Tuy nhiên, để áp dụng một cách thuận lợi và phát huy đầy đủ những ưu điểm

Một phần của tài liệu Tiền lương và các khoản trích theo lương (Trang 28 - 29)

của hình thức này doanh nghiệp phải xây dựng được một hệ thống định mức lao động thật hợp lý, xây dựng được đơn giá tiền lương trả cho từng loại sản phẩm, từng loại công việc một cách khoa học hợp lý, xây dựng được chế độ thưởng phạt rõ ràng, xây dựng suất thưởng lũy tiễn thích hợp với từng loại sản phẩm, công việc, tổ chức quản

lý chặt chẽ việc nghiệm thu sản phẩm: đảm bảo đủ, đúng số lượng, chất lượng theo

quy định.

Thứ hai, về hệ thông thang, bảng lương và phụ cấp lương:

Trong DNNN: Hiện nay DNNN đang áp dụng 2 thang lương (Ï thang lương 6 bậc, 1 thang lương 7 bậc) chia theo 21 ngành nghề khác nhau và 26 bảng lương với

quan hệ tiền lương tối thiểu, trung bình, tối đa là I - 1,82 - 7,06. Ngoài ra còn có các

chế độ phụ cấp khu vực; đặc biệt; chức vụ; thu hút; trách nhiệm; lưu động: độc hại,

nguy hiểm; làm đêm...

Những mặt được của nó như là: bội số thang lương được mở rộng góp phần chống bình quân, tạo điều kiện trả lương đúng theo năng lực, trình độ và cống hiến

của từng người. Các chế độ phụ cấp bảo đảm được mục tiêu khuyến khích, thu hút

người lao động đến làm việc ở nơi khó khăn, bù đắp được hao phí lao động chưa tính trong tiền lương.

Song, hệ thống thang lương, bảng lương ban hành vẫn chưa dự tính hết được sự

phát triển của các ngành nghề, sự tiễn bộ của công nghệ và kỹ thuật mới của các

ngành khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường. Mức lương trong các thang lương. bảng lương chỉ chiếm 25 - 30% mức lương thực lĩnh của người lao động, đã làm mắt tác dụng của mức lương theo các thang lương, bảng lương. Mức lương này

chỉ còn g1ữ vai trò quan trọng để tính đóng. hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm V tế và thực hiện các quyền lợi khác theo pháp luật lao động quy định; Việc xác

định phụ cấp lương có sự trùng lặp về các yếu tố của chế độ phụ cấp này với các chế độ phụ cấp khác đã làm giảm tác dụng của chế độ phụ cấp.

Về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập, bên cạnh những mặt ưu điểm không

thể phủ nhận thì mặt tồn tại cần khắc phục trở nên rất bức xúc.

- Đối với DNNN, Nhà nước thống nhất quản lý chỉ phí tiền lương “đầu vào”, còn tiền lương cao hay thấp lại tuỳ thuộc vào năng suất, hiệu quả “đầu ra” của DN, nhưng trên thực tế còn nhiều DN hiệu quả “đầu ra” không chỉ hoản toàn do năng suất, mà do lợi thế ngành, hàng hoặc độc quyền đem lại. Mối quan hệ giữa cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập và cơ chế quản lý tài chính chưa chặt chế; chưa tìm ra phương thức hợp lý để găn tiền lương với nhuận lợi của các loại hình DN. Vì vậy xu hướng chung trong DNNN là tốc độ tăng tiền lương bình quân nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận bình quân.

Một phần của tài liệu Tiền lương và các khoản trích theo lương (Trang 28 - 29)