Hình thức xử lý qúa nhẹ, chưa nghiêm chỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn về vấn đề thương hiệu (Trang 65 - 66)

II NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI 1.Trong nước:

1.2.3 Hình thức xử lý qúa nhẹ, chưa nghiêm chỉnh.

Pháp luật SHCN còn nhiều quy định chồng chéo, không rõ ràng như thế,

nên công tác thực thi chưa hiệu quả. Ta còn thiếu các văn bản thực thi quyền

SHCN cho từng lĩnh vực. Việc xử lý các trường hợp vi phạm vẫn tồn tại nhiều

bấp cập. Bà Nguyễn Thị Phi Nga-phó trưởng phòng tranh tụng về hợp đồng Lixăng (Công ty Phạm và liên danh) cho rằng, các biện pháp xử lý như phạt cảnh

cáo, phạt 5 triệu đồng, nặng thì 10 triệu đồng là quá nhẹ so với lợi nhuận mà các

cơ sở vi phạm thu được từ hoạt động này. Khi có sự xâm phạm , thì chỗ dựa duy

nhất, nơi đầu tiên doanh nghiệp phải nghĩ đến là Cục SHCN, để nhờ nơi đây can

thiệp. Thế nhưng chuyện “nhờ vả” xem ra hơi rắc rối. Doanh nghiệp bị xâm

phạm thương hiệu phải thông qua một công ty SHCN nào đó làm đại diện cho

mình để theo đuổi vụ việc (đương nhiên là tốn tiền). Còn bản thân Cục SHCN

chỉ ra một văn bản chung chung “...nếu nội dung nêu trong đơn khiếu nại của

tiêu thụ (...) mang thành phần (...) nêu trên mà không được phép của chủ sở hữu

là hành vi xâm phạm quyền sở hữu được quy định tại điều 805 Bộ Luật Dân sự. Để tránh các hậu quả pháp lý do hành vi xâm phạm bản quyền gây ra, Cục SHCN đề quý nghị công ty chấm dứt hàng vi xâm phạm nêu trên”. Với một văn

bản chung chung như thế sẽ không khó để lý giải tình trạng xâm phạm thương

hiệu ngày càng tăng.

Về phía doanh nghiệp nạn nhân, để đeo đuổi vụ việc thì phải... bỏ tiền ra

thêm. Cụ thể như một văn bản về kế hoạch và chi phí dự kiến cho việc xử lý vi

phạm nhãn hiệu hàng hoá do một công ty SHCN đưa ra thì có nhiều khoản phải

chi tiền triệu. Chưa cần nói những khoản chi trên có hợp lý hay không bởi dù sao nó cũng trên giấy trắng mực đen. Nhiều doanh nghiệp nạn nhân cho biết họ còn phải mất nhiều khoản chi khác như bay ra, bay vào Sài Gòn-Hà Nội, gõ cửa các nơi và kết quả cuối cùng thường là...hoà giải đôi bên, coi như chín bỏ làm mười.

Trong kiểm tra, xử lý hành vi buôn bán hàng nhập lậu, hành vi kinh doanh trái pháp luật các cơ quan hữu trách thường bỏ qua không xử lý hành vi vi phạm về SHCN. Cụ thể khi kiểm tra phát hiện hàng nhập lậu, buôn bán, vận

chuyển hàng lậu...mà không xử lý vi phạm về các lĩnh vực SHCN.

Hơn nữa, chúng ta chưa có chế tài quy định về đền bù chi phí tiến hành các biện pháp xử lý vi phạm quyền SHCN, nên các doanh nghiệp bị vi phạm chưa yên tâm đầu tư thu thu thập căn cứ, vì chi phí cho khoản đấy cũng tốn kém đáng kể.

Một phần của tài liệu Luận văn về vấn đề thương hiệu (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)