Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may Hà Nội (Trang 39 - 53)

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty dệt may Hà Nộ

2.2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty

Nói về cạnh tranh của công ty, tức là nói về 2 khía cạnh, cạnh tranh nội địa và cạnh tranh quốc tế. Về thị trường quốc tế từ lâu, Hanosimex luôn là một doanh nghiệp đầu của Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hoá ra thị trường thế giới, với một thị trường rộng khắp các châu lục với trên 25 quốc gia. Dưới đây là bảng kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của tổng công ty

Bảng 4 : Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường

2003 2004 2005 2006

CHÂU ÂU USD 2.425.613,38 8,5 2.280.288,15 8,8 2.714.843,04 7,7 4.732.952,07 11,9BẮC MĨ USD 17.474.399,45 61,12 14.532.985,32 54,4 17.780.903,94 50 17.987.382,33 46 BẮC MĨ USD 17.474.399,45 61,12 14.532.985,32 54,4 17.780.903,94 50 17.987.382,33 46

CHÂU Á USD 8.439.069,06 29,5 9.203.094,99 34,73 14.586.640,38 41,5 16.194.593,25 41TT KHÁC USD 247.945,66 0,88 554.996,19 2,07 237.380,57 0,8 555.174,25 1,1 TT KHÁC USD 247.945,66 0,88 554.996,19 2,07 237.380,57 0,8 555.174,25 1,1 TỔNG GIÁ

TRỊ

USD 28.587.027,55 % 26.571.364,65 % 35.319.767,93 % 39.470.101,90 %

Nguồn :Phòng xuất nhập khẩu công ty Hanosimex

Có thể nhận thấy rõ ràng là thị trường rộng lớn và chủ chốt của Hanosimex là thị trường Bắc Mỹ bao gồm Mỹ, Canada và Mexico, chiếm tới 61,12% kim ngạch xuất khẩu toàn công ty trong năm 2003 với giá trị 17.474.399.45 USD. Trong các năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đã giảm đi nhiều nhưng vẫn duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty. Tuy vậy sản lượng xuất khẩu năm 2004 vào thị trường này giảm mạnh so với năm 2003 là do năm 2004, công ty đã tiến hành cơ cấu lại sản xuất cũng như tổ chức, ssắp xếp lại doanh nghiệp và mặt hàng xuất khẩu, đồng thời cũng do năm này, hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ gặp nhiều khó khăn do các rào cản kỹ thuật và hạn ngạch từ phía Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, sang năm 2005 và 2006, mức xuất khẩu này đã vượt so với năm 2003 và tiếp tục duy trì đà tăng, điều này chứng tỏ công ty đã từng bước vượt qua được những khó khăn và tiếp tục đà phát triển của mình. Việc giảm kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ cũng bởi nguyên nhân công ty đã chú trọng đến việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro và phù hợp với chiến lược của công ty.

Thị trường rộng lớn và tiềm năng thứ 2 của Hanosimex là Châu Á với các khách hàng quen thuộc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Đây là thị trường quen thuộc truyền thống của công ty, chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng trưởng một cách đều đặn trong các năm qua. Cụ thể là năm 2003, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chỉ có 8.439.069,06 USD và chiếm 29,5 % thị phần tiêu thụ xuất khẩu thì đến năm 2006, chỉ trong vòng 3 năm, sản lượng xuất khẩu đã tăng lên gần như gấp đôi với 16.194.593,25 USD và chiếm tới 41% thị phần xuất khẩu. Đây chính là một bước đột phá của công ty trong việc chuyển

hướng và phát triển thị trường. Mặt khác đây cũng là thị trường phù hợp với thị hiếu và chủng loại sản phẩm của công ty, do đó trong thời gian tới cần tiếp tục củng cố và đẩy mạnh phát triển thị trường tiềm năng to lớn này.

Thị trường Châu Âu, đặc biệt là EU cũng là thị trường quan trọng của công ty, tuy nhiên vẫn chỉ chiếm một kim ngạch khiêm tốn với trị giá 2.425.613,38 USD vào năm 2003, tuy nhiên đã được cải thiện đáng kể cho đến năm 2006 là 4.732.952,07 USD, nâng tỷ lệ thị phần từ 8,5 % lên 11,9%. Tuy nhiên thị trường này cũng như các thị trường khác như Nam Mỹ và Châu Phi cần tiếp tục được khai thác và tận dụng.

