Tổng chỉ huy lực lượng bảo vệ biên giới phía Bắc

Một phần của tài liệu Tài liệu DANH TƯỚNG VIỆT NAM CỦA NG.KHẮC THUẦN - T1 (Trang 57 - 59)

- Nhà Vua mất nước khiến tôi không được đi bán thịt dê, nay vua lấy lại được nước, tôi lại được làm nghề bán thịt dê như cũ, tước lộc thế là đủ, còn mong thưởng thêm gì nữa?

a)Tổng chỉ huy lực lượng bảo vệ biên giới phía Bắc

Từ giữa năm Bính Thìn (1256), tình hình đã trở nên rất căng thẳng. Bấy giờ, nhà Tống liên tiếp thất bại trước những cuộc tấn công tàn bạo của quân Mông Cổ. Sự sụp đổ quá nhanh chóng của quốc gia Đại Lý và những thất bại thảm hại của quân đội “thiên triều” đã tác động không nhỏ đến nước ta. Những kẻ vừa yếu bóng vía, vừa nặng lòng tị hiềm đã bắt đầu tìm đường bỏ trốn khỏi đất nước. Một trong những người đầu tiên, tiếc thay, lại là con trai trưởng của Trần Liễu, anh của Trần Hưng Đạo.

“Mùa thu, tháng 7 (năm Bính Thìn, 1256 – NKT), Vũ Thành Vương là (Trần) Doãn đem cả nhà trốn sang nước Tống. Thổ quan (của nhà Tống) ở phủ Tư Minh là Hoàng Bính, bắt và đem nạp lại cho ta.

Trần Doãn là con của An Sinh Vương (tức Trần Liễu - NKT.) do bà Hiển Từ sinh hạ. An Sinh Vương vốn có hiềm khích với Nhà vua, rồi bà Hiển Từ cũng qua đời, cho nên (Trần Doãn) bị thất thế, chạy trốn sang nước Tống. Vua thưởng tiền lụa cho (Hoàng) Bính, đồng thời, hạ lệnh phòng giữ biên giới rất nghiêm ngặt”1.

Dẫu có thân sinh là người từng xung đột, đem quân đánh lại Nhà vua, dẫu có anh ruột là người đang tâm bỏ trốn khỏi đất nước và dẫu chính bản thân mình cũng đang bị không ít triều thần nghi hoặc, Trần Hưng Đạo vẫn được vua Trần lúc đó là Trần Thái Tông (1226-1258) tin cậy mà trao phó trọng trách trấn giữ vùng biên cương phía Bắc của nước nhà:

“Tháng 8 (năm Đinh Tị, 1257 - NKT), chủ trại Quy Hóa2 là Hà Khuất sai người chạy trạm về báo rằng có

sứ giả của nhà Nguyên sang. Tháng 9, (Nhà vua) xuống chiếu, ra lệnh cho các tướng tả hữu đem quân thủy và quân bộ ra ngăn giữ ở biên giới. Tất cả đặt dưới sự chỉ huy của (Trần) Quốc Tuấn. Mùa đông, tháng 11, lệnh truyền cả nước sắm vũ khí”3.

Khi nhận trọng trách này Trần Hưng Dạo chưa đầy ba mươi tuổi, nhưng, vị tướng quân còn rất trẻ ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, xứng đáng với niềm tin cậy lớn lao của triều đình và của các tướng sĩ đương thời. Toàn bộ dải biên cương trùng điệp núi rừng ở phía Bắc được kiểm soát chặt chẽ, mọi động tĩnh lớn nhỏ ở biên giới đều được thông báo về triều đình một cách kịp thời. Những thông tin phong phú và chính xác do Trần Hưng Đạo chuyển đạt về có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hoạch định kế sách chung của triều đình. Thắng lợi của cuộc kháng chiến lần thứ nhất gắn liền với công lao trấn giữ biên cương của Trần Hưng Đạo.

Tháng 12 năm 1257, từ lãnh thổ nước Đại Lý mới chiếm được, tướng Mông Cổ là Ngột-lương-hợp-thai đem gần ba vạn quân, men theo sông Hồng để ồ ạt tiến xuống phương Nam, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt. Vua Trần lúc bấy giờ là Trần Thái Tông đã tự mình làm tướng, tổng chỉ huy quân sĩ cả

nước, tiến lên vùng Bình Lệ Nguyên4 để đón đánh giặc. Trần Hưng Đạo là một trong những vị dũng tướng

đã sát cánh chiến đấu bên cạnh Nhà vua và đã có công gây cho đội quân của Ngột-lương-hợp-thai những thiệt hại không nhỏ. Đây chính là một trong những cơ sở quan trọng để sau này triều Trần trao quyền tổng chỉ huy quân đội cho Trần Hưng Đạo trong các cuộc chiến tranh lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288)

Sơ đồ diễn biến của cuộc chiến tranh lần thứ nhất (1257).

Một phần của tài liệu Tài liệu DANH TƯỚNG VIỆT NAM CỦA NG.KHẮC THUẦN - T1 (Trang 57 - 59)