Lý thuyết về tế bào gốc trong phát triển

Một phần của tài liệu giáo trình thực vật (Trang 77)

Trong cơ thể con vật trưởng thành có một số loại tế bào hoàn toàn không phân chia, ví dụ như tế bào thần kinh. Một số khác thì luôn luôn tạo ra các tế bào mới để thay thể cho những tế bào bị già và chết như tế bào biểu bì hoặc tế bào máu... Việc duy trì tính ổn định số lượng các tế bào này là do sự phân chia các tế bào ít biệt hóa luôn có trong mô. Từ các tế bào này chúng sẽ phân chia cho ra nhiều thế hệ khác nhau. Do đó tế bào này được gọi là tế bào gốc. Ví dụ như biểu bì: Các tế bào gốc luôn luôn nằm ở lớp đáy. Một tế bào gốc phân chia vài lần và tạo một nhóm từ tám đến mười tế bào. Một trong số tế bào này vẫn ở lại ở lớp đáy và vẫn là tế bào gốc, các tế bào khác chuyển dần lên phía trên, tích lũy keratin và hóa sừng.

Người ta có thể sử dụng các tế bào gốc để tạo ra một loạt các tế bào khác qua nhiều lần phân chia. Ví dụ có thể lấy tế bào tủy xương làm tế bào gốc để tạo ra các loại tế bào máu khác nhau ở chuột. Ngày nay, người ta đã tìm ra một số phương pháp để dự đoạn khá chính xác số tế bào gốc đầu tiên, khi chúng được quyết định theo một hướng xác định. Ví dụ như để hình thành tế bào máu.

Có thể nuôi in vitro các phôi động vật có vú ở giai đoạn phân cắt. Sau khi tiêu hủy màng sáng bao quanh phôi có thể hỗn hợp hai, ba phôi làm một. Từ khối tế bào hỗn hợp này sẽ phát triển thành một phôi và sau khi đưa vào tử cung sẽ phát triển thành một con chuột hỗn hợp. Những cơ thể như vậy được gọi là những cơ thể khảm hay Chimera. Ví dụ: ghép phôi của dòng chuột trắng với phôi của dòng chuột đen thì sẽ thu được một con chuột vằn, có các vạch đen trắng luân phiên nhau từ đầu tới đuôi. Người ta có thể giải thích hiện tượng này là do ở giai đoạn quyết định tạo màu sắc, có 34 tế bào gốc phân bố cách đều nhau dọc theo chiều dài cơ thể. Mỗi tế bào phát triển cho một màu vạch đặc trưng của chuột khảm.

Một phần của tài liệu giáo trình thực vật (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)