Đăng ký thương hiệu ở trong nước và nước ngoài.

Một phần của tài liệu Luận văn về vấn đề thương hiệu (Trang 102 - 104)

II. NHÓM CÁC GIẢI PHÁP VI MÔ.

2. Tích cực xây dựng và thực hiện chiến lược xây dựng, bảo vệ thương hiệu.

2.2. Đăng ký thương hiệu ở trong nước và nước ngoài.

Để được pháp luật bảo hộ tránh những rủi ro bị xâm phạm thương hiệu như trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam phải đăng ký thương hiệu ở trong nước và đặc biệt ở nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, đăng

ký thương hiệu tại thị trường nước ngoài mang ý nghĩa sống còn. Việc đăng ký

không vì lợi ích trước mắt cho các doanh nghiệp: có thể bán hàng trực tiếp cho

doanh nghiệp nước ngoài không cần tốn kém chi phí trung gian, không bị các công ty nước ngoài lấy nhãn mác của họ đặt tên cho sản phẩm của mình, không bị dìm giá trên thị trường vì sản phẩm không có nhãn mác,...mà còn là lợi ích về

lâu dài: tạo nên một thương hiệu uy tín, chất lượng.

Doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ SHCN ở đâu

cho hợp lý và có lợi nhất, không đăng ký bừa bãi ở các thị trường mình không thể vươn tới, vì như thế cũng sẽ rất tốn kém, lãng phí...

Trước khi đăng ký thương hiệu, doanh nghiệp cần xác định thị trường

của mình để tìm hiểu luật sở hữu của nước đó. Doanh nghiệp cần tìm hiểu quốc

gia cần đăng ký thương hiệu nằm trong hệ thống SHTT nào để doanh nghiệp có

thể tham gia đăng ký theo hệ thống đó.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng không thể bỏ qua việc đăng ký tên miền trên Internet. Internet đang trở thành thế mạnh trong giao thương quốc tế, trong đó có việc tiếp thị. Một địa chỉ tên miền ngắn gọn, thông dụng dễ truy cập là điểm thuận lợi để doanh nghiệp đưa hình ảnh, thông tin của mình đến với người tiêu dùng, vì thế đây là việc cần làm ngay từ bây giờ.

Một hình thức mới là thị trường điện tử ( e- market). Các doanh nghiệp nên đăng ký vào e – market để trình bày về mình, về sản phẩm của mình. Lợi thế

của nó là thu hút được sự quan tâm của người truy cập vào đúng trang web cần

tìm thay vì phải chọn lựa giưã muôn vàn website cùng ngành hàng khi họ tìm kiếm. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần quan tâm đến tính chuyên nghiệp của

mình. Khi người mua mất công tìm công tìm đến trang web của doanh nghiệp thì họ kỳ vọng doanh nghiệp cần trả lời trong 24 – 28 giờ.

Thay vì mở văn phòng đại diện ở nước ngoài để quảng bá thương hiệu

(chi phí khá cao), các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở một văn phòng vệ tinh

(trade show) cung cấp các thông tin về sản phẩm, hình ảnh, thông tin về doanh

nghiệp và là đại diện tiếp thị, nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm mới

cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn về vấn đề thương hiệu (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)