- Hỗ trợ về tài chính như vay vốn ưu đãi, thuê đất, thuê hoặc mua nhà
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế – xã hội và vấn đề phát triển công nghiệp ở Hà Tây
triển công nghiệp ở Hà Tây
Hà Tây là một tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ, có tọa độ địa lý: 20,31o - 21,17o vĩ độ Bắc, 105,17o - 106o kinh Đông, là vùng đất nối liền giữa vùng Tây Bắc và vùng Trung du Bắc Bộ với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, có địa hình đa dạng: miền núi, trung du và đồng bằng thuận lợi để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ.
Diện tích đất tự nhiên: 2192,07km2
Dân số năm 2004 là 2,5 triệu người.
Hà Tây có 14 đơn vị hành chính gồm thị xã Hà Đông, thị xã Sơn Tây và 12 huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Quốc Oai, Hoài Đức, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, ứng Hòa.
* Vị trí địa lý kinh tế – chính trị của Hà Tây
- Hà Tây nằm ở vị trí bao quanh Thủ đô Hà Nội về phía Tây, Tây Nam và phía Nam, có 5 tuyến đường vào thủ đô Hà Nội là đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, Pháp Vân - Cầu Giẽ và các quốc lộ 1A (cũ), 6, 32. Phía Đông giáp thủ đô Hà Nội, phía Đông Nam giáp tỉh Hưng Yên, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Hà Tây là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội.
Hà Nội với các tỉnh duyên hải Bắc Bộ; và các tỉnh duyên hải miền núi phía Bắc sông Đà nối Hà Tây với toàn bộ vùng Tây Bắc.
Trên địa bàn Hà Tây có đường sắt Bắc - Nam chạy qua, nối liền Hà Tây với các tỉnh phía Bắc và phía Nam đất nước.
Về hệ thống cấp điện có trạm phân phối điện quốc gia được đặt tại tỉnh Hà Tây. Nhờ đó, việc cung cấp điện năng luôn được đảm bảo cả về chất lượng và số lượng đủ khả năng thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của công cuộc phát triển kinh tế – xã hội.
Ngoài ra, với vị trí địa lý của mình, tỉnh Hà tây có điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng hệ thống kết cấu hạ tầng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đông Bắc và Tây Bắc Bắc Bộ: các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc gia và quốc tế...
- Chuỗi đô thị mới dọc theo đường 21 Miếu Môn – Xuân Mai – Hòa Lạc – Sơn Tây nằm trong quy hoạch phát triển toàn vùng thủ đô Hà Nội, chuỗi đô thị Miến Môn – Xuân Mai – Hòa Lạc Sơn Tây sẽ được phát triển như một chuỗi đô thị đối trọng của thủ đô Hà Nội với một số tính chất chủ yếu là khu vực tăng trưởng kinh tế xã hội trọng yếu của quốc gia trên lãnh thổ phía Bắc tỉnh Hà Tây trong thế kỷ 21; là trung tâm đào nghiên cứu khoa học, công nghệ cao có ý nghĩa quốc gia, khu vực và quốc tế; là trung tâm công nghiệp tập trung và là vùng du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa quốc gia.
Các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội, khu công nghệ cao Hòa Lạc là những dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia, là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế của Hà Tây.
* Đặc điểm địa hình:
Tỉnh Hà Tây có địa hình đa dạng, bao gồm vùng núi cao, vùng đồi thấp và vùng đồng bằng thấp trũng.
a. Vùng núi cao: diện tích khoảng 17.000ha, chiếm 7,9% diện tích đất
tự nhiên, trong đó có khoảng 7400ha là rừng quốc gia.
Các núi có độ cao thay đổi từ 300 m đến 1000m, trong đó có đỉnh núi Ba Vì cao 1281m và một số núi đá vôi ở phía Nam tỉnh (Chương Mỹ, Mỹ Đức) với nhiều hang động đẹp, các núi rừng này thường có độ dốc lớn, hay bị xói mòn, rửa trôi khi mùa mưa đến.
b. Vùng đồi thấp: diện tích khoảng 53.000ha, chiếm 24,8% diện tích tự
nhiên, chủ yếu có cao độ từ 30m đến 200m. Địa hình vùng đồi thấp dốc thoải vói độ dốc trung bình từ 8-20%, đây là vùng đất nâu vàng, đỏ.