Trong kim ngạch xuất khẩu của công ty, có thể nói chiếm ưu thế lớn là các sản phẩm dệt kim, điều này được thể hiện trong bảng dưới đây

Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng

2003 2004 2005 2006 Quần áo dệt kim USD 18.151.560,49 63,5 14.478.353,81 54,49 17.550.891,66 49,69 18.107.669,49 45,88 Vải dệt kim USD 39.865,01 0,14 247,50 0,09 2.396,14 0,07 1.533,85 0,003 SợI USD 4.993.460,26 17,47 4.746.472,78 17,86 8.823.712,93 25,05 10.424.056,9 1 26,47 Khăn các loạI USD 2.846.726,12 9,96 4.951.054,98 18,63 5.669.861,72 16,05 6.931.225,23 17,56 Quần áo Denim USD 1.687.398,04 8,38 2.392.647,58 9 2.727.485,18 9,2 2.804.164.36 7,1 Mũ USD 161.048,52 0,56 Sợi vải phế USD 2.808,00 0,01 Vải Denim USD 706.969,11 2,47 595.421,93 1,44 986.764 2,98 TỔNG GIÁ TRỊ USD 28.587.027,55 % 26.571.364,65 % 35.319.767,93 % 39.470.101,90 %

Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu công ty Hanosimex

Từ bảng trên có thể thấy mặt hàng xuất khẩu chủ lực và có thế mạnh của công ty chính là mặt hàng quần áo dệt kim. Năm 2003 giá trị xuất của mặt hàng này đạt 18.151.560,49 USD chiếm tỷ trọng 63,5% kim ngạch xuất khẩu của công ty, năm 2004 đạt 14.478.353,81 USD chiếm 54,49% kim ngạch xuất khẩu, năm 2005

17.550.891,66 USD chiếm 49,69% kim ngạch xuất khẩu, năm 2006 đạt 18.107.669,49 USD chiếm 45,88% tổng giá trị xuất khẩu trong năm. Mặc dù có sự giảm sút về cả giá trị xuất và tỷ trọng trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu nhưng quần áo dệt kim hiện vẫn đang là mặt hàng thế mạnh của công ty và chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất xuất khẩu. Có được thành công này chính là nhờ công ty đã tận dụng và phát huy được triệt để lợi thế từ mô hình công ty mẹ con khép kín và dây chuyền sản xuất của các nhà máy sợi, dệt nhuộm và may của mình để hình thành nên một hệ thống sản phẩm riêng có chất lượng.

Bên cạnh quần áo dệt kim, mặt hàng sợi cũng chính là thế mạnh xuất khẩu của công ty, thể hiện một sự tăng mạnh bứt phá với giá trị sản lượng 4.993.460,26 USD chiếm 17,47% giá trị xuất khẩu năm 2003 lên tới 10.445.841,91 USD năm 2006, nâng tỷ trọng mặt hàng này trong kim ngạch xuất khẩu lên tới 26,47%, là một con số không nhỏ.

Ngoài ra, các mặt hàng khăn cũng là mặt hàng được ưa chuộng xuất khẩu của công ty với kim ngạch 6.931.225,23 USD, và chiếm 17,56% trong tổng giá trị kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu.

Đặc biệt, tuy mới ra đời, nhưng mặt hàng vải Denim đã khẳng định được vị thế của mình trong tâm trí người tiêu dùng và ngày càng được ưa chuộng hơn. Trong thời gian tới đây chính là mặt hàng cần được khai thác và tận dụng của công ty trong việc đẩy mạnh xuất khẩu. Vì nó đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cũng như sự khan hiếm trong nguồn cung. Chính vì vậy đây chính là lợi thế trong cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Các đơn vị thành viên của công ty

∗ Nhà máy sợi

• Năng lực sản xuất :

- Sợi đơn: 12.000MT/năm - 112.000 cọc sợI. - Sợi xe : 1.500MT/năm - 6.080 cọc sợi. • Các sản phẩm chính:

+ Sợi 100% cotton chải thô, chải kỹ Ne 16-40. + Sợi T/C chải thô, chải kỹ Ne 20-60.

+ Sợi CVC chải thô, chải kỹ Ne 20-40. + Sợi 100% polyester Ne 20-60.

+ Sợi lõi chun cotton + spandex. - Sợi xe các loại

- Sợi Slub. - Sợi Texture.

∗ Các nhà máy may dệt kim

• Năng lực sản xuất : 8.000.000 sản phẩm / năm. • Các sản phẩm chính:

- Áo Poloshirt, T.shirt, Hi-neck, quần áo thể thao, quần áo ngủ…cho người lớn và trẻ em.

∗ Nhà máy may dệt thoi

• Năng lực sản xuất : 1.500.000 sản phẩm /năm. • Các sản phẩm chính:

- Quần Jean, Áo Denim, Quần Khaki, Váy…cho người lớn và trẻ em. ∗ Trung tâm dệt kim Phố Nối

• Năng lực sản xuất :

- Vải dệt kim thông thường:2.800 tấn/năm. - Vải cào bông: 500 tấn/năm. • Các sản phẩm chính:

- Vải dệt kim các loại: Single Jersy, Interlock, Rib, Pique. - Vải dệt kim cào bông.

