Đặc điểm cấu trúc thân và bông của các tổ hợp lai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng các gen kháng bệnh bạc lá trong chọn tạo lúa lai hai dòng (Trang 62 - 66)

4.6.1. Chiều cao cây của các tổ hợp lai

Chiều cao cây là một tính trạng có liên quan tới một số đặc tính của cây. Bản thân chiều cao cây là chiều dài đốt qui định bởi các cặp gen lặn di truyền rất độc lập với nhau và rất dễ phối hợp. Chiều cao cây có liên quan chặt chẽ với khả năng chống đổ của cây và vì vậy liên quan đến năng suất của chúng. Các giống lúa cổ truyền tr−ớc đây th−ờng yếu cây nên nếu bón l−ợng phân cao cây lúa sẽ bị đổ dẫn đến giảm năng suất. Đây là yếu tố chính làm hạn chế năng suất của cây lúa. Sự góp mặt của các giống lúa nửa lùn đã làm cho việc thâm canh lúa đ−ợc thuận lợi hơn và đạt năng suất cao hơn.

Gen lùn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra kiểu cây lúa lý t−ởng. Khi nghiên cứu các dạng lùn tự nhiên và đột biến, Guliaep nhận thấy có tổ hợp tính lùn đ−ợc kiểm tra bởi một cặp gen lặn, có tổ hợp bởi cả hai cặp gen và đa số do 8 gen lặn kiểm tra là: d1, d2, d3, d4, d5, d6, d7 và d8. Vì vậy tính trạng chiều cao cây đ−ợc thể hiện rất đa dạng.

Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (1996) đã chia các giống lúa thành 3 nhóm [33]:

- Nhóm lúa bán lùn có chiều cao < 90 cm (vùng cao), 110 cm (vùng trũng).

- Nhóm lúa trung bình có chiều cao 90- 125 cm (vùng cao), 110- 130 cm (vùng trũng).

- Nhóm lúa cao cây có chiều cao > 126 cm (vùng cao), > 130 cm (vùng trũng).

Dựa vào cách phân loại này thì có 73, 33% tổ hợp thuộc dạng bán lùn, 26,67% tổ hợp thuộc dạng trung bình.

Từ kết quả bảng 4.6 thì TH22 có chiều cao cây cao nhất (91,7 cm), TH5 (91,6 cm). Tổ hợp có chiều cao thấp nhất là TH8 (85,8 cm), TH11 (86,3 cm). Nhìn chung chiều cao cây của các tổ hợp lai đều thấp hơn so với đối chứng Bồi tạp Sơn thanh (104,8 cm) và thuộc nhóm lúa bán lùn.

Thân lúa là dạng đặc tr−ng hình thái của cây, nó đ−ợc cấu tạo bởi lóng và đốt, độ dài thân và độ dài của lóng đốt liên quan chăt chẽ tới khả năng chống đổ và tính chịu phân. Chiều dài thân chịu tác động của các dóng, chiều dài, độ cứng cho nên nó ổn định nhất trong các tính trạng số l−ợng vì nó mang đặc tính của giống rõ rệt. Thân ngắn làm tăng khả năng vận chuyển chất dinh d−ỡng tạo điều kiện cho quá trình hình thành bông và hạt. Từ số liệu bảng 4.6 thì chiều dài thân của các tổ hợp lai dao động từ 59,3 cm đến 69,1 cm và cũng ngắn hơn so với đối chứng (82,2 cm).

Bảng 4.6. Đặc điểm thân và bông của các tổ hợp lai

STT Tên tổ hợp Cao cây (cm) Cao thân (cm) Dài bông (cm) Dài cổ bông (cm) Số gié cấp 1/bông 1 TH1 88,8 ± 1,6 65,5 23,3 ± 0,1 -0,6 11,8 2 TH2 89,7 ± 0,4 67,0 22,7 ± 0,1 1,1 11,5 3 TH3 87,5 ± 0,8 65,1 22,4 ± 0,2 0,5 11,2 4 TH4 90,3 ± 1,5 66,3 24,0 ± 0,2 0,6 10,8 5 TH5 91,6 ± 3,2 69,1 22,5 ± 0,1 1,5 11,0 6 TH6 86,9 ± 2,0 61,7 25,2 ± 0,1 1,4 11,5 7 TH7 89,2 ± 2,4 63,2 26,1 ± 0,5 1,5 12,8 8 TH8 85,8 ± 1,7 60,5 25,3 ± 0,1 0,5 11,5 9 TH9 89,0 ± 2,3 63,9 26,1 ± 0,2 1,2 11,9 10 TH10 90,4 ± 2,9 64,8 25,6 ± 0,1 0,7 10,9 11 TH11 86,3 ± 3,6 60,7 25,6 ± 0,3 1,7 11,4 12 TH12 87,8 ± 1,4 61,2 26,6 ± 0,1 2,0 11,3 13 TH13 88,4 ± 1,0 64,0 24,4 ± 0,1 0,6 11,4 14 TH14 88,2 ± 3,1 65,5 22,7 ± 0,1 2,0 10,5 15 TH15 91,0 ± 1,3 68,7 22,3 ± 0,1 -0,8 11,2 16 TH16 85,8 ± 2,2 59,3 26,5 ± 0,2 0,5 11,3 17 TH17 88,0 ± 1,1 61,9 26,1 ±,0,1 0,5 11,2 18 TH18 87,4 ± 1,3 60,0 27,4 ± 0,1 1,3 11,3 19 TH19 88,6 ± 3,7 61,8 26,8 ± 0,2 1,5 10,9 20 TH20 86,6 ± 2,3 61,2 25,4 ± 0,3 3,1 10,6 21 TH21 90,2 ± 3,9 64,7 25,5 ± 0,1 0,3 10,7 22 TH22 91,7 ± 3,8 66,9 24,8 ± 0,1 0,7 10,8 23 TH23 87,0 ± 1,4 62,8 24,2 ± 0,1 -0,5 10,6 24 TH24 88,6 ± 5,0 67,3 21,3 ± 0,1 1,1 11,0 25 TH25 91,1 ± 3,6 67,1 24,0 ± 0,2 0,5 12,3 26 TH26 87,8 ± 2,0 65,3 22,5 ± 0,1 0,7 11,2 27 TH27 89,2 ± 3,9 66,9 22,3 ± 0,1 1,6 10,7 28 TH28 87,4 ± 2,0 64,0 23,4 ± 0,6 1,4 10,6 29 TH29 90,2 ± 5,9 68,2 22,0 ± 0,1 -0,7 11,3 30 TH30 88,2 ± 1,8 65,0 23,2 ± 0,5 1,3 10,5 31 BTST(ĐC) 104,8 ± 2,0 82,2 22,6 ± 0,6 1,8 9,9

