Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng các gen kháng bệnh bạc lá trong chọn tạo lúa lai hai dòng (Trang 66 - 72)

Mục tiêu hàng đầu của công tác chọn tạo giống lúa bao giờ cũng là năng suất, đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của ng−ời nông dân. Giống mới ra đời đ−ợc phát triển nhanh hay chậm, tồn tại trong sản suất lâu hay không là do năng suất và một số chỉ tiêu khác quyết định.

Mặc dù năng suất vẫn luôn là yếu tố hàng đầu, nh−ng chỉ quan tâm đến vấn đề chọn giống có năng suất cao mà bỏ qua những yếu tố khác nh− sâu, bệnh hại thì dù giống đó năng suất có cao thì cũng khó đ−ợc sản xuất chấp nhận. Vì vậy, bên cạnh việc chọn giống có năng suất cao chúng ta có thể dễ dàng kết hợp với khả năng kháng sâu bệnh vào một tổ hợp. Chính vì mục tiêu trên chúng tôi đã tiến hành lai hữu tính giữa các dòng TGMS với các dòng mang gen kháng bệnh bạc lá nhằm tìm ra những tổ hợp vừa có năng suất cao vừa kháng bệnh bạc lá.

Có rất nhiều yếu tố liên quan đến năng suất nh−: Số bông trên đơn vị diện tích, số bông hữu hiệu/ khóm, số hạt trên bông và khối l−ợng nghìn hạt, đó là những yếu tố cơ bản mà mỗi yếu tố đều góp phần làm tăng hay giảm năng suất và phản ánh đặc điểm của giống. Các yếu tố này t−ơng quan tỷ lệ với nhau. Sự t−ơng quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh trong quá trình hình thành chúng.

Khả năng hình thành bông hữu hiệu

Số l−ợng nhánh hữu hiệu/ khóm là chỉ tiêu ảnh h−ởng lớn tới năng suất thực thu của giống. Nhiều nhà nghiên cứu tr−ớc đây cho rằng số bông hữu hiệu chiếm tỷ lệ 74% trong tổng số cơ cấu năng suất lúa, hệ số t−ơng quan của số bông hữu hiệu với năng suất lúa là t−ơng quan thuận chặt.

Ngày nay, cũng có nhiều quan điểm cho rằng để có năng suất cao không nhất thiết phải dựa vào nhánh đẻ mà dựa vào mật độ cấy, do vậy không cần lúa đẻ nhiều. Chính vì vậy mà xu h−ớng của các nhà chọn giống là tạo ra giống có số nhánh vừa phải nh−ng có tỷ lệ hình thành bông hữu hiệu cao.

Di truyền kiểu hình thành nhánh hữu hiệu có 3 cấp: - Đẻ yếu: 4 bông, quyết định bởi gen lặn

- Đẻ trung bình: 5- 7 bông, trung gian không có kiểu gen gì rõ ràng - Đẻ khoẻ: > 10 bông, quyết định bởi gen trội

Theo kết quả bảng 4.7 số bông hữu hiệu của các tổ hợp đạt từ 5,3 (TH30) đến 8,0 (TH7) bông/ khóm. Đa số các tổ hợp có khả năng đẻ nhánh khá hơn so với đối chứng. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu từ 65,4% đến 96,7%, trong đó TH7 là cao nhất (96,7%), TH17 (95,8%) và tổ hợp có tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp nhất là TH24 (65,4%), TH15 (74,5%). Nh− vậy, các tổ hợp lai hình thành nhánh hữu hiệu theo cấp đẻ nhánh trung bình.

Số hạt/ bông

Số hạt trên bông là đặc tr−ng quan trọng là bộ phận trực tiếp tạo lên năng suất của cây và quyết định cho năng suất cao hay thấp.

Số hạt trên bông đ−ợc quy định bởi quá trình phân hoá mầm hoa của bông lúa. Sự hình thành hạt phụ thuộc vào khả năng tích luỹ trong cây tr−ớc khi phơi màu, số hoa đ−ợc thụ tinh và điều kiện ngoại cảnh.