∗ Nhà máy dệt vải Denim

• Năng lực sản xuất : 9.000.000 m/năm. • Các sản phẩm chính:

Vải denim các loại từ 4.5 OZ đến 14.5 OZ bao gồm vải Denim thường, Slub denim, Fancy denim co giãn và không co giãn.

∗ Trung tâm cơ khí tự động hóa

- Sản xuất, chế tạo phụ tùng thiết bị dệt may. - Sửa chữa, lắp ráp thiết bị điện tử - tự động hóa - Sản xuất – Kinh doanh ống giấy

- Dịch vụ lắp đặt ,sửa chữa thiết bị Cơ - Điện - Nhiệt. ∗ Công ty CP dệt Hà Đông

• Năng lực sản xuất : 1.500 MT/năm. • Các sản phẩm chính:

- Khăn các loại có trọng lượng từ 200gr/m2 - 800gr/m2 ∗ Công ty CP may Đông Mỹ

• Năng lực sản xuất : 1.500.000 sản phẩm/năm • Các sản phẩm chính:

Áo Poloshirt, T.shirt, Hi-neck, quần áo thể thao, quần áo ngủ…cho người lớn và trẻ em

∗ Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan ∗ Công ty SX_XNK dệt may Hải Phòng ∗ Siêu thị Vinatex Hà Đông

Để đầu tư và cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của công ty và ngành dệt nói chung, ngoài việc sắp xếp cho hợp lý từ công ty mẹ đến công ty con, Hanosimex đã di dời các nhà máy dệt, nhuộm, hoàn tất vải dệt kim vào các khu công nghiệp nhằm mở rộng năng lực, kết hợp hiện đại hóa thiết bị sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu sản lượng vải cho các xí nghiệp may quần áo dệt kim phục vụ cho xuất khẩu.

Để hợp lý hóa quản lý và sản xuất, Hanosimex đã sáp nhập Nhà máy Sợi Vinh vào Công ty Dệt May Hoàng Thị Loan và tiến hành cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp này. Trong đó, Hanosimex giữ vai trò chủ sở hữu vốn nhà nước chiếm 55% tổng số vốn điều lệ, Hanosimex cũng đã CPH Công ty Dệt Hà Đông và Công ty

May Đông Mỹ. Như vậy, công ty có điều kiện đầu tư vốn vào công ty con, quan hệ hoàn toàn là quan hệ kinh tế, trong đó công ty mẹ có điều kiện hỗ trợ công ty con về thị trường, công nghệ và cả đơn hàng. Công ty con có thể phát huy tính chủ động trong quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất, tiếp nhận sự hỗ trợ của công ty mẹ để phát triển sản xuất, song song với việc chủ động tìm kiếm các đơn hàng cho riêng mình nếu thấy có lợi hơn.

Việc sắp xếp, CPH và đầu tư vốn đã giúp Hanosimex huy động được nguồn vốn nhằm đầu tư mở rộng sản xuất, thay đổi các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến một cách đồng bộ và khép kín từ khâu kéo sợi, dệt, nhuộm đến khâu hoàn tất may sản phẩm, giúp công ty có những bước đột phá sản xuất kinh doanh, từ việc nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và giảm được giá thành.

Năm 2005, Hanosimex đã đầu tư thêm 165 tỷ đồng cho các dự án mở rộng nhà máy sợi và đổi mới dây chuyền sản xuất ống giấy; dự án đầu tư thêm một xí nghiệp chuyên may hàng dệt kim thời trang. Ngoài ra, công ty cũng đầu tư hoàn thiện và áp dụng hệ thống công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng quản lý từ khâu sản xuất đến công tác điều hành kinh doanh. Việt Nam đã gia nhập WTO, các rào cản về thương mại, hạn ngạnh xuất khẩu được dỡ bỏ, việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược mới trong sản xuất cũng như kinh doanh để tăng sức cạnh tranh trên mọi thị trường, từ thị trường nội địa đến thị trường xuất khẩu. Hanosimex đã và đang triển khai nhiều kế hoạch cho các dự án đầu tư để tăng tính cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Trong đó, công ty sẽ tiếp tục đầu tư cho một số xí nghiệp dệt may lớn với các công nghệ sản xuất hiện đại nhất hiện nay; đầu tư vào dự án nhà máy sản xuất xơ bông có công suất lớn với tổng kinh phí dự toán khoảng 50 đến 60 triệu USD; đầu tư vào dự án nhà máy sợi mới có công suất 16.000 tấn/năm với tổng số vốn đầu tư hơn 50 triệu USD… Đây là những dự án đầu tư chiến lược để Hanosimex thực sự là một doanh nghiệp mạnh trong ngành dệt may Việt Nam.