4.6.2. Chiều dài bông, chiều dài cổ bông và số gié cấp 1

Chiều dài bông là tính trạng di truyền của giống và tính trạng này do tác động của nhiều gen nó phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nhiều hơn bởi trong suốt quá trình phân hoá đòng của một giống, điều kiện ngoại cảnh nh− nhiệt độ, ánh sáng, dinh d−ỡng ch−a chắc đã đồng nhất.

Chiều dài bông và số gié C1/ bông hình thành nên kích th−ớc bông. Chiều dài bông và số hạt/ bông, độ sắp xếp hạt/ bông có ý nghĩa quyết định năng suất bông, nếu bông dài, số gié cấp 1 lớn thì sẽ cho kích th−ớc bông lớn. Chiều dài bông đ−ợc tính từ đầu cổ bông đến cuối đầu bông không kể râu. Các tổ hợp lai có chiều dài bông dao động từ 21,3 đến 27,4 cm. TH18 có chiều dài bông dài nhất (27,4 cm), TH19 (26,8 cm) và tổ hợp có chiều dài bông nhỏ nhất là TH24 (21,3 cm), TH29 (22,0 cm). Nh− vậy các tổ hợp lai có chiều dài bông phần lớn dài hơn đối chứng Bồi tạp Sơn thanh (22,6 cm).

Về số gié cấp 1/ bông, tính trạng này cũng t−ơng đối ổn định và đặc tr−ng theo giống.

Ng−ời ta chia bông lúa ra làm ba dạng: - Dạng xếp chồng (compact).

- Dạng bông th−ờng (normal). - Dạng bông th−a (lax).

Theo xu thế chung hiện nay, ng−ời ta tạo bông lúa có dạng kết hợp giữa hai dạng compact và normal để bông lúa không cần thiết thật dài mà chỉ dài vừa, hạt xếp khá sít, số gié trên bông nhiều (12- 15 gié).

Từ kết quả bảng 4.6: Số gié cấp 1 dao động từ 10,5 đến 12,8 gié. Tổ hợp có số gié cấp 1/ bông nhiều nhất là TH7 (12,8 gié), TH25 (12,3 gié) và tổ hợp có số gié C1 thấp nhất là TH30 (10,5 gié). So với đối chứng thì các tổ hợp lai

Chiều dài bông cần kết hợp với cổ bông một cách hài hoà. Bông dài mà cổ bông quá dài thì rất dễ gãy. Bông dài mà cổ bông âm thì tỷ lệ lép cao, ảnh h−ởng đến năng suất.

Chiều dài cổ bông có sự biến động rất lớn, nó do đặc điểm di truyền quy định nh−ng vẫn phụ thuộc vào môi tr−ờng. Nếu gặp điều kiện bất thuận thì bông lúa không có khả năng trỗ thoát, tăng tỷ lệ hạt lép.

Theo dõi bảng 4.6 cho thấy đa số các tổ hợp đều trỗ thoát và có một số tổ hợp không trỗ thoát đó là TH1 (-0,6 cm), TH15 (-0,8 cm), TH23 (-0,5 cm), TH29 (-0,7 cm). Các tổ hợp còn lại biến động từ 0,3 đến 3,1 cm. Nh− vậy, so với chiều dài bông là có thể chấp nhận đ−ợc và nó phù hợp với xu thế chung hiện nay không cần bông lúa phải dài quá, chỉ cần hạt xếp sít và số gié/ bông nhiều.

Từ những đặc điểm về cấu trúc thân và bông cho thấy để đánh giá đ−ợc một giống lúa tốt hay xấu, khách quan phù hợp với ý muốn chủ quan của nhà chọn giống thì điều tr−ớc tiên là cần phải có nguồn vật liệu khởi đầu phong phú, sau đó dựa trên nhiều yếu tố cơ bản nh− giống lúa đó phải thấp cây, thân cứng, chiều dài bông vừa phải kết hợp với cổ bông hài hoà, chống chịu tốt với sâu bệnh, đạt năng suất cao và chín sớm.

Để đánh giá đ−ợc toàn diện một giống lúa có thực sự tốt hay xấu thì ngoài những đặc điểm về kiểu thân và bông ra, chúng tôi còn quan tâm đến các tính trạng số l−ợng có liên quan đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng các gen kháng bệnh bạc lá trong chọn tạo lúa lai hai dòng (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)