ở miền Bắc n−ớc ta, bệnh th−ờng phát sinh phát triển ở tất cả các vụ trồng lúa. Vụ chiêm xuân, bệnh th−ờng phát sinh vào tháng 3- 4, phát triển hơn vào tháng 5- 6 khi mà lúa chiêm xuân trỗ và chín, song ở vụ chiêm xuân mức độ bị bệnh th−ờng nhẹ hơn, tác hại ít hơn so với vụ mùa trừ một số giống xuân cấy muộn, nhiễm bệnh ngay từ khi lúa làm đòng thì tác hại của bệnh có thể sẽ lớn. Vụ mùa bệnh có thể phát sinh sớm vào tháng 8, khi lúa đẻ đến khi lúa làm đòng, trỗ- chín sữa với các trà lúa sớm [22].
Theo Davadath nhiệt độ tối thích cho bệnh phát triển là từ 270C- 300C, d−ới 180C và trên 37,20C bệnh bị hạn chế. Nhiệt độ tối thích cho việc lây nhiễm nhân tạo là từ 21,30C- 32,70C. Theo ông ngoài nhiệt độ đ−ợc coi là yếu
tố ảnh h−ởng đến sự sinh tr−ởng và phát triển của bệnh thì ẩm độ là nhân tố cho sự hình thành và phát triển của bệnh. Khi ẩm độ thấp đạt 60,3% đến 77,5% sẽ hạn chế sự phát triển của bệnh (dẫn theo [17]).
Theo Lê L−ơng Tề (1986): mức độ tác hại của bệnh phụ thuộc vào thời kỳ bệnh. Nếu cây lúa bị bệnh từ lúc lúa đẻ nhánh thì mức độ gây hại về sau th−ờng rất nặng, ảnh h−ởng rõ rệt đến năng suất và có thể làm giảm 41% năng suất trở lên. Nh−ng nếu cây ở thời kỳ cuối (chín sữa, chín sáp) mới bị bệnh thì mức độ hại tối đa khoảng 10% năng suất [20].
Đạm là nhân tố phát bệnh quan trọng, ảnh h−ởng của phân đạm đến bệnh bạc lá thể hiện khá rõ rệt: Nó phụ thuộc vào số l−ợng đạm và thời kỳ bón. Mizukami và Tagami (1962) thông báo đạm là yếu tố tạo khả năng phát bệnh quan trọng. Còn Prasad cho rằng đạm làm tăng tính nhiễm bệnh đối với các giống lúa nhiễm còn với giống kháng thì không ảnh h−ởng. Bón nhiều đạm còn làm mất cân đối N: P, cây tích luỹ nhiều axit amin rất thích hợp với vi khuẩn bạc lá. Khi bón phân lân theo tỷ lệ thích hợp với phân đạm sẽ làm tăng tính chống bệnh cho cây. Tỷ lệ thích hợp là N: P = 1: 1 hoặc N: P = 1/2. Ngoài ra, kali là nhân tố phòng trừ bệnh rõ rệt. Các nhà nghiên cứu về bệnh đã kết luận kali làm tăng tính chống bệnh của cây lúa [41]. Khi sử dụng phân kali trên lúa lai, nếu đ−ợc bón 100 K2O thì đối với bệnh bạc lá ch−a thấy sự khác biệt so với bón 50 K2O, nh−ng lại có tác dụng hạn chế thiệt hại của bệnh và tăng năng suất 18,5% [37].
Tr−ớc kia khi ruộng lúa bị bệnh bạc lá th−ờng đ−ợc khuyến cáo rút n−ớc và bón phân kali. Kết quả nghiên cứu trong thời gian vừa qua đã ghi nhận việc rút n−ớc và bón phân kali nh− vậy không những không có tác dụng giảm bệnh mà còn tạo điều kiện cho bệnh thêm trầm trọng. Biện pháp mới cần đ−ợc điều chỉnh là giữ n−ớc trên ruộng và ngừng bón cả phân kali để giảm tác hại của bệnh [37].