c. Địa hình đồng bằng: diện tích khoảng 144.300ha nằm về phía Đông
của tỉnh, chiếm 67,3% diện tích đất tự nhiên. Chia thành hai dạng: vùng cao độ từ 10 đến 30m, khu vực Ba Vì với độ dốc < 10%, vùng đất này xây dựng rất tốt; vùng đồng bằng thấp trũng, vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng, song lại có khu vực quá trũng, đó là khu vực Mỹ Đức (trong đê hữu ngạn sông Đáy) và klhu vực ứng Hòa – Thường Tián (trong đê tả ngạn sông Đáy). Ngoài ra còn có khu vực Phú Xuyên cũng quá thấp, cao độ nền thấp nhất chỉ đạt 1,7m. Nói chung đây là vùng thấp, thường bị ngập úng thường xuyên. Vì vậy phải có các công trình chống úng, két hợp với việc lựa chọn chế độ canh tác thích hợp v.v...
* Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Hà Tây nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ mang đặc thù của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.
- Mùa đông: lạnh rõ rệt so với mùa hạ, chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất lên tới 21oC, song nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất chỉ xuống đến 16 – 17oC, rất thuận lợi để phát triển cây vụ Đông gái trị kinh tế cao.
1800mm. Lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa, đạt cực đại vào tháng 8, tháng 9 thuộc về mùa ít mưa.
- Riêng vùng núi Ba Vì: khí hậu có sự khác biệt, ngoài sự chênh lệch nâng cao của nền nhiệt độ vùng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, ở Ba Vì còn có sự chênh lệch rõ nét về độ cao địa hình. Mùa hè nhiệt độ thấp so với chân núi, giảm dần theo độ cao. Mùa hè càng lên cao nhiệt độ càng giảm, khí hậu mát mẻ, dễ chịu. Mùa đông: từ cao độ 700m trở lên, nhiệt độ ổn định dưới 20oC, kéo dài trong 6 tháng. Độ ẩm ở đây cũng tỷ lệ nghịch theo độ cao và phụ thuộc vào mùa: giảm về mùa hè, tăng về mùa đông. Cùng với nền hạ thấp nhiệt độ, phụ thuộc vào độ cao, càng lên cao lượng mưa có tăng nhẹ, từ cao độ 500 – 600m lượng mưa tăng mạnh hơn, trên 600m lượng mưa tăng chậm. Càng lên cao tổng số giờ nắng càng nhiều hơn. Nói chung thời tiết đẹp, ít mây và sương mù.
* Đặc điểm thủy văn
Tỉnh Hà Tây có các sông lớn chảy qua là: Sông Đà, sông Hồng, sông Đáy, sông Tích, sông Bùi và sông Nhuệ.
- Sông Đà là hạ lưu củă sông Lô nằm về phía Tây Bắc của tỉnh, đoạn chạy qua Hà Tây dài 32m, rộng khoảng 1000m.
- Sông Hồng nằm về phía Bắc và phía Đông Nam tỉnh, đoạn qua phía Bắc Hà Tây có chiều dài khoảng 30km, tại thị xã Sơn Tây có chiều rộng khoảng 1000 – 1200m, đoạn chảy qua phía Đông Nam của tỉnh có chiều dài khoảng 58km, chiều rộng khoảng 1200 – 1500,
- Sông Tích là trục tiêu chính của tỉnh sông bắt nguồn từ dãy núi Tản Viên (Ba Vì) chảy qua Sơn Tây và đổ vào sông Bùi tại chân cầu Tân Thượng – Xuân Mai. Sông có chiều rộng khoảng 15m đến 150m, chiều dài khoảng 70km. Sông quanh co, độ dốc củă sông từ 1-0,8%. Sông Tích cũng hay gây lũ lụt khi mùa mưa đến.
- Sông Bùi: bắt nguồn từ dãy núi cao của huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình, đổ vào sông Đáy tại Quốc Oai. Sông có chiều rộng khoảng 10-100m. Chiều dài khoảng 32km.
- Sông Đáy là một phân lưu của sông Hồng, bắt nguồn từ Hát Môn, chảy qua địa phận tỉnh Hà Tây dài 144km. Lưu vực sông Đáy dài và hẹp, dòng sông quanh co uốn khúc. Phía bờ hữu sông Đáy, đoạn từ Mai Linh đến Tân Lang có hai huyện (Chương Mỹ và Mỹ Đức) có diện tích 270km2 được sử dụng là bụng chứa khi phân lũ về chậm. Về mùa kiệt đoạn từ đập Đáy đến Ba Thá gần như không có dòng chảy nên việc cấp nước tưới rất khó khăn. Về mùa lũ, mực nước sông Đáy lên nhanh nhưng rút chậm.