Mặt hàng sợi

Sản xuất sợi là lĩnh vực có bề dày truyền thống của Hanosimex, nó được hình thành và phát triển ngay từ những ngày đầu thành lập Công ty. Cùng với những kinh nghiệm về quản lý, kỹ thuật và trình độ tay nghề của người lao động, Hanosimex đã không ngừng đầu tư thay đổi thiết bị, công nghệ hiện đại, tiên tiến hơn; vì vậy mặc dù giá nguyên liệu đầu vào như bông, xơ cung cấp cho khu vực sản xuất sợi luôn biến động lên cao, nhưng sản xuất sợi luôn là khu vực có hiệu quả, ổn định cả về lượng và chất, không ngừng đáp ứng được yêu cầu cung cấp sợi cho các đơn vị dệt mà còn đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu, góp phần gia tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu sợi ra các nước (đứng thứ hai sau xuất khẩu hàng may mặc)

Còn tại thị trường trong nước với lợi thế về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh sợi trên 20 năm, thương hiệu sợi Hanosimex đã luôn khẳng định được vị thế trong tốp đầu sản xuất sợi tại Việt Nam cũng như khu vực. Bởi vậy cùng với việc tích cực tìm kiếm để mở rộng và gia tăng việc xuất khẩu sợi, Hanosimex luôn xác định thị trường tiêu thụ sợi nội địa là thị trường tiềm năng, hàng năm có nhu cầu cung cấp rất lớn. Với những loại sợi truyền thống, Hanosimex luôn cố gắng duy trì và đảm bảo nâng cao về chất lượng, khai thác triệt để công suất để nâng sản lượng, đáp ứng liên tục yêu cầu của khách hàng từ Bắc vào Nam, xây dựng được mối quan hệ gắn bó lâu dài, ổn định với các khách hàng truyền thống. Bởi vậy sự gia tăng về lượng sợi tiêu thụ nội địa hàng năm chiếm tỷ trọng trên 70% (còn lại gần 30% sợi xuất khẩu), đã mang lại cho Hanosimex nguồn doanh thu cao, đóng vai trò chủ lực về doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong Tổng công ty.Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, Hanosimex đã đầu tư sắp xếp, chuyển đổi hợp lý hoá dây chuyền sản xuất sợi giữa các khu vực, nâng dần tỷ trọng xuất khẩu tại khu vực Hà Nội, nâng dần chất lượng sản xuất sợi tại khu vực Vinh để đáp ứng nhu cầu nội địa và từng bước đáp ứng nhu cầu xuất khẩu; hỗ trợ về quản lý và kỹ thuật cho sản xuất sợi tại Công ty TNHH Dệt Sợi Ý Việt để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sợi với chất lượng không đòi hỏi cao. Đầu tư dây chuyền kéo sợi kiểu sợi chun Cotton, chun PE, sợi Slup để cung cấp cho dệt vải theo yêu cầu may mặc thời trang; đáp ứng mục tiêu đa dạng hoá sản

phẩm theo nhu cầu thị hiếu ngày càng cao trên thị trường. Chính vì vậy doanh số các mặt hàng này thật sự đáng khâm phục, trong đó sợi nồi cọc sản lượng 500 tấn/ năm, sợi OE sản lượng 4000 tấn/ năm, sợi Texture 500 tấn/ năm, sợi Plug sản lượng 500 tấn/ năm.

Biểu đồ 3 : Sản lượng sợi các loại

Đơn vị tính : tấn

Sản lượng sơi tăng không ngừng qua các năm, chỉ trong vòng 10 năm, sản lượng sợi đã tăng gần 3 lần, từ 7110 tấn năm 1995 lên tới 20427 tấn vào năm 2006, về giá trị tuyệt đối đã tăng 13.317 tấn, duy chỉ có năm 2005 sản lượng giảm sút do những thay đổi trong toàn công ty. Bên cạnh đó doanh thu từ mặt hàng này cũng không ngừng tăng trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện qua bảng sau

Bảng 6 : Doanh thu từ mặt hàng sợi từ năm 2004-2006

2004 2005 2006

Giá trị xuất khẩu (USD)

4.746.472 8.823.712 10.424.056

nước (triệu đồng)

Mặt hàng vải Denim

Dây chuyền dệt vải Denim gồm các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến được lắp đặt và vận hành từ những năm đầu của thập niên 2000; trong quá trình triển khai sản xuất cũng còn gặp không ít những khó khăn nhất là trình độ làm chủ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may Hà Nội (Trang 39 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w