, thiết kế. Các sản phẩm của Hanosimex còn khá đơn giản, thiết kế còn hạn hẹp, đơn điệu, cứng nhắc, màu sắc
tuy phong phú nhưng lại thiết kế chưa hài hoà, tông màu còn hơi quê, hoạ tiết trang trí thì chủ yếu là chữ số, chưa phong phú và mềm mại. Nhìn chung sản phẩm của Hanosimex chưa hợp model giới trẻ hiện nay, do đó chưa thực sự được ưa chuộng. Mặt khác, xét về giá cả, tuy sản phẩm Hanosimex có giá cả phải chăng nhưng chưa thực sự là thế mạnh, nó chưa là động lực chính để người tiêu dùng lựa chọn. Đối với những người có thu nhập trung bình thấp thì sản phẩm Hanosimex còn khá cao về giá so với chất lượng vải, còn đối với những người có thu nhập tương đối thì họ có nhu cầu cao hơn khi tìm kiếm về kiểu dáng và mẫu mốt, đòi hỏi đẹp và trẻ trung, đó là những điều Hanosimex còn thiếu.
Như vậy cũng như tình trạng chung của ngàng dệt may Việt Nam, tổng công ty dệt may Hà Nội còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết bài toán hóc búa của mình.