Hoàng đế Quang Trung (1788-1792)

Một phần của tài liệu Bài giảng Dac diem co ban Lich su VN (Trang 64 - 66)

Hoàng đế Quang Trung tên huý là Nguyễn Huệ (tức Hồ Thơm), sinh nǎm Quý Dậu - 1752. Nguyễn Huệ có nhiều đặc điểm: tóc quǎn, da sần, tiếng nói sang sảng như chuông, cặp mắt sáng và tinh anh.

Nguyễn Huệ là trụ cột của nghĩa quân Tây Sơn, đã góp nhiều công lao to lớn, đập tan chúa

Nguyễn ở Đàng Trong, được vua Tây Sơn phong cho làm Long nhương Tướng quân và được trao quyền cầm quân đánh đông dẹp bắc, là vị tướng có tài hành quân chớp nhoáng, đánh đâu được đấy, bách chiến bách thắng.

Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc lật nhào chúa Trịnh chuyên quyền, tôn phò nhà Lê.

Sau khi vua Lê Hiển Tông tiếp kiến Nguyễn Huệ ở điện Vạn Thọ, nhà vua đã phong cho Nguyễn Huệ làm Nguyên suý Dực chính phù vận Uy quốc công. Với sự sắp xếp khéo léo của Nguyễn Hữu Chỉnh, vua Lê Hiển Tông đã gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ.

Tháng 7/1786, một đêm mưa to gió lớn, kinh đô Thǎng Long ngập hàng thước nước, vua Lê Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi.

Công chúa Ngọc Hân khi được chồng hỏi nên lập ai lên ngôi báu, đã nghiêng về Lê Duy Cận. Nghe lời vợ, Nguyễn Huệ muốn hoãn lễ đǎng quang của Lê Duy Kỳ. Cả triều đình xao xuyến ngờ vực. Các tôn thất nhà Lê cho rằng Ngọc Hân cố tình làm lỡ việc lớn của triều đình và bảo sẽ từ mặt công chúa. Ngọc Hân sợ, vội nói với Nguyễn Huệ thu xếp cho Lê Duy Kỳ lên ngôi vua. Ít lâu sau, Nguyễn Huệ đem công chúa Ngọc Hân cùng Nguyễn Nhạc rút quân về Nam.

Tháng 4/1788. Lê Chiêu Thống đã bỏ kinh đô chạy ra ngoài, Bắc bình vương Nguyễn Huệ phải đem quân ra Bắc lần thứ 2 dẹp loạn. ông đã tổ chức lại hệ thống cai trị ở Bắc Hà, đưa các danh sĩ có tên tuổi như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích ra đảm đương công việc.

Sau khi đã lập Sùng nhượng công Lê Duy Cận làm Giám quốc, Nguyễn Huệ lại rút quân về Phú Xuân.

Cuối nǎm 1788, Lê Chiêu Thống đưa đường cho đội quân xâm lược Mãn Thanh về chiếm đóng kinh đô Thǎng Long.

Đại tư mã Ngô Vǎn Sở đã bàn với Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích và các mưu thần khác, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn chờ lệnh.

Nghe tin cấp báo, ngay ngày hôm sau, 25 tháng 11 nǎm Mậu Thân (22/12/1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Chiều ý các tướng và để sáng tỏ danh nghĩa với cả nước, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế niên hiệu Quang Trung.

Ngày 29 tháng 11 nǎm Mậu Thân (26/12/1788), đại binh của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày, tuyển thêm hàng vạn trai tráng Nghệ An vào nghĩa quân Tây Sơn, nâng quân số lên 10 vạn, với đội tượng binh 200 voi chiến. Nguyễn Huệ tổ chức 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Những binh sĩ mới tuyển ở Nghệ An, chưa quen chiến trận, chưa qua thao luyện được đặt vào đạo trung quân do chính hoàng đế trực tiếp chỉ huy.

Hoàng đế Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh.

Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung cưỡi voi thúc quân tiến ra Bắc Hà.

Ngày 20 tháng Chạp nǎm Mậu Thân (15/1/1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp, Ninh Bình.

