Nghiên cứu khả năng kháng bệnh bạc lá của các tổ hợp lai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng các gen kháng bệnh bạc lá trong chọn tạo lúa lai hai dòng (Trang 51 - 56)

Nhằm đáp ứng mục tiêu an ninh l−ơng thực trong n−ớc cũng nh− xuất khẩu gạo, trong khi diện tích trồng lúa ngày càng giảm, năng suất lúa thuần đã kịch trần thì khai thác và sử dụng lúa lai đ−ợc xem nh− là một giải pháp tốt nhất để thúc đẩy việc tăng sản l−ợng lúa trong những năm sắp tới.

Nhờ áp dụng các biện pháp canh tác có hiệu quả cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại đã làm cho năng suất cũng nh− sản l−ợng lúa lai hai dòng ngày càng đ−ợc nâng cao, đồng thời chất l−ợng lúa ngày càng đ−ợc cải thiện. Mặc dù đã đáp ứng đ−ợc một số yêu cầu trong sản xuất nh−ng bệnh hại luôn là một nguy cơ lớn làm ảnh h−ởng đến năng suất và chất l−ợng lúa. Một trong những bệnh đ−ợc coi là bệnh nguy hiểm, gây hại lớn nhất cho cây lúa là bệnh bạc lá. Nhiễm bệnh bạc lá là hạn chế lớn nhất của lúa lai vì vậy vấn đề đặt ra cho các nhà chọn giống là phải chọn đ−ợc giống kháng bệnh bạc lá.

Từ mục tiêu trên, chúng tôi đã tiến hành lai hữu tính giữa các dòng bố là các dòng IRBB chứa gen kháng bệnh bạc lá khác nhau vào các dòng mẹ là các dòng TGMS. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng kháng bệnh bạc lá trên 30 tổ hợp lai trong vụ xuân 2006.

Bệnh bạc lá th−ờng phát triển và gây hại lớn nhất vào vụ mùa còn vụ xuân thì điều kiện thời tiết không thuận lợi cho vi khuẩn hình thành và phát triển nên chúng tôi phải tiến hành lây nhiễm nhân tạo 4 isolate vi khuẩn bạc lá lúa Xoo cho 30 tổ hợp lai, đối chứng và các dòng bố, mẹ.

Sau 18- 20 ngày lây nhiễm tiến hành đo chiều dài vết bệnh để đánh giá phản ứng của các tổ hợp lai với vi khuẩn bạc lá lúa. Vết bệnh càng dài thì mức độ nhiễm bệnh càng cao.

Bảng 4.2. Phản ứng của các tổ hợp lai đối với 4 isolate vi khuẩn bệnh bạc lá

Xanthomonas oryzae pv. oryzae

Phản ứng của các tổ hợp lai - Chiều dài vết bệnh (cm)

Hau02034 -3 Hau02009 - 2 Hau01008 -1 Hau01030 - 3 STT Tên tổ hợp Chứa

gen

C. dài P.ứng C. dài P.ứng C. dài P.ứng C. dài P.ứng

1 TH1 Xa7 7,6 MR 5,7 R 9,0 MR 4,9 R 2 TH2 Xa21 3,0 HR 2,8 HR 3,3 HR 2,5 HR 3 TH3 Xa4/10 4,0 R 1,5 HR 9,5 MR 8,0 MR 4 TH4 Xa3/7 3,4 HR 2,2 HR 8,0 MR 10,8 MR 5 TH5 Xa5/7 3,6 HR 1,1 HR 13,1 S 13,0 S 6 TH6 Xa7 5,2 R 2,8 HR 11,8 MR 6,5 R 7 TH7 Xa21 5,5 R 2,5 HR 5,0 R 4,7 R 8 TH8 Xa3/7 2,8 HR 2,9 HR 8,7 MR 6,9 R 9 TH9 Xa4/10 4,7 R 1,3 HR 19,0 S 9,6 MR 10 TH10 Xa5/7 6,4 R 3,5 HR 11,5 MR 15,5 S 11 TH11 Xa7 8,7 MR 6,2 R 8,0 MR 10,6 MR 12 TH12 Xa21 3,5 HR 2,8 HR 3,1 R 3,0 HR 13 TH13 Xa4/10 3,0 HR 2,3 HR 5,1 R 7,5 R 14 TH14 Xa3/7 4,8 R 2,4 HR 12,0 S 9,6 R 15 TH15 Xa5/7 7,8 R 6,6 R 13,5 S 12,2 S 16 TH16 Xa7 4,5 R 3,0 HR 9,7 MR 8,2 MR 17 TH17 Xa21 4,3 R 3,9 HR 4,0 R 6,5 R 18 TH18 Xa4/10 3,3 HR 3,0 HR 8,4 MR 12,2 S 19 TH19 Xa3/7 4,7 R 1,8 HR 7,4 R 7,6 R 20 TH20 Xa5/7 6,0 R 3,0 HR 14,5 S 12,5 S 21 TH21 Xa7 5,1 R 4,0 R 10,5 MR 4,2 R 22 TH22 Xa21 3,3 HR 3,3 HR 7,9 R 5,1 R 23 TH23 Xa4/10 4,2 R 2,5 HR 12,9 S 7,6 R 24 TH24 Xa3/7 2,2 HR 1,7 HR 14,3 S 9,4 MR 25 TH25 Xa5/7 6,1 R 2,6 HR 9,5 MR 14,7 S 26 TH26 Xa7 7,1 R 2,2 HR 4,8 R 11,0 MR 27 TH27 Xa21 3,8 HR 2,6 HR 3,4 HR 3,1 HR 28 TH28 Xa4/10 2,7 HR 4,1 R 16,3 S 8,2 MR 29 TH29 Xa3/7 4,1 R 3,7 HR 7,7 R 10,2 MR 30 TH30 Xa5/7 2,0 HR 1,4 HR 9,5 MR 14,6 S 31 BTST(ĐC) 6,0 R 3,0 HR 14,5 S 12,2 S

