nước. ĐCSĐD đã kịp thời chuyển hướng đấu tranh, tích cực chuẩn bị về mọi mặt. Giữa tháng 8/1945 khi thời cơ đến, Đảng đã lãnh đạo nhân dân cả nước khởi nghĩa giành chính quyền. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
3. Tổ chức dạy học:
Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức
- GV: Trong giai đoạn 1939 - 1945 tình hình chính trị Việt Nam chịu tác động rất mạnh bởi vì tình hình thế giới và nước Pháp.
(?) Những sự kiện nào của lịch sử thế giới và nước Pháp có tác động đến Việt Nam?
- HS trả lời.
- GV: Khi Nhật vào Đông Dương, Nhật - Pháp đã câu kết với nhau cùng thống trị nhân dân ta song đó chỉ là sự hòa hoãn tạm thời.
(?) Tại sao Pháp và Nhật lại hòa hoãn câu kết với nhau mà ngay từ đầu không lật đổ nhau? - HS: Pháp đã hàng Đức, cả thế và lực đều suy yếu nên đã san sẻ quyền lợi cho Nhật ở Đông Dương. Còn Nhật vì không đủ quân số rải khắp Đông Dương nên tạm hòa hãn với Pháp, lợi dụng bộ máy có sẵn của Pháp để vơ vét, bóc lột.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK về những chính sách kinh tế của Pháp, Nhật và hậu quả của những chính sách ấy.
(?) Những chính sách vơ vét, bóc lột Nhật - Pháp đã gây nên hậu quả gì ?
- HS trả lời.
(?) Tình hình nổi bật của nước ta khi chiến tranh thế giới bùng nổ là gì? Tình hình đó đặt ra yêu cầu mới gì ?
- HS khái quát trả lời.
- GV chốt ý: Khi chiến tranh thế giới bùng nổ,
I. Tình hình Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 1939 - 1945
1. Tình hình chính trị
- 9/1939 CTTG II bùng nổ. - 3/9/1939 Pháp tham chiến. - 6/1940 Pháp đầu hàng Đức.
=> Chính sách của Pháp ở Đông Dương thay đổi: + Tăng cường đàn áp CM.
+ Bóc lột thuộc địa.
- 9/1940 Nhật vào Việt Nam.
- Đầu 1935, Nhật thất bại ở Mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương => 3/9 Nhật đảo chính, lật đổ Pháp.
2. Tình hình kinh tế - xã hội
- Pháp: thi hành chính sách KT chỉ huy, ra lệnh tổng động viên => vơ vét thuộc địa.
- Nhật: + Buộc Pháp cung cấp nguyên liệu, lương thực, tiền cho Nhật.
+ Đầu tư khai thác.
+ Bắt nhân dân nhổ lúa, trồng đay, thầu dầu. - Hệ quả:
+ ND lâm vào tình cảnh “một cổ hai tròng”. + Cuối 1944, đầu 1945: 2 triệu người chết đói. + Kinh tế Việt Nam kiệt quệ.
=> Mâu thuẫn dân tộc lên cao.