Tạo phôi vị ở chim

Một phần của tài liệu giáo trình thực vật (Trang 43 - 45)

Lúc trứng được đẻ ra, phôi bì đang chuẩn bị bước vào tạo phôi vị hoặc quá trình tạo phôi vị đã bắt đầu. Ở gà, phôi vị diễn ra rất lâu và chỉ kết thúc vào cuối ngày thứ hai. Đầu tiên xẩy ra sự tách lớp giữa lá phôi trong và lá phôi ngoài gần phía sau vùng rìa. Đồng thời xảy ra sự tạo trung bì từ lá phôi ngoài qua dải nguyên thủy. Nội bì và trung bì lan ra ngoại vi của đĩa phôi. Bên dưới khu vực dày ở rìa sau của vùng sáng có nhiều lớp tế bào, lớp dưới gồm những tế bào lớn lúc đầu còn rời rạc và chứa đầy noãn hoàng. Lớp tế bào này tách khỏi lớp trên bằng cách tách lớp. Gần với giới hạn phía sau, giữa vùng sáng và vùng mờ có một vùng tương đối nhỏ nhưng có đặc điểm tăng sinh cao và mật độ tế bào lớn gọi là trung tâm tăng trưởng. Trung tâm này bắt đầu những chuyển động tế bào phức tạp, có liên quan tới việc tạo lá phôi trong. Các tế bào di cư theo kiểu phóng xạ từ trung tâm này và cuối cùng tạo nên một lớp lá phôi trong liên tục ra ngoại vi vùng sáng.

Những chuyển động như thếở lớp trong có thể thấy ở các giai đoạn của sự tạo dãi nguyên thủy. Tuy nhiên khi dãi nguyên thủy hình thành hoàn toàn, các tế bào di chuyển mạnh và nhanh sang hai bên và về phía sau. Kết quả của những chuyển động tế bào lớp trong ở giai đoạn phôi vị sớm ngoài việc tạo lá

phôi trong liên tục, còn thiết lập trục nguyên thủy rõ rệt của phôi và sự đối xứng hai bên của đĩa phôi.

Trong lúc lá phôi trong xếp chặt lại và lan ra ngoại vi của đĩa phôi, lá phôi ngoài ở khu vực sau vùng sáng cũng dày lên tạo dải nguyên thủy. Mút trước của dải nguyên thủy nằm trong vùng sáng có tên là nút Hensen. (H 6.5). Trục của dải nguyên thủy trùng với trục của đĩa phôi.

Hình 6.4 Phôi vị chim (Theo K. Kalthoff, 1996)

(a)Ct ngang khong 1/3 (b)Ct ngang gia

1,6.Nút Hensen 2,8,18.Dãi nguyên thy 3,9,16.Bì phôi 4.Các tế bào di cư 5,15.Phôi bì dưới 7.Hõm nguyên thy

10,13.Ni bì 11.Trung bì

trc 12.Noãn hoàng 14.Trung

bì bên 17.Nếp nguyên thy Hình 6.5 Đĩa phôi bì trứng gà (Theo W. B. Charles, 1978) 1.Vùng sáng 2.Màng noãn hoàng 3.Vùng m 4.Noãn hoàng

Dải nguyên thủy trở nên hẹp hơn và dọc theo giữa nó xuất hiện rãnh nguyên thủy. Sự tạo dải nguyên thủy có thể so sánh với sự tạo các môi bên của phôi khẩu khi tạo phôi vị ở lưỡng cư. Trong phát triển của phôi gà, nút Hensen tương ứng với môi lưng của phôi khẩu của lưỡng cư, nơi xẩy ra sự lộn vào của dây sống và trung bì trục. Quá trình này diễn ra bằng cách như sau: phía trước nút có một lưỡi tế bào lộn vào dưới ngoại bì và hướng về phía trước gọi là chồi đầu. Dây sống tạo nên ở đây và hai bên dây sống là trung bì trục.

Một phần của tài liệu giáo trình thực vật (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)