Trước khi bước vào chiến dịch, vua Quang Trung nói với quan quân rằng:

- Nay ta tới đây thân đốc việc binh, chiến thư ra sao đã có phương lược sẵn. Chỉ nội mười ngày nữa, thế nào cũng quét sạch giặc Thanh. Song ta nghĩ: nước Thanh lớn hơn nước ta gấp 10 lần, Thanh bị thua tất hổ thẹn, chắc phải tìm cách rửa hờn. Nếu cứ để binh lửa kéo dài mãi, thật không phải là phúc cho trǎm họ, lòng ta không nỡ! Nên chi, sau khi thắng, ta nên khéo đường từ lệnh thì mới dập tắt được ngọn lửa chiến tranh, việc từ lệnh đó ta giao cho Ngô Thì Nhậm.

Đúng như dự kiến và lời hứa hẹn của vị tổng chỉ huy, với tài dùng binh táo bạo, thần tốc, ngày 5 tháng Giêng nǎm Kỷ Dậu - 1789, đội quân bách chiến bách thắng của hoàng đế Quang Trung đã đánh tan 29 vạn quân Mãn Thanh, tiêu biểu là trận Ngọc Hồi - Đống Đa do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, tiến vào giải phóng Thǎng Long.

Sau chiến thắng Đống Đa, Nguyễn Huệ vội trở lại Phú Xuân để lo việc diệt Nguyễn Ánh, trao lại binh quyền cho Ngô Vǎn Sở và Ngô Thì Nhậm.

Theo phương lược ngoại giao đã được Quang Trung vạch sẵn, với tài ngoại giao khéo léo của Ngô Thì Nhậm, nước ta đã bình thường được mối bang giao với nhà Thanh, buộc sứ Thanh phải vào tận Phú Xuân để phong vương cho Nguyễn Huệ; rồi hoàng đế Quang Trung giả đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ 80 tuổi của vua Càn Long nhà Thanh.

Nǎm 1792, sau khi gửi thư đến vua nhà Thanh xin được sánh duyên cùng một nàng công chúa bắc quốc và xin hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây làm đất đóng đô, vua Quang Trung đã sai đô đốc Vũ Vǎn Dũng làm chánh sứ sang triều kiến vua Càn Long. Vua Càn Long đã chuẩn tấu gả công chúa khuê các sang đẹp duyên cùng quốc vương nước Nam và tỉnh Quảng Tây được hứa sẽ nhường cho quốc vương phò mã đóng đô.

Giữa lúc đoàn sứ bộ đang mừng vui vì sắp hoàn thành sứ mệnh được giao, thì nhận tin sét đánh: vua Quang Trung đã từ trần. Mọi việc đều bị gác lại. Vũ Vǎn Dũng đành ôm hận trở về nước. Một buổi chiều đầu thu nǎm 1792, vua Quang Trung đang ngồi làm việc, bỗng hoa mắt, tối sầm mặt mũi, mê man bất tỉnh. Người xưa gọi là chứng "huyễn vận", còn ngày nay y học gọi là tai biến mạch máu não. Khi tỉnh dậy, nhà vua cho triệu trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu về triều bàn việc thiên đô ra Nghệ An. Nhưng việc chưa quyết xong thì bệnh tình nhà vua đã nguy kịch. Trước khi mất, nhà vua đã cǎn dặn Trần Quang Diệu và các quần thần.

- Ta mở mang bờ cõi, khai thác đất đai, có cả cõi Nam này. Nay đau ốm, tất không khỏi được. Thái tử (Nguyễn Quang Toản) tư chất hơi cao, nhưng tuổi còn nhỏ. Ngoài thì có quân Gia Định

(Nguyễn Ánh) là quốc thù, mà Thái Đức (Nguyễn Nhạc) thì tuổi già, ham dật lạc, cầu yên tạm bợ, không toan tính cái lo về sau. Khi ta chết rồi, nội trong một tháng phải chôn cất, việc tang làm lao thảo thôi. Lũ ngươi nên hợp sức mà giúp Thái tử sớm thiên đô về Vĩnh Đô (Vinh ngày nay) để khống chế thiên hạ. Bằng không quân Gia Định kéo đến thì các ngươi không có chỗ chôn đâu!

Ngày 29 tháng 7 nǎm Nhâm Tý - 1792 vào khoảng 11 giờ đêm, Quang Trung Nguyễn Huệ từ trần, ở ngôi được 4 nǎm, thọ 41 tuổi. Biết bao dự kiến to lớn của người anh hùng kiệt xuất của dân tộc chưa thực hiện được!

Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi vua cha.

Một phần của tài liệu Bài giảng Dac diem co ban Lich su VN (Trang 64 - 66)