Nhà nước và chính quyền Đại Cồ Việt

Một phần của tài liệu Bài giảng Dac diem co ban Lich su VN (Trang 32)

Kế tục triều Ngô, nhà nước Đại Cô Việt thời Đinh - Tiền Lê về cơ bản là một nhà nước võ trị. Các vua (Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành) đều xuất thân là những tướng lĩnh quen trận mạc, là tổng chỉ huy tối cao quân đội, nắm giữ mọi quyền hành. Hệ thống quan lại phần lớn là các quan võ. Thời Lê Hoàn có các chức Đại tổng quản, Thái uý, Điện tiền chỉ huy sứ... .

Quân đội Đại Cồ Việt là một quân đội đông và mạnh. Theo sử cũ, quân đội thời Đinh có tới 1 triệu người (?), chia thành 10 đạo, bên dưới có các loại quân, lữ, tốt, ngũ. Quân sĩ đều đội mũ da, gọi là mũ " tứ phương bình đính". Coi giữ kinh thành là lực lượng Cấm quân và quân tứ sương. Thời Lê Hoàn có tới 3000 cấm quân, trán khắc chữ "Thiên tử quân", đội mũ đâu mâu. Vũ khí có cung nỏ, mộc bài, giáo mác. Lực lượng thuyền chiến mạnh đã đánh thắng quân Tống và Champa. Các vua Đinh - Tiền Lê đều dùng quân đội trấn áp các vụ phản loạn trong nước.

Dưới chế độ võ trị, luật pháp thời Đinh - Tiền Lê còn nghiêm khắc và tuỳ tiện, dựa theo ý muốn của nhà vua. Đinh Bộ Lĩnh đặt vạc dầu và cũi hổ ở sân triều để trừng phạt phạm nhân. Lê Hoàn hay xử phạt đánh roi những ai làm phật ý mình. Lê Long Đĩnh lấy việc giết người làm trò vui. Trên lý thuyết, để khẳng định uy thế, các vua Đinh - Tiền Lê đã xây dựng bộ máy triều nghi của mình theo mô hình nhà Tống. Đinh Tiên Hoàng và Lê Hoàn đều lập cho mình 5 hoàng hậu, đặt ngôi Thái tử, cử các hoàng tử đi trấn trị các địa phương. Đất nước thời Đinh chia làm 10 đạo, Lê Hoàn đổi thành lộ.

Trên thực tế, bộ máy triều đình và quan lại còn rất sơ sài. Khi gặp sứ Tống, Lê Hoàn còn đang đi chân đất, cầm xiên lội nước xiên cá, vào triều lại chơi trò đọ tay với quần thần. Đó chưa phải là một nhà nước quy củ theo chế độ phong kiến.

Một phần của tài liệu Bài giảng Dac diem co ban Lich su VN (Trang 32)