Sự tạo phôi vị

Một phần của tài liệu giáo trình thực vật (Trang 38)

IV. Sự trinh sinh

Sự tạo phôi vị

Trong sự phân cắt, trứng thụ tinh phân chia ra hàng trăm hay hàng ngàn tế bào tạo thành một khối cầu chứa đầy chất dịch là phôi nang. Để trở thành một sinh vật có đầy đủ các chức năng, phôi phải sắp xếp lại các tế bào phôi nang theo một sơ đồ cơ thể đặc trưng cho loài. Thời kỳ đầu tiên của quá trình này là sự tạo phôi vị. Sự phôi vị hóa biến đổi phôi nang hình cầu thành một cấu trúc phức tạp gồm có ba lớp tế bào. Lớp ngoài cùng tiếp xúc trực tiếp với môi trường là ngoại bì (lá phôi thứ nhất). Ở phần lớn sinh vật nó cho ra biểu bì và hệ thần kinh. Lớp tế bào bên trong là nội bì (lá phôi thứ hai) tạo thành ruột nguyên thủy. Nhiều cấu trúc đa bào phát triển từ lớp tế bào ở giữa là trung bì (lá phôi giữa).

Đặc trưng của phôi vị sớm là hình thành phôi khẩu là một lỗ trên phôi mà từ đó các tế bào di chuyển vào bên trong để tạo thành nội bì và trung bì. Sự phát triển của phôi khẩu về sau được dùng làm cơ sở để phân loại thành hai nhóm động vật. Những động vât có phôi khẩu hình thành lỗ miệng, còn lỗ hậu môn xuất hiện sau ở vị trí đối diện với phôi khẩu là những Động vật có miệng sinh trước (Động vật có miệng nguyên sinh - Protostomia). Những động vật có phôi khẩu cho ra lỗ hậu môn trước khi hình thành lỗ miệng ở vị trí đối diện là những Động vật có miệng sinh sau (Động vật có miệng thứ sinh - Deuterostomia). Động vật có miệng thứ sinh bao gồm động vật có xương sống và da gai, Động vật có miệng sinh trước là những loài động vật khác. Động vật có miệng thứ sinh và Động vật có miêng nguyên sinh khác nhau về sự chuyển động tế bào và hình thành các lá phôi.

Một phần của tài liệu giáo trình thực vật (Trang 38)