- Sông Nhuệ nối với sông Hồng qua cống Liên Mạc, và đổ ra sông Đáy qua cống Phủ Lý. Đoạn qua địa phận tỉnh Hà Tây có chiều dài 53km. Sông Nhuệ làm nhiệm vụ tưới tiêu cho Hà Nội, Hà T ây và Hà Nam.
Ngoài hệ thống sông, suối chính còn có các kênh tiêu, mương máng, sông suối nhỏ chằng chịt khắp vùng. Đặc biệt là hệ thống hồ, đập nhân tạo khá phong phú. Hệ thống kênh tưới tiêu có tổng chiều dài 10000km, chủ yếu là công trình thủy lợim, các suối tự nhiên thoát nước khi mùa mưa đến. Hiện tại các con sông chảy qua tỉnh có rất nhiều tuyến đê cấp 1-4 bảo vệ.
- Hệ thống ao hồ của tỉnh không lớn nhưng đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, nuôi trồng thủy sản, làm hồ điều hòa điều tiết nước khi mùa mưa đến và tạo cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch.
Mực nước ngầm ở tỉnh Hà Tây khá phong phú. Vùng đồng bằng chỉ đào sâu 10 đã có nước, vùng đồi núi thì sâu hơn. Khoan thăm dò tại khu vực Hòa Lạc cho thấy ở độ sâu 80m đã gặp tầng nước ngầm.
* Tài nguyên khoáng sản
đá Granít ốp lát (Chương Mỹ), sét (Chương Mỹ, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai), cao lanh (Ba Vì, Quốc Oai), vàng gốc và sa khoáng (Quốc Oai, Chương Mỹ), Đồng (Ba Vì), than bùn (Mỹ Đức), nước khoáng (Ba Vì, đây là những tài nguyên quý, cần được khảo sát và đánh giá thêm.
Trước mắt có thể lựa chọn khai thác một số tài nguyên như: đá vôi và sét sản xuất xi măng mác cao, gạch nung sét đồi với quy mô, sứ trang trí xây dựng, than bùn sản xuất phân vi sinh.
* Tài nguyên cảnh quan du lịch, di tích lịch sử
Vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên đặc biệt; lịch sử văn hóa lâu đời, con người, tất cả đã làm nên một Hà Tây nổi bật là tỉnh có tiềm năng lớn về nhiều loại hình du lịch như: Du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề, du lịch làng Việt cổ, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần và du lịch thể thao, vui chơi giải trí.
Hà Tây có tới 2.388 di tích lịch sử, trong đó có khoảng 80 di tích được Nhà nước xếp hạng, có 12 di tích đặc biệt quan trọng. Hà Tây là tỉnh đứng thứ ba trong cả nước (sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) về số lượng di tích lịch sử. Điều quan trọng hơn là nhiều di tích lịch sử quý giá gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc, trong đó nổi bật là hệ thống chùa chiền và đền thờ cổ với nhiều lễ hội làng Việt cổ, các làng nghề truyền thống. Hà Tây còn có nhiều đình, chùa, đền miếu có giá trị cao về kiến trúc, điêu khắc nghệ thuật và tôn giáo như Chùa Hương, di tích đặc biệt cấp quốc gia đang làm thủ tục đưa vào danh mục các di sản thế giới vưói “Nam thiên đệ nhất động”; chùa Thầy gắn liền với tên tuổi Thiền sư Từ Đạo Hạnh; chùa Bối Khê, chùa Trăm Gian gắn liền với anh hùng dân tộc Nguyễn Binh An, chùa Mía – ngôi chùa có nhiều tượng Phật nhất ở Việt Nam với 287 pho tượng, chùa Đậu lưu giữ hai pho tượng táng thi hài của hai Thiền sư chùa Tây Phương, chùa Trầm và những ngôi đình nổi tiếng như: Tây Đằng, Chu Quyến, Tường Phiên, Đại
Phùng, Hoàng Xà, Đề Và, Lăng Ngô Quyền, đền thờ Nguyễn Trãi, Thành cổ Sơn Tây đều là những di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng. Nếu được kết hợp với Hà Nội phát triển du lịch thì hiệu quả khai thác những tiềm năng du lịch to lớn này của Hà Tây sẽ rất lớn.