Từ số liệu bảng 4.7: Tổ hợp có số hạt/ bông thấp nhất là TH19 (130,3 hạt/ bông), TH10 (131,4 hạt/ bông). TH12 có số hạt/ bông cao nhất (161,7 hạt/ bông), TH15 (151,8 hạt/ bông) và cao hơn so với đối chứng (151,2 hạt/ bông).

Khi lúa nở hoa, tổng số hạt/ bông càng cao thì cho năng suất càng cao, nh−ng năng suất thực thu lại phụ thuộc vào số hạt chắc/ bông. Tuy nhiên cần cân đối nguồn và sức chứa của từng giống.

Tỷ lệ hạt chắc/ bông

Năng suất cuối cùng đ−ợc tính khi ta đã sàng, sẩy loại bỏ hạt lép chỉ còn lại hạt chắc, tức là tỷ lệ hạt chắc cao sẽ cho năng suất cao. Tỷ lệ hạt chắc phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu trong thời kỳ trỗ. Nếu điều kiện thuận lợi, quá trình thụ phấn, thụ tinh xảy ra tốt thì tỷ lệ hạt chắc sẽ cao. Ng−ợc lại giai đoạn này gặp các điều kiện bất thuận nh− m−a to, bão, nhiệt độ quá cao, sâu bệnh hại thì tỷ lệ hạt lép sẽ nhiều và năng suất sẽ giảm. Vì các tổ hợp lai bị nhiễm rầy nâu vào thời kỳ chín cho nên tỷ lệ hạt chắc không cao dao động từ 85,3% (TH1) đến 90,6% (TH8) và hầu hết đều cao hơn đối chứng Bồi tạp Sơn thanh (84,9%).

Bảng 4.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai STT Tên tổ hợp Số bông hh/ khóm Tỷ lệ nhánh hh (%) Tổng số hạt/ bông Tỷ lệ hạt chắc (%) K.L1000 hạt (g) NS cá thể (g) NS lý thuyết (Tạ/ha) 1 TH1 6,5 81,5 149,0 85,3 23,9 17,6 90,0 2 TH2 7,0 95,7 142,1 89,6 24,2 18,5 97,6 3 TH3 6,7 92,5 137,9 89,3 23,7 16,6 88,0 4 TH4 6,0 78,5 135,3 89,8 23,4 16,2 76,8 5 TH5 5,9 80,5 132,9 88,1 24,0 15,9 74,6 6 TH6 5,7 88,7 147,7 89,6 23,5 16,4 79,8 7 TH7 8,0 96,7 151,6 88,0 24,1 19,2 115,8 8 TH8 6,9 89,2 142,9 90,6 23,9 17,8 96,1 9 TH9 6,4 86,8 136,4 88,6 23,4 16,0 81,6 10 TH10 5,7 80,3 131,4 87,3 24,3 16,5 71,4 11 TH11 6,0 90,6 140,6 87,1 24,9 18,2 82,3 12 TH12 7,0 94,0 161,7 86,6 25,4 19,7 112,0 13 TH13 6,8 88,8 150,1 88,3 25,0 18,3 101,5 14 TH14 6,2 82,3 136,1 88,8 23,4 17,9 78,9 15 TH15 6,6 74,5 151,8 87,5 23,9 16,4 83,4 16 TH16 5,8 85,2 140,6 87,1 24,5 16,2 78,8 17 TH17 6,8 95,8 150,6 85,6 24,2 18,7 97,0 18 TH18 6,5 91,5 131,9 87,8 24,0 17,9 81,3 19 TH19 6,2 85,9 130,3 87,5 24,8 16,2 78,8 20 TH20 5,4 95,0 133,3 87,8 23,8 15,9 67,7 21 TH21 5,8 89,6 136,4 86,7 25,9 17,2 80,0 22 TH22 6,7 92,0 151,2 87,6 26,1 17,3 104,3 23 TH23 5,9 86,9 134,5 88,2 24,1 16,4 75,9 24 TH24 6,3 65,4 133,9 85,8 23,0 15,8 74,9 25 TH25 5,5 78,6 138,2 87,2 23,8 16,0 71,0 26 TH26 6,5 90,6 141,5 86,7 24,0 18,6 86,1 27 TH27 6,5 89,4 145,8 87,9 25,3 19,0 100,0 28 TH28 6,4 92,7 139,1 87,4 24,5 19,2 85,8 29 TH29 6,1 81,0 138,5 86,9 22,3 17,2 73,8 30 TH30 5,3 77,9 145,1 87,4 23,1 16,8 69,9

