Chính sách phát triển đặc khu kinh tế ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 39 - 41)

- Hỗ trợ về tài chính như vay vốn ưu đãi, thuê đất, thuê hoặc mua nhà

1.3.4. Chính sách phát triển đặc khu kinh tế ở Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc chủ trương phát triển kinh tế vùng ven biển bằng việc xây dựng các đặc khu kinh tế. Ngoài ra, Trung Quốc cũng chủ trương phát triển kinh tế biên mậu. Từ năm 1997 đến nay, Trung Quốc đã xây dựng 5 đặc khu kinh tế là ở Thâm Quyến (327,5km2), Chu Hải (15,2km2), Sán Dầu (52,6km2), Hạ Môn (131km2) và sau đó Hải Nam (cả đảo – 34500km2) nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường xuất khẩu. Tính đến năm 1996, tổng vốn đầu tư vào đặc khu ở Trung Quốc là 60,5 tỷ USD, đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 59,14 tỷ USD chiếm 20,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc.

Tại các đặc khu kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng những chính sách ưu đãi đặc biệt cho các nhà đầu tư nước ngoài về thuế, đất đai, thị trường, quản lý hành chính, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, ngoại hối. Ngoài ra Chính phủ Trung Quốc đã tập trung tối đa các nguồn lực để xây dựng các đặc khu kinh tế, đặc biệt là vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào đặc khu kinh tế được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế công thương, thuế thu nhập khác, thuế xuất, thuế nhập... hơn hẳn so với đầu tư các nơi khác trên lãnh thổ Trung Quốc. Đối với đất đai, mặc dù theo luật của Trung Quốc, đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng nhà đầu tư có thể được chuyển nhượng, bán cho thuê, thế chất đất theo quy định. Các chính sách về tiền tệ, ngân hàng, ngoại hối trong các đặc khu kinh tế cũng được nới lỏng, linh hoạt, thuận lợi hơn so với những quy định trong lãnh thổ nội địa. Sản phẩm sản xuất trong đặc khu kinh tế ngoài việc xuất khẩu, tiêu thụ trong đặc khu không phải nộp thuế còn được bán vào thị trường nội địa nhưng phải chịu thuế nhập khẩu.

Về quản lý Nhà nước, Trung Quốc đã thành lập các cơ quan quản lý đặc khu kinh tế từ Trung ương đến địa phương. Ở Trung Quốc có Văn phòng về đặc khu kinh tế thuộc Hội đồng Nhà nước, Chính quyền tỉnh có Uỷ ban quản lý các đặc khu và từng đặc khu có Uỷ ban quản lý đặc khu. Riêng Thâm Quyến, chính quyền nhân dân của đặc khu được thành lập.

Tuy nhiên, trên thế giới, cũng không ít KCN, CĐCN, KCX thất bại hoặc chưa thành công hoặc thành công rất chậm như KCX Bataab (Philippin), khu thương mại tự do Kandia (Ấn Độ) và một số KCX ở Châu Phi... do những nguyên nhân như cơ sở hạ tầng yếu kém, lựa chọn sai địa điểm, chế độ quản lý tồi, thủ tục rườm rà, vận động đầu tư kém...

Theo đánh giá chung của các nhà phân tích, sự thành công của các KCN, CĐCN, KCX là kết quả tổng hợp của các yếu tố sau:

- Tình hình chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, chế độ thương mại thích hợp.

- Cơ chế quản lý linh hoạt, có hiệu quả cao, thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh được mức thấp nhất tệ quan liêu, hành chính gây phiền hà cho các nhà đầu tư.

- Biện pháp khuyến khích, ưu đãi cao, nhất là thuế. - Lao động dồi dào, có kỹ năng, tiền lương thấp. - Có địa điểm thuận lợi, quy mô phù hợp.

- Có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tốt; gần trung tâm đô thị và công nghiệp có khả năng hậu thuẫn cho hoạt động kinh tế ...

- Các ngành công nghiệp trong nước hỗ trợ.

Để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đảm bảo kiểm soát được môi trường, tiết kiệm đất đai, phân bố lực lượng sản xuất hợp lý, các nước phát triển đã lựa chọn những địa điểm thuận lợi, thích hợp xây dựng các KCN, CĐCN, KCX. Bên cạnh đó,

các nước đang phát triển cũng áp dụng những chính sách phát triển KCN, CĐCN, KCX như các ưu đãi về tài chính, quản lý ... đối với KCN, CĐCN, KCX nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư và cũng có những biện pháp để thực hiện các chính sách đó. Qua kinh nghiệm phát triển KCN, CĐCN, KCX và đặc khu kinh tế của một số nước, KCN, CĐCN, KCX hay đặc khu kinh tế thực sự là công cụ tốt để thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Đồng thời kinh nghiệm của các nước trong phát triển KCN, CĐCN, KCX cũng đem lại cho Việt Nam những bài học bổ ích như việc xây dựng chiến lược phát triển KCN, CĐCN, KCX phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của nước mình, phải có những bước đi thích hợp trong từng thời kỳ; các ưu đãi đối với KCN, CĐCN, KCX phải đảm bảo tính cạnh tranh cao; xây dựng môi trường đầu tư phải hấp dẫn; quản lý gọn nhẹ có hiệu quả với mục tiêu tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư nhưng vẫn đảm bảo quản lý tốt; hệ thống pháp luật phải ổn định, dễ hiểu và thông thoáng...

Một phần của tài liệu Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w