Sự bền vững của trạng thái biệt hóa và di truyền siêu gen

Một phần của tài liệu giáo trình thực vật (Trang 77 - 79)

Như ta đã biết, trong cơ thể có hàng trăm loại tế bào khác nhau phát triển từ một tế bào hợp tử. Khi các tế bào đã biệt hóa thì trạng thái biệt hóa này được duy trì lâu dài. Ví dụ tế bào thần kinh xuất hiện ở giai đoạn phát triển phôi sớm và các tế bào thần kinh giữ nguyên gần như không đổi trong suốt cuộc đời. Một ví dụ khác là các tế bào gan. Gan cũng biệt hóa như là một cơ quan ngay từ giai đoạn rất sớm. Chúng đã trải qua nhiều lần phân chia nhưng chúng vẫn là những tế bào gan.

Khi so sánh các tế bào đã biệt hóa khác nhau của cơ thể, người ta thấy mỗi loại tế bào đều có các sản phẩm protein đặc trưng (sản phẩm hoạt động gen) mà các tế bào khác không có. Như vậy, mỗi loại tế bào có một trạng thái hoạt động gen đặc trưng, trạng thái hoạt động gen đó rất ổn định và

được truyền từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác. Rõ ràng ở đây tồn tại một dạng di truyền khác gọi là di truyền siêu gen.

Có hai nhóm giả thuyết về di truyền siêu gen: nhóm giả thuyết thứ nhất nhấn mạnh vai trò của các chất chuyển hóa và nhóm giả thuyết thứ hai nhấn mạnh vai trò của các biến đổi của các cấu trúc ADN.

Nhóm các giả thuyết chuyển hóa cho rằng bản chất sựổn định của biệt hóa là do tồn tại các chất chuyển hóa hoạt hóa một nhóm gen. Chất đó có thể là ARN hoặc protein. Theo giả thuyết này, trong tế bào xuất hiện một vòng kín: ARN thông tin phiên từ gen đặc biệt, ARN thông tin dịch ra protein, protein này hoạt hóa gen của chính nó và tất cả các gen đặc trưng cho kiểu biệt hóa này.

Nhóm giả thuyết về biến đổi cấu trúc ADN giả định rằng những biến đổi về cấu trúc của vật chất di truyền và những biến đổi này duy trì được qua tái bản và có thể truyền qua một loạt thế hệ tế bào. Những biến đổi của vật chất di truyền có thể là những biến đổi về cấu trúc bậc một hoặc là những biến đổi qua methyl hóa.

Trong cơ chế cấu trúc của di truyền siêu gen người ta cũng cho rằng những thay đổi về độ xoắn của các sợi ADN, về các cấu trúc khác nhau của nucleoxom, về sự sắp xếp khác nhau của ADN trong thể nhiễm sắc. Tuy nhiên hiện nay, các giả thuyết nói trên đều chưa được chứng minh một cách chắc chắn.

Tài liệu tham khảoI. Tài liệu tiếng Việt I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Tường Anh. 1996. Sinh học đại cương - Sự đa dạng, sự sinh sản và phát triển của động vật. NXB Đại học Khoa học tự nhiên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Charles W. B. 1978. Phôi sinh học hiện đại. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 3. Nguyễn Mộng Hùng. 1993. Bài giảng Sinh học phát triển. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

4. Mai Văn Hưng. 2003. Sinh học phát triển cá thể động vật. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu giáo trình thực vật (Trang 77 - 79)