Khối l−ợng 1000 hạt

Khối l−ợng 1000 hạt cũng là một đặc điểm phân loại giống, một trong những yếu tố tạo năng suất. So với các yếu tố khác thì khối l−ợng 1000 hạt t−ơng đối ổn định. Khối l−ợng 1000 hạt là do đặc tính di truyền quy định th−ờng không thay đổi qua các vụ và không chênh lệch quá nhiều giữa các dòng, giống khác nhau. Tuy nhiên nó vẫn ảnh h−ởng đến năng suất nh−ng ít có tác động hạn chế.

Từ bảng 4.7 thì khối l−ợng 1000 hạt của các tổ hợp lai dao động từ 22,3 g (TH29) đến 26,1 g (TH22) cao hơn đối chứng Bồi tạp Sơn Thanh (21,5 g).

Năng suất cá thể và năng suất lý thuyết

Năng suất cá thể đ−ợc tạo nên bởi các yếu tố: Khối l−ợng 1000 hạt và số hạt chắc/ khóm. Th−ờng năng suất cá thể của một giống mà đạt đ−ợc ≥ 25g là một trong những giống có năng suất cao.

Năng suất cá thể chính là kết quả của các yếu tố trên, nếu các yếu tố tạo thành năng suất cao thì năng suất sẽ cao. Năng suất cá thể dao động từ 15,8 đến 19,7 g/ khóm, TH12 có năng suất cá thể cao nhất (19,7 g/ khóm), TH7 (19,2 g/ khóm) và tổ hợp có năng suất cá thể thấp nhất là TH24 (15,8g/ khóm).

Hình 4.7.1 thể hiện năng suất cá thể của các tổ hợp lai mới, trong đó tổ hợp có năng suất cá thể cao nhất là TH12 (19,7 g/ khóm), TH7 (19,2 g/ khóm). Nh− vậy, năng suất cá thể của các tổ hợp lai đều cao hơn đối chứng BTST (15,9 g/ khóm).

Năng suất lý thuyết nói lên tiềm năng cho năng suất của mỗi giống. Trên cơ sở biết đ−ợc tiềm năng cho năng suất để tác động các biện pháp kỹ thuật hợp lý nhằm khai thác tối đa tiềm năng năng suất của giống đó.

Qua bảng 4.7 các tổ hợp lai có năng suất lý thuyết từ 67,7 tạ/ ha (TH20) đến 115,8 tạ/ ha (TH7). Năng suất lý thuyết của các tổ hợp lai biến động rất lớn và so với giống đối chứng thì đa số đều lớn hơn.

18.5 19.2 17.8 19.7 18.3 18.7 17.3 19 15.9 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Biểu đồ 2: Năng suất cá thể của một số tổ hợp lai Mới

2 7 8 12 13 17 22 27 BTST(đ/c)

Tổ hợp Năng suất (g/khóm)

Từ các số liệu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cho ta nhận xét: Năng suất là một yếu tố phụ thuộc nhiều vào tính trạng đa gen (QTLs khối l−ợng 1000 hạt, số hạt/ bông, tỷ lệ chắc/ bông…). Số bông hữu hiệu và số hạt/ bông nhiều hay ít không những phụ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc vào điều kiện canh tác, kỹ thuật gieo cấy. Khối l−ợng 1000 hạt là chỉ tiêu ổn định và đặc tr−ng theo giống. Qua chỉ tiêu về năng suất cá thể và năng suất lý thuyết để thấy tiềm năng năng suất của giống, năng suất cá thể cao hay thấp phụ thuộc vào các chỉ tiêu đã nêu ở trên cũng nh− phụ thuộc vào giống, ngoại cảnh và điều kiện canh tác. Nh− vậy các yếu tố cấu thành năng suất có t−ơng quan chặt chẽ với nhau, muốn đạt đ−ợc năng suất cao cần phải bảo đảm đầy đủ các yêu cầu của chúng để chúng không hạn chế lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng các gen kháng bệnh bạc lá trong chọn tạo lúa lai hai dòng (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)