Ngoài ra Hà Tây còn có rất nhiều các di sản văn hóa phi vật thể: các điệu hát, tập tục, lễ hội... Tất cả các lễ hội mang đậm nét đặc trưng cho lễ hội cổ truyền của vùng đồng bằng Bắc Bộ độc đáo, đặc sắc mang nhiều bí ẩn tín ngưỡng về những đấng thần linh, anh hùng dân tộc. Mỗi lễ hội giống nưh một viện bảo tàng sống về văn hóa, truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc với những lễ nghi tôn giáo như lễ tắm Tượng, tục đánh cá v.v... và những trò chơi dân gian như đấu vật, múa rối nước, hát Du, hát chèo tấu, thổi cơm thi. Rất nhiều lễ hội của tỉnh Hà Tây nổi tiếng Việt Nam và trên thế giới. Trong đó phải kể đến lễ hội Chùa Hương – một lễ hội dài nhất Việt Nam (3 tháng bắt đầu từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch) thu hút khoảng nửa triệu khách mỗi năm. Tiếp theo phải kể đến như lễ hội hát Du tại huyện Quốc Oai cứ 36 năm mới được tổ chức một lần; các lễ hội khác là lễ hội Chùa Thầy, hội thả diều ở Bá Giang - Đan Phượng, hội chùa Tây Phương, hội chùa Đậu và chùa Và, hội đền Hát Môn...
Núi Ba Vì là dải núi đá có nhiều hang động đẹp, nằm ở phía Tây của tỉnh tạo cho cảnh quan và khí hậu của tỉnh đa dạng hơn. Núi Ba Vì có rừng nguyên sinh, khí hậu mát mẻ, bản làng, đồng bào dân tộc ít người với văn hóa dân tộc truyền thống. Một hệ thống hồ, đập được xây dựng (Suối Hai, Ao Vua, Đồng Mô, Ngải Sơn...). Có quy hoạch trồng rừng và cây ăn quả làm đẹp cảnh quan môi trường. Với những tiềm năng đó kết hợp với vị trí địa lý nằm cạnh Hà Nội và tam gáic du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Tổng cục du lịch Việt Nam đánh giá Hà Tây là điểm du lịch có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Đặc biệt là cảnh quan và di tích lịch sử thường được hình thành theo ba cụm:
cụm Chùa Hương; cụm Ba Vì, Suối Hai, Ao Vua, Đồng Mô, Ngải Sơn; cụm Sơn Tây – Thạch Thất (Quốc Oai) nên dễ quy hoạch thành những trung tâm du lịch lớn. Tuy vậy muốn khai thác được tiềm năng này, để đưa kinh tế du lịch trở thành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh phải được đầu tư lớn để xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng...) cần nâng cấp các di tích lịch sử và cảnh quan, xây dựng kết cấu hạ tầng (điện, nước, giao thông liên lạc...), khôi phục, bảo tồn văn hóa dân gian.
Nhờ có vị trí liền kề với thủ đô Hà Nội qua nhiều thế kỷ – nơi luôn có nhiều nhu cầu về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nên đã biến Hà Tây thành đất trăm nghề. Hiện nay ở Hà Tây có 1.160 làng có nghề, trong đó có khoảng 200 làng được công nhận theo tiêu chí của tỉnh, với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều người ưa chuộng như lụa Vạn Phúc, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng mây tre Phú Vinh, đồ mộc Tràng Sơn, tượng gỗ Sơn Đồng. Mỗi tháng làng nghề không chỉ là một đơn vị sản xuất mà còn là một cộng đồng văn hóa với đình, chùa, miếu lễ hội truyền thống. Do vậy đến đây du khách không chỉ được xem nghệ nhân làm nghề, mua sản phẩm mà còn có thể trực tiếp tham dự các hoạt động xã hội.
Bên cạnh những tiềm năng du lịch nêu trên, tỉnh Hà Tây còn có tiềm năng du lịch sinh thái to lớn được tạo bởi những thắng cảnh nổi tiếng như: Núi và vườn quốc gia Ba Vì gắn với huyền thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh, có nhiều hang động đẹp, nhiều suối, ao, hồ như Ao Vua, suối Tiên... có thể tạo nên những điểm du lịch có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Đã từ nhiều năm nay,