- Xi măng 1000 tấn
3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô
Quy hoạch phải đi trước một bước: kết hợp ngành với lãnh thổ, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã họi của địa phương
- Thường xuyên nắm bắt các quy hoạch, chương trình của Chính phủ, Bộ Công nghiệp và các Bộ ngành Trung ương, của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Thủ đô Hà Nội, các ngành, địa phương liên quan trong tỉnh và nhu cầu thực tế để thường xuyên nghiên cứu rà soát bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Xây dựng các quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án chuyên ngành với tiến độ cụ thể để triển khai thực hiện.
- Tập trung xây dựng hoàn chỉnh trong năm 2006 – 2007 khu công nghiệp Bắc Phú Cát và giai đoạn I khu công nghệ cao Hòa Lạc và 19 cụm công nghiệp, 52 điểm công nghiệp – TTCN làng nghề đã và đang xây dựng; trong đó hoàn thiện mô hình thí điểm một số cụm, điểm công nghiệp – TTCN làng nghề như cụm công nghiệp thị trấn Phùng, cụm công nghiệp Thanh Oai, các điểm công nghiệp Phùng Xá, La Phù, Vạn Điểm... để nhân ra diện rộng. Triển khai mới một số cụm công nghiệp như: Phụng Hiệp, Châu Can, Bắc Vân Đình. Xác định mốc giới các khu, cụm, điểm chưa triển khai để đưa vào kế hoạch sử dụng đất và không chuyển mục đích sử dụng khác. Chuẩn bị các điểm mới cho các cụm công nghiệp chuyên ngành của các tập đoàn thuộc Trung ương, Hà Nội và nước ngoài, nghiên cứu thí điểm các khu liên hợp công nghiệp đô thị và thương mại để áp dụng cho các khu chưa xây dựng.
Hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chức năng
dẫn các địa phương, các cơ sở sản xuất, các làng nghề xây dựng chiến lược phát triển CN-TTCN và kế hoạch thực hiện phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.
- Phối hợp với ngành Nông nghiệp và các ngành hữu quan quy hoạch các vùng nuôi, trồng nguyên liệu cung cấp cho sản xuất công nghiệp – TTCN trong tỉnh, quan tâm đến công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, sản phẩm lâm nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích các hộ nông dân, các hợp tác xã, nông trường... tham gia phát triển vùng nguyên liệu, đảm bảo thống nhất về chủng loại, đủ về số lượng cung cấp cho sản xuất công nghiệp – TTCN ở các làng nghề trên cơ sở quy hoạch phát triển công nghiệp – TTCN để đảm bảo sản xuất ổn định, duy trì được các làng nghề truyền thống.
- Tăng cường kinh phí khuyến nông và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí này vào công tác hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp, mở các lớp đào tạo, nhân, cấy truyền nghề.
- Tổ chức ký kết hợp tác cấp tỉnh, cấp huyện với các tỉnh bạn, đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân thu mua nguyên liệu của tỉnh bạn, cung cấp cho các ngành nghề CN-TTCN, xây dựng kế hoạch nhập khẩu nguyên, vật liệu khác đáp ứng cho các làng nghề SXCN- TTCN.
Đổi mới chính sách: khuyến khích mọi thành phần kinh tế, Tăng cường thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng các công cụ tài chính
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các cơ chế chính sách, các quy định hiện hành có liên quan của tỉnh; trong đó có chính sách khuyến công, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ; quy chế quản lý đầu tư phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, quy chế quản lý sau đầu tư...
về nâng cao năng lực cạnh tranh về môi trường đầu tư; Nghị quyết của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện triệt để cơ chế “một cửa”, đảm bảo thông thoáng, ít phiền hà, giải quyết công việc nhanh gọn, hiệu quả; phấn đấu môi trường đầu tư thuận lợi hơn xung quanh Hà Nội.
- Xây dựng danh mục các mặt hàng công nghiệp chủ yếu của tỉnh để tập trung khuyến khích hỗ trợ phát triển và thu hút đầu tư.
- Hoàn thiện danh mục các dự án kêu gọi đầu tư để tuyên truyền thường xuyên trên các diễn đàn, phương tiện thông tin trong và ngoài nước, tổ chức phân công theo dõi nắm bắt kịp thời các nhu cầu đầu tư và di dời của Trung ương, Hà Nội và nước ngoài.
Để đáp ứng được phần lớn nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển Công nghiệp – TTCN của tỉnh, cần có biện pháp tích cực sau đây:
- Lập kế hoạch chi tiết về tiến độ xây dựng và thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài và các khu, cụm, điểm công nghiệp; Khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư, kinh doanh hạ tầng các khu, cụm, điểm công nghiệp theo các hình thức BT, BOT.
- Đảm bảo vốn từ ngân sách Nhà nước (từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, bao gồm cả từ nguồn đấu giá sử dụng ở địa phương có khu, cụm, điểm công nghiệp và vốn ODA) cho các nhu cầu nghiên cứu khảo sát lập các dự án, chương trình và xây dựng các công trình ngoài hàng rào, hỗ trợ lãi xuất đầu tư cụm, điểm công nghiệp; Từng bước bảo đảm hỗ trợ cho công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng một số hạng mục công trình hạ tầng thiết yếu trong các cụm, điểm công nghiệp.
- Nâng cao chất lượng hoạt động, chủ động phát triển thị trường vốn, các dịch vụ tài chính của các tổ chức Ngân hàng, Tài chính; Chỉ đạo các cơ sở, ban, ngành hữu quan tổng hợp thông báo, và xác nhận nhu cầu mua thiết bị công nghệ mới hoặc xây dựng hạ tầng cụm, điểm công nghiệp... để các
Ngân hàng, Quỹ tín dụng, Ngân hàng phát triển chi nhánh tỉnh Hà Tây và Quỹ hỗ trợ đầu tư của Trung ương có cơ sở xem xét cho các chủ dự án vay vốn.
- Thành lập Qũy bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị định 90 CP của Chính phủ.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính để thu hút các nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp: đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp cần di dời từ Hà Nội và các vùng lân cận; Nguồn vốn đầu tư từ nhân dân.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài;
+ Vận động và kêu gọi nguồn vốn ODA và FDI; tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho đầu tư nước ngoài trực tiếp hoặc liên doanh vào tỉnh.
+ Tranh thủ vốn của Việt Kiều, của các tổ chức phi chính phủ thông qua các hình thức viện trợ, vay lãi suất thấp...