Nâng cao nhận thức về thương hiệu.

Một phần của tài liệu Luận văn về vấn đề thương hiệu (Trang 96 - 97)

II. NHÓM CÁC GIẢI PHÁP VI MÔ.

1. Nâng cao nhận thức về thương hiệu.

Qua phần thực trạng của đề tài, có thể thấy rõ mấu chốt của vấn đề nằm ở các doanh nghiệp. Họ chưa thực sự nhận thức được vai trò, sự cấp thiết phải

xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Vậy để giải quyết tình trạng bức xúc hiện nay

về vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu, trước hết phải đi từ việc nâng cao

nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề này. Mỗi thành viên trong doanh nghiệp

phải được trang bị những kiến thức cơ bản về thương hiệu, vai trò, vị trí không

thể thiếu của thương hiệu, những kỹ năng thực hành cơ bản về xây dựng và quảng bá thương hiệu...

Cần đặt kế hoạch nâng cao nhận thức về thương hiệu cho các nhân viên trong kế hoạch chung về đào tạo nhân lực của doanh nghiệp. Việc đào tạo phải được lập kế hoạch lâu dài, bài bản chứ không như thực tế thường thấy ở các

doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là sử dụng việc đào tạo như một phương thuốc

giải quyết những vướng mắc tạm thời của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp Việt Nam nên tham khảo cách đào tạo của các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp lớn cũng nên tổ chức cho mình một trung tâm đào tạo như các tập đoàn đa quốc gia.

Mục đích phải đạt được là mỗi nhân viên phải ý thức rõ rằng trên thương trường, thương hiệu đối với hàng hoá hay dịch vụ của mình cũng mật thiết “như

môi với răng”, cần phải được lưu tâm đầu tư và bảo vệ như nhau.

Cũng cần nhận thức đúng giá trị to lớn của loại tài sản vô hình này và áp dụng những phương pháp để xác định giá trị đó. Từ đó đặt giá trị thương hiệu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Nếu xác định được giá trị, thương hiệu có

thể trở thành tài sản thế chấp để vay vốn đầu tư phát triển kinh doanh. Việc vốn hoá thương hiệu có tác động tích cực đến tỷ lệ nợ/vốn của doanh nghiệp, nâng

cao khả năng thanh toán nợ. Bên cạnh đó, xác định giá trị thương hiệu còn giúp phân bổ ngân sách marketing một cách hợp lý cho từng thương hiệu cụ thể. Xác

định giá trị thương hiệu cũng làm cho việc điều tra về tính độc quyền được rõ ràng.

Doanh nghiệp có thể dựa vào những cơ sở chính sau để định giá thương

hiệu: chi phí, thị trường, yếu tố kinh doanh và thiết lập công thức lý thuyết.

Những cơ sở này có quan hệ mật thiết với nhau và cần xem xét đồng bộ thì giá trị thương hiệu mới được xác định chính xác. Khi doanh nghiệp nhận thức rõ gía trị của thương hiệu thì trong chiến lược kinh doanh sẽ có quyết sách đúng đắn

xây dựng thương hiệu cho từng loại sản phẩm cũng như nỗ lực bảo vệ nó.

Một phần của tài liệu Luận văn về vấn đề thương hiệu (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)