Yêu cầu giải phóng sức sản xuất

Một phần của tài liệu Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 26 - 28)

Trong những năm qua, với những kết quả đạt được trong việc phát triển cụm điểm công nghiệp thì nổi lên nhất chính là sức sản xuất được giải phóng, quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các cụm điểm công nghiệp liên tục được mở rộng, vơi qui mô ngày càng lớn.

qua, thể hiện ở giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp cả nước tăng đều qua các năm từ 1996 trở lại đây (từ năm 1991 – 1996, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp cụm, điểm công nghiệp không đáng kể do các cụm, điểm công nghiệp và các doanh nghiệp mới hình thành và đi vào hoạt động. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp thời kỳ kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 đạt 6,2 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 18%/năm; trong kế hoạch 5 năm 2001- 2006, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp đạt trên 22,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 24%/năm – cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị xuất khẩu công nghiệp của cả nước (đạt bình quân khoảng 17%/năm). Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp và cụm, điểm công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã tăng lên từ mức khoảng 15% năm 2000 lên khoảng 20% năm 2005. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu của các khu công nghiệp và cụm, điểm công nghiệp, doanh nghiệp chế xuất chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đạt khoảng 2,9 tỷ USD trong năm 2005. Cùng với việc tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến trong cơ cấu xuất khẩu, các doanh nghiệp còn góp phần tạo nguồn hàng để cung cấp cho nhu cầu trong nước, giảm bớt việc nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài.

Tổng giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp thời kỳ2001 – 2005 đạt khoảng 27,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 32%/năm và tăng gấp 3,4 lần so với tổng giá trị nhập khẩu trong kế hoạch 5 năm 1996 – 2000.

Các doanh nghiệp cụm, điểm công nghiệp bước đầu có đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước, trong thời kỳ 2001 – 2005, tổng giá trị nộp ngân sách của các doanh nghiệp cụm, điểm công nghiệp tăng mạnh và đạt khoảng 2 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 45 %/năm và gấp 6 lần so với kế hoạch 5 năm

1996 – 2000.

Một phần của tài liệu Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w