0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00

Hau02009-2 Hau 02034-3 Hau 10030-3 Hau 01008-1

Th6(Xa7) Th9(Xa4/10) Th22(Xa21) Th14(Xa3/7) Th15(Xa5/7) Chiều dài vết bệnh Chủng

Để đánh giá khả năng kháng hay nhiễm của các tổ hợp lai, hiện nay có nhiều ph−ơng pháp đánh giá khác nhau nh− ph−ơng pháp đánh giá thông qua chỉ số bệnh, tỷ lệ bệnh… Trong thí nghiệm chúng tôi đánh giá phản ứng của các tổ hợp lai với vi khuẩn bạc lá dựa theo ph−ơng pháp đánh giá của Satoru. Taura.

Từ kết quả bảng 4.2 chúng tôi nhận xét: 100% các tổ hợp đều kháng đến kháng cao đối với hai isolate HAU02034- 3 và HAU02009- 2.

Isolate HAU01008- 1 là isolate gây hại mạnh nhất (có độc tính cao nhất) đối với các tổ hợp lai. Qua theo dõi, đo đếm chiều dài vết bệnh và đánh giá phản ứng của các tổ hợp lai chúng tôi nhận thấy:

26,6% tổ hợp bị nhiễm. 40,0% tổ hợp kháng vừa. 30,0% tổ hợp kháng. 3,3% tổ hợp kháng cao.

Trong đó tổ hợp nhiễm bệnh nhẹ nhất là TH12 (3,1 cm), tổ hợp nhiễm bệnh nặng nhất là TH9 (19,0 cm), TH28 (16,3 cm).

HAU01030-3 cũng là isolate gây hại mạnh cho các tổ hợp TH5, TH10, TH15, TH18, TH20, TH25, TH30, các tổ hợp còn lại đều kháng ở mức phản ứng vừa và cao, chỉ có 3 tổ hợp là kháng rất cao đó là TH2, TH12 và TH27.

Hình 4.2.5 thể hiện mức phản ứng của các tổ hợp lai đại diện đối với 4 isolate vi khuẩn bạc lá lúa khác nhau và mức độ độc tính của các isolate với các tổ hợp lai. Qua phản ứng của các tổ hợp lai thì các chủng vi khuẩn bạc lá lúa khác nhau có mức độ độc tính khác nhau.

Nhìn chung qua kết quả lây nhiễm đ−ợc trình bày ở bảng 4.2 thì các isolate khác nhau có phản ứng khác nhau đối với 30 tổ hợp lai, có thể kháng ở chủng này nh−ng lại nhiễm bởi chủng khác. Từ kết quả lây nhiễm, đánh giá các mức phản ứng khác nhau của các tổ hợp chúng tôi đã thu đ−ợc 8 tổ hợp có

khả năng kháng đ−ợc các chủng bạc lá lúa: TH2, TH7, TH8, TH12, TH13, TH17,TH 22, TH27.

Tuy nhiên, để tìm hiểu ngoài khả năng kháng bệnh bạc lá ra các tổ hợp lai còn có những đặc điểm −u việt gì, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh tr−ởng, phát triển, các đặc tính nông sinh học, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng các gen kháng bệnh bạc lá trong chọn tạo lúa lai hai dòng (Trang 